Bài toán khó tìm lời giải

Dự kiến trong năm 2010, chính sách của Nhà nước dành cho các nghệ nhân dân gian sẽ chính thức được soạn thảo và ban hành.

Dự kiến trongnăm 2010, chính sách của Nhà nước dành cho các nghệ nhân dân gian sẽ chính thứcđược soạn thảo và ban hành.

Thế nhưng cho đến nay, chế độ đãi ngộ như thế nàovới những người được xem là “báu vật nhân văn sống” này vẫn còn nhiều băn khoăn,trăn trở.

Dấu lặngbuồn nghệ nhân dân gian

Theo thống kê chưathật đầy đủ, mỗi năm cả nước có khoảng 9.000 lễ hội lớn nhỏ khác nhau. Trong đóphần lớn lễ hội đều có các hoạt động diễn xướng dân gian thuộc phạm trù văn hóaphi vật thể cần có sự tham gia sáng tạo, trình diễn của các nghệ nhân dân gian.Họ thật sự là chủ thể sáng tạo, những người nắm giữ và trao truyền những giátrị, tinh túy của văn hóa dân gian từ đời này sang đời khác, thế hệ này sang thếhệ khác. UNESCO đã dành một danh từ mỹ miều và trang trọng dành cho họ là:“Những báu vật nhân văn sống”

Bài toán khó tìm lời giải

Thế nhưng, từ lâucác nghệ nhân dân gian ở Việt Nam gần như chưa có chính sách thích đáng. TạiLiên hoan CLB Ca trù 2009 vừa qua, trong số gần 200 nghệ nhân, ca nương, kép đàntham gia liên hoan thì có tới 90% không được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.Hầu hết các ca nương, kép đàn đều làm đủ thứ nghề “tay trái” để theo đuổi nghiệpdiễn.

Đã vậy, từ chuyệnhậu cần, trang phục diễn, tiền mua nhạc cụ... đa phần các nghệ nhân phải tự lo.Ca nương Dương Thị Xanh, Chủ nhiệm CLB Ca trù Cổ Đạm, Hà Tĩnh từng bỏ tiền túicùng chồng ra Hà Nội “tầm sư học đạo” hết cả chục triệu đồng. Hàng tuần khi CLBCa trù Cổ Đạm tổ chức sinh hoạt, đôi vợ chồng trẻ lại lụi cụi nấu nước chè phụcvụ cho cả CLB.

Đa số các nghệ nhândân gian của Việt Nam trình diễn nghệ thuật dân gian theo niềm đam mê, như mộtthú vui hơn là một nghề để kiếm sống. Hiếm hoi lắm mới có những nghệ nhân dângian cao niên và có tên tuổi có thể mở các lớp truyền dạy, tăng thêm một nguồnthu nhập từ nghề nghiệp trình diễn dân gian.

Còn lại, đa sốnhững người theo đuổi nghề nghiệp này đều phải tự kiếm sống bằng nghề khác, lúcno đủ thì đi diễn, lúc vất vả khó khăn thì bươn chải kiếm sống, tạm xa với ánhđèn sân khấu đầy huyễn hoặc đam mê. Lại nữa, các nhóm hay câu lạc bộ nghệ thuậtdân gian hiện hoạt động theo cơ chế tự cung tự cấp mà gần như nhận được rất ítkinh phí, tài trợ từ Nhà nước hay các tổ chức nghề nghiệp…

“Đệ nhất kép đàn”Ca trù Nguyễn Phú Đẹ cho biết, thỉnh thoảng đi diễn cho các liên hoan, ngàyhội... có chút tiền cát-sê gọi là, còn lại đa số buổi diễn chỉ để phục vụ chocông chúng, thỏa niềm đam mê ca trù. Không có lương hay phụ cấp hàng tháng nhưngkép đàn Nguyễn Phú Đẹ còn may chán khi ông được Hội Nghệ nhân dân gian Việt Namtôn vinh bằng danh hiệu “Nghệ nhân dân gian” từ năm 2005.

Trong khi đó cònhàng nghìn nghệ sỹ, nghệ nhân chưa được phong tặng dù nhiều người rất xứng đáng.Đơn cử như nghệ nhân chỉnh chiêng Nay Phai huyện Krông, Gia Lai. Ngót nghét gần20 năm chỉnh chiêng cho nhiều dàn chiêng của các buôn làng, được biết đến là mộttrong những người chỉnh chiêng bậc nhất của Tây Nguyên nhưng Nay Phai vẫn chưađược hưởng một chính sách, chế độ hàng tháng gì dành cho một người chỉnh chiêngmà cũng chưa được phong tặng danh hiệu nào...

Chính sáchnào cho xứng?

Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật Di sản Văn hóa vừa ban hành đã tạo hành lang pháp lýđể các cơ quan quản lý Nhà nước xây dựng chế độ đãi ngộ, chính sách với các nghệnhân dân gian, đặc biệt là nghệ nhân văn hóa phi vật thể. Theo đó, các nghệnhân, nghệ sĩ, diễn viên trình diễn văn hóa dân gian cũng sẽ được phong tặngdanh hiệu Nghệ sỹ nhân dân và Nghệ sỹ ưu tú. Tin vui đã đến với các nghệ nhândân gian khi ngày 5-10-2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1564/QĐ-TTg vềviệc thành lập Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệnhân ưu tú. 

Thế nhưng, điềuđáng quan tâm là bên cạnh danh hiệu cao quý ấy, các nghệ nhân dân gian sẽ cónhững chính sách đãi ngộ cụ thể như thế nào? Thực tế từ lâu, nhiều nước trongkhu vực đã thực hiện nhiều cách thức khác nhau trong việc đãi ngộ cho các nghệnhân. Chẳng hạn, Hàn Quốc thực hiện chế độ tiền lương hàng tháng cho các nghệnhân từ năm 1962.

Việc trả lương hàngtháng cho các nghệ nhân dân gian Việt Nam cũng là một trong những phương án đãđược tính đến. Thế nhưng nếu chỉ trả lương cho các nghệ nhân cao tuổi, có đónggóp và đủ tiêu chuẩn phong tặng danh hiệu được hưởng chế độ chính sách thì khôngloại trừ khả năng nguồn kinh phí khá lớn đó của Nhà nước không đến được với cácnghệ nhân trẻ, không khuyến khích được các thế hệ trẻ theo đuổi nghệ thuậttruyền thống.

Trước thực trạng đasố nghệ nhân dân gian hiện nay đều không được hưởng lương Nhà nước, không có chếđộ bảo hiểm, không ít nhà nghiên cứu, nhà quản lý Nhà nước đề nghị cho các nghệnhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú được cấp sổbảo hiểm.

Bởi theo họ, cácnghệ nhân tuổi đã cao, sức yếu cần chế độ bảo hiểm để phòng khi ốm đau, bệnh tậtđược hưởng chế độ bảo hiểm. Nhưng nếu thực hiện chính sách này thì nhiều nghệnhân đã có chế độ bảo hiểm xã hội thì sao? Như vậy, lại buộc phải có một chínhsách tương đương với số bảo hiểm xã hội cho những nghệ nhân đã có sổ bảo hiểm xãhội. Đấy thực sự là một bài toán không dễ tìm ra lời giải.

Tiến sỹ Lê Thị MinhLý, Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa, Bộ VH-TT&DL khẳng định: “Không nhất thiếtchỉ trông chờ vào Nhà nước, cần phát huy vai trò xã hội hóa trong việc thực hiệnchính sách đãi ngộ cho các nghệ nhân”. Chẳng hạn, Nhà nước khuyến khích các dựán bảo tồn, phục dựng, phát huy các giá trị di sản phi vật thể do các nghệ nhândân gian khởi xướng. Hoặc huy động các nhà tài trợ cùng góp tiền của để các nghệnhân dân gian mở các lớp truyền dạy trình diễn văn hóa phi vật thể...

Theo  AnhBảo
An ninh thế giới



Cảnh phim vô duyên của Thúy Diễm
Vào vai tiểu thư Mỹ Đình nhiệt tình vì bạn, Thúy Diễm gây tranh cãi với hình tượng ồn ào, xốc nổi trong "Trạm cứu hộ trái tim". Bên cạnh đó, cô còn bị đánh giá là kém duyên trong mối quan hệ giữa Nam và bạn gái.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.