Cuộc đời thăng trầm của diễn viên Chánh Tín

“Sẽ không ngoa nếu nói rằng tất cả những người phụ nữ sinh ra trước năm 1970 đều ngưỡng mộ Nguyễn Chánh Tín tài tử một thời của điện ảnh Việt Nam với vai diễn điệp viên Nguyễn Thành Luân đã đi vào huyền thoại trong phim “Ván bài lật ngửa”.

“Sẽ không ngoa nếu nóirằng tất cả những người phụ nữ sinh ra trước năm 1970 đều ngưỡng mộNguyễn Chánh Tín - tài tử một thời của điện ảnh Việt Nam với vai diễnđiệp viên Nguyễn Thành Luân đã đi vào huyền thoại trong phim “Ván bàilật ngửa”.


Đã có một thời,anh là người đàn ông được không biết bao nhiêu cô gái đem lòng say mê,ngưỡng mộ, là người đàn ông khiến không biết bao người phụ nữ từng phải rơinước mắt. Nhưng đi qua hơn nửa cuộc đời, chỉ có duy nhất một người phụ nữvẫn ở bên cạnh anh, giúp anh hiểu hạnh phúc là gì và hạnh phúc ở đâu”.

Nổitiếng từ một sự cố tình cờ

Những năm 1980,khi bộ phim “Ván bài lật ngửa” được công chiếu trên màn ảnh rộng khắp nước,Nguyễn Chánh Tín – với vai diễn Nguyễn Thành Luân trong bộ phim đã trở thànhmột hiện tượng của điện ảnh Việt. Vai diễn đó đã đưa Nguyễn Chánh Tín – từmột ca sĩ nổi tiếng khi đó vụt sáng trong vai trò diễn viên và chỉ một bướcđã trở thành ngôi sao thực thụ của điện ảnh Việt, trở thành diễn viên đượckhán giả màn ảnh rộng cả nước yêu mến và ngưỡng mộ. “Ván bài lật ngửa” đếnbây giờ vẫn là một bộ phim để đời trong sự nghiệp của Nguyễn Chánh Tín, cũngnhư một trong những bộ phim tiêu biểu của điện ảnh Việt Nam một thời, đặcbiệt là dòng phim tình báo chiến tranh. Nguyễn Chánh Tín cũng có đủ những kỉniệm vui buồn và thăng trầm của cuộc đời xung quanh bộ phim đó.

Cuộc đời thăng trầm của diễn viên Chánh Tín
 

Nguyễn Chánh Tínsinh năm 1952, tại Bạc Liêu trong một gia đình có truyền thồng võ học. Ôngnội anh là một võ sĩ nổi tiếng dưới thời vua Tự Đức, chuyện đi trừ gian diệtbạo, tiêu diệt bọn cướp bóc ác ôn giúp dân lành nên đã bị bọn chúng đem lòngthù ghét mà giết chết khi còn rất trẻ. Nối tiếp truyền thống gia đình, chaNguyễn Chánh Tín là Nguyễn Chánh Minh đã đi khắp Miền Nam tâm sự học đạo vàmay mắn được một tướng trong quân đội Tôn Trung Sơn lưu lạc sang Việt Namnhận làm đệ tử, trở thành chân truyền của vị tướng này.

Nguyễn Chánh Tínkể từ lúc sinh thời, cha anh là một người đàn ông can đảm, không sợ cườnghào, ác bá, được người dân khắp xứ Cà Mau gọi là “Nhạn trắng Cà Mau”. Sốnggiữa thời loạn, ông đã từng kêu gọi người trong vùng nổi dậy đánh Tây nhưngkhông thành. Chính vì cảm phục sự can đảm của cha anh mà má anh, bà Lưu NgọcLan – một hoa khôi của vùng Bạc Liêu. Cà Mau ngày đó đã đem lòng yêu thươngvà nên vợ nên chồng với ông. Má anh là một người phụ nữ giỏi ca hát.

Cái gen nghệthuật của Nguyễn Chánh Tín sau này có lẽ được thừa hưởng từ chính người mẹcủa mình. Nguyễn Chánh Tín là con út trong gia đình có 5 người con. Vì làcon nhà võ, nên ngay từ nhỏ, anh đã phải chịu một nền giáo dục rất nghiêmkhắc, quy củ. Ngày bé, Nguyễn Chánh Tín đã sớm bộc lộ năng khiếu văn nghệ.Anh hát rất hay và thường được chọn biểu diễn đơn ca ở trường trong các dịplễ. Không chỉ thế, Nguyễn Chánh Tín còn biết tạc tượng, vẽ tranh. Là ngườihọc võ, nên cha của Nguyễn Chánh Tín rất ghét văn nghệ, coi đó là xướng cavô loài.

Ông luôn lo ngạicon cái mình sẽ vì thế mà chểnh mảng học hành nên luôn cấm cậu con trai úttham gia các hoạt động văn nghệ. Vì thế cứ mỗi lần phát hiện con trai thamgia ca hát ở trường, ông đều cho con trai 1 trận đòn nhớ đời. Nguyễn ChánhTín kể, có lần anh đi tập văn nghệ về, bị cha phát hiện ra.  Giận con khôngnghe lời, cha anh đánh anh bằng một bó năm cây roi. Cha anh đánh không baogiờ dưới 10 roi. Biết chắc nếu ăn đủ số roi cha đánh sẽ “tiêu đời” nên mớibị đánh 2 roi, không chịu nổi nữa, cậu bé Nguyễn Chánh Tín đã phải chạy trốnlên máng cối đến khi cha nguôi giận mới về.

Có năm gần dịpTết, vì có tài vẽ tranh nên Nguyễn Chánh Tín vẽ thiệp xuân mang vào trườngbán, không dè được các bạn trong trường thích quá, thi nhau đặt mua. Quá mảimê vẽ tranh kiếm tiền nên dịp đó anh học hành chểnh mảng, kết quả thi thấpkhiến cha anh rất giận.  Ông vứt hết cọ và màu vẽ đi rồi đánh cho cậu contrai bướng bỉnh một trận đòn nhớ đời vì không biết nghe lời.

Cha Nguyễn ChánhTín là người theo đạo Phật. Hình ảnh mà anh nhớ nhất về cha là khi về già,ông vẫn thường ngồi ở góc đường nói chuyện Phật pháp với tất cả mọi người,từ người sửa xe vỉa hè đến người bán nước. Ông cũng dạy các con mình khôngtham sân siu với đời, để được sống với cái tâm trong sáng và bình yên. Sinhthời, cha Nguyễn Chánh Tín lúc nào cũng mơ ước con mình nếu không theonghiệp vô thì sẽ trở thành kĩ sư, bác sĩ. Nhưng cái nghiệp nghệ thuật dườngnhư đã trở thành số phận của Nguyễn Chánh Tín. Bởi đến năm anh 15 tuổi, khicha anh qua đời, một sự xếp đặt tình cờ con đường nghệ thuật. Thế nên anhvẫn nói mọi sự trong cuộc đời nghệ thuật của anh đều là chuyện bỗng dưng màthôi.

Cuộc đời thăng trầm của diễn viên Chánh Tín
 

 Khi học trunghọc, ước mơ của Nguyễn Chánh Tín là trở thành bác sĩ, theo nguyện vọng củangười cha quá cố. Nhưng năm cuối cấp Trung học tại trường Mạc Đĩnh Chi, mộtngôi trường ngoại ô Sài Gòn, có một sự kiện đã khiến cuộc đời Nguyễn ChánhTín thay đổi. Vốn có khiếu văn nghệ, nên ở trường trung học, anh vẫn là mộtcây văn nghệ đinh trong những buổi diễn lớn. Hôm đó có hội thi văn nghệ liêntrường. Nguyễn Chánh Tín được giao hát lãnh xướng giọng nam cho trường ca“Hòn vọng phu”, đằng sau là 40 người bạn học với 4 bè khác nhau.

Nhưng sau đó, vìmột chút sự cố nhỏ, nên chương trình bị gián đoạn mất 5 phút. Bí quá nên đạodiễn chương trình đã yêu cầu: “cậu lãnh xướng hồi nãy” ra hát để bù khoảngtrống cho chương trình. Trong lúc luống cuống, Nguyễn Chánh Tín đã chọn bài“tìm nhau” và bài “nghìn trùng xa cách” – 2 bài hát đang rất nổi tiếng lúcbấy giờ của nhạc sĩ Phạm Duy. Nguyễn Chánh Tín kể, vì không có sự chuẩn bịnên lúc đó anh rất run. Để tạo sự bình tĩnh, anh phải xin một điếu thuốc lávà vừa hút thuốc vừa hát. Không ngờ hình ảnh người đàn ông ngồi trầm tư hútthuốc lá và hát như đang đối diện với sự mất mát của cuộc đời đã đi vào lòngtất cả những người nghe nhạc đêm hôm đó và tạo ra một hiệu ứng lạ. Ngay sánghôm sau, đồng loạt 40 tờ báo Sài Gòn đồng lọat đăng tin “hiện tượng lạ” vềngười thanh niên trẻ hát bài “nghìn trùng xa cách” tại trường Mạc Đĩnh Chi.

Nhạc sĩ Phạm Duykhi đó đọc báo đã rất tò mò về người đã thể hiện ca khúc “nghìn trùng xacách” của mình khiến dư luận xôn xao, bởi trước đó người thể hiện ca khúcnày là ca sĩ nữ, nên Phạm Duy đã cùng Dương Thiệu Tước vào tận trường để tìmbằng được Nguyễn Chánh Tín. Nhờ lần gặp gỡ này, Nguyễn Chánh Tín, đã đượcPhạm Duy mời hát trong chương trình Đạo Ca của nhạc sĩ Phạm Duy và được mờitới hát tại phòng trà Queen Bee. Chính nhờ bài hát lấp chỗ trống tình cờ đêmhôm đó, mà Nguyễn Chánh Tín , đã được phát hiện trong vai trò ca sĩ.

Anh trở thànhmột ca sĩ nổi tiếng khắp Miền Nam. Nhưng không chỉ thế, khi được biết đếnvới vai trò ca sĩ, cũng khiến nhiều đạo diễn điện ảnh chú ý bởi vẻ ngoài hàohoa, lãng tử và gương mặt điện ảnh nên đã mời anh tham gia những vai diễnlớn nhỏ thời đó. Rất nhiều đạo diễn bị ấn tượng với hình ảnh Nguyễn ChánhTín vừa hút thuốc vừa hát trong đêm đó. Nên sau này, trong những bộ phim anhđóng, hình ảnh Nguyễn Chánh Tín với điếu thuốc trên môi và gương mặt tư lựđã trở thành hình ảnh tiêu biểu của anh trên màn ảnh rộng.

Lúc trẻ, ước mơcủa Nguyễn Chánh Tín là trở thnh bác sĩ, nhưng năm đó vì đột ngột nổi tiếngnên việc anh đã không thể toàn tâm toàn ý cho việc học. Anh thi trượt vàotrường Đại học Y khoa, trở thành sinh viên trường Luật nhưng vẫn toàn tâmtoàn ý hướng về nghệ thuật. Năm 1973 là năm thực sự thành công và đáng nhớvới Nguyễn Chánh Tín. Năm đó anh được huy chương vàng điện ảnh, lại đượcgiải Kim Khánh về âm nhạc do 40 tờ báo hàng đầu Sài Gòn bình chọn. Con đườngnghệ thuật của cậu học trò trường Mạc Đĩnh Chi vì thế ngày càng thênh thangrộng mở.

Mối tìnhvượt qua gian khổ

Là một người đànông hào hoa, được nhiều phụ nữ theo đuổi và cũng từng trải qua nhiều mốitình, nhưng người đàn bà duy nhất có thể yêu và hi sinh trọn vẹn cho NguyễnChánh Tín cho đến cuối đời thì chỉ có thể là vợ anh – ca sĩ Bích Trâm nổitiếng một thời. Hai anh chị quen nhau khi đang là sinh viên trường Luật vàcùng tham gia hoạt động văn nghệ trong trường.

Học hết lớp 12,Nguyễn Chánh Tín thi vào trường Y nhưng không đỗ, anh đành học Luật cùngtrường Bích Trâm. Vốn mê ca hát nên Nguyễn Chánh Tín nhanh chóng tham giavào Ban văn nghệ của trường, cũng là nơi mà giọng ca đinh của Ban văn nghệ ởtrường Luật, nhưng hai anh chị lúc đầu rất “dị ứng” với nhau. Ngày đó, chịBích Trâm là con gái một sĩ quan quân đội cao cấp của chính quyền Sài Gòn,nên từ bé đã học trường Tây và sống trong nhung lụa như một tiểu thư khuêcác, đi đâu cũng có xe đưa xe đón. Chính vì nghĩ Bích Trâm là một cô tiểuthư kiêu kỳ, nên Nguyễn Chánh Tín không bao giờ tỏ thái độ gần gũi, thân mậtvới cô bạn học cùng trường của mình. Anh thích chị mỗi lúc chị lên sân khấuvà cất tiếng hát. Những lúc đó anh thấy chị duyên dáng vô cùng. Nhưng khitrở về đời thực, hai người lại trở nên lạnh lùng xa cách. Thế nhưng cuốicùng họ vẫn tìm thấy nhau.  

Cuộc đời thăng trầm của diễn viên Chánh Tín
Gia đình Chánh Tín

Lần đó, mộtngười bạn học trong trường của cả Nguyễn Chánh Tín và Bích Trâm không mayqua đời, hai anh chị đều phải đi đám tang ở một tỉnh xa Sài Gòn. Mọi lần điđâu Bích Trâm cũng có xe hơi đưa rước nhưng hôm đó không hiểu sao chờ mãi màxe vẫn chưa tới. Trời tối, không đợi được nữa, Bích Trâm đành đi nhờ xeHonda của Chánh Tín về thành phố. Đến lúc đưa được Bích Trâm về đến nhà thìcả hai đều ướt như chuột vì cơn mưa bất chợt. Sợ cha mẹ Bích Trâm nghi ngờ,Chánh Tín phải an ủi cô bạn học: “Trâm đừng lo, để Tín nói với ba mẹ cho”.Sau lần đó, họ bắt đầu để ý đến nhau.

Nguyễn Chánh Tínlà con út và cũng là người con cuối cùng lập gia đình, nên mẹ anh rất sốtruột. Mỗi lần thấy con trai đưa cô bạn gái nào đó về nhà chơi, dù chỉ là bạnhọc, bà cũng mừng như bắt được vàng và lập tức mang trầu cau sang nhà ngườita dạm ngõ, khiến Chánh Tín nhiều lần xấu hổ vô cùng. Khi anh quen và yêuBích Trâm, mẹ anh cũng làm thế. Thấy mẹ quá sốt ruột với việc có con dâu mớivà có cháu nội bồng, anh đã quyết định lấy vợ năm 1974, khi mới 22 tuổi.

Những ngày đầumới lấy nhau, nhờ có sự giúp đỡ của hai gia đình và cũng nhơ hoạt động nghệthuật, cuộc sống của hai anh chị rất dễ chịu, nếu không muốn nói là sungtúc, đủ đầy. Nhưng đúng lúc đó thì miền Nam hoàn toàn giải phóng, cuộc sốngcủa vợ chồng Chánh Tính thay đổi chỉ sau một đêm, từ những người có tất cả,trở thành tay trắng. Ngày đó, chị Bích Trâm có cơ hội sang Mỹ đoàn tụ cùnggia đình, nhưng vì yêu chồng, thương con, chị đã quyết định ở lại, dù biết ởlại là sẽ gặp muôn vàn khó khăn khi đối diện với cuộc sống phía trước.

Những ngày saugiải phóng, Nguyễn Chánh Tín bỗng dưng trở thành một người thất nghiệp. Nghềchính của anh là ca sĩ, nhưng chất giọng của anh chỉ hợp với những bài háttrữ tình, không phù hợp với nhạc đỏ, nên khi dòng nhạc trữ tình bị cấm,Nguyễn Chánh Tín đã phải dừng con đường nghệ thuật lại một thời gian dài đilàm đủ thứ nghề mà anh không bao giờ ngờ tới sẽ có lúc mình phải làm. Anhnhớ cái Tết năm 1978 – 1979, nhà không có tiền mua mỡ, cũng không có tiềnmua bánh kẹo ăn tết, nên suốt cả tết, căn bếp của hai vợ chồng anh chị vẫnnguội lạnh, buồn tênh. Nhưng may sao đúng lúc đó thì lại có nhạc sĩ TrầnTiến và nhạc sĩ Dương Thụ từ Hà Nội vào thăm, tặng cho anh chị mấy cái bánhchưng mang từ miền Bắc vào. Đó có lẽ là cái bánh chưng ngon nhất mà anh đãtừng ăn trong đời.

 Thời cuộc sốngđói khổ, anh chị vẫn cố gắng duy trì sự lãng mạn trong cuộc sống vợ chồng,dù vô cùng hiếm hoi. Mỗi năm một lần, vào dịp kỉ niệm ngày cưới, cũng là dịpsinh nhật chị Bích Trâm, hai anh chị vẫn dành giụm tiền mua một con cá béxíu về ăn, để cùng động viên nhau vượt qua khó khăn. Giai đoạn khủng hoảngnhất trong cuộc sống vợ chồng Chánh Tín là giai đoạn 1977, khi cả hai đềukhông có nghề nghiệp, mà tiền để dành cũng đã cạn đến những đồng cuối cùng.Năm đó, dù Bích Trâm đang bụng mang dạ chửa đứa con đầu lòng, nhưng hai vợchồng Chánh Tín vẫn phải cắn răng ra chợ bán trái thơm, bán rau muống. Khiđó nhìn vợ đang bầu bí mà vẫn phải đứng suốt cả buổi ngoài chợ, Chánh Tínthương vợ ứa nước mắt. Nhưng việc buôn bán không phải ai cũng làm được, nhấtlà với 1 người nghệ sĩ. Anh chị bán gì lỗ đó, khiến cuộc sống khó khăn càngthêm khó khăn.

Sau 1975, cảmiền Nam chỉ có hai đoàn hát, một là đoàn hát Kim Cương của nghệ sĩ KimCương, hai là đoàn hát Bông Hồng của nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng, vợ chồng ChánhTín xin đựoc vào làm việc trong đoàn hát, nhưng với đồng lương 3 cọc 3 đồng,Anh vẫn nhớ ngày đó lương của vợ chồng anh mỗi người được 3 đồng một tháng,trong khi đó một bát phở đã có giá 2 đồng. Đứa con trai đầu của anh chị đẻra giữa thời khốn khó, vợ anh không có sữa nhưng cũng không có tiền để muasữa nhiều cho con nên có khi phải cho con uống nước cháo đường. Anh vẫn nhớcó lần con trai anh thèm ngọt đến nỗi nó phải ăn vụng cả kem đánh răng vìthấy trong đó có vị ngọt. Là nghệ sĩ nghèo, anh chị chẳng thể mua nổi quầnáo cho con, phải đi xin của họ hàng mỗi người một chút. Mỗi lần đi hát kiếmthêm được 3-4 đồng, nhưng lại phải dành dụm tiền để mua máy hát, đầu tưtrang phục, nên khó khắn vẫn hoàn khó khăn.

Cuộc đời thăng trầm của diễn viên Chánh Tín
 

Conđường đến với vai diễn để đời trong “ván bài lật ngửa”

Trong hoàn cảnhsống cùng cực khó khăn, có đôi lúc Chánh Tín rơi vào trạng thái tuyệt vọng.Đầu những năm 1980, trong một lần đi về biên giới Campuchia để tìm đườngvượt biên, nhưng dự định vượt biên không thành, anh phải quay trở lại thànhphố làm tường trình với đoàn hát và bị bắt giam suốt mấy tháng trời trongtrại giam trên đường Phan Đăng Lưu, Phú Nhuận. Chính trong lúc tuyệt vọngđến không ngờ đó, Nguyễn Chánh Tín lại nhận được vai diễn điệp báo viênNguyễn Thành Luân (trong “ván bài lật ngửa” (xây dựng từ hình ảnh nhà tìnhbáo viên lừng danh Phạm Ngọc Thảo).

Khi đó, tronglúc Chánh Tính bị giam trong trại, thì có người đã đến nói với ông Sáu Thảo(Giám đốc Sở văn hóa – Thông tin TPHCM) – một người rất quan tâm đến bộ phim“Ván bài lật ngửa” về Nguyễn Chánh Tín. Đoàn làm phim” Ván bài lật ngửa” khiđó đã tìm được một vai diễn đóng vai điệp viên Nguyễn Thành Luân , nhưng saukhi quay được một số phân cảnh đầu tiên thì lập tức thấy diễn viên đó khôngtoát lên được cái tinh thần của vai diễn. Khi đó có người nói với ông SáuThảo rằng chỉ có Nguyễn Chánh Tín mới đóng được vai Nguyễn Thành Luân. Nhưnglúc đó tất cả đều e dè vì Nguyễn Chánh Tín đang rơi vào cảnh tù tội hết sứcnhạy cảm. May mắn cho Chánh Tín là ông Sáu Thảo là người rộng lượng, quảquyết. Nghe nói về Chánh Tín, ông lập tức nói: “Tôi sẵn sàng bảo lãnh cho nóra trại để nó đóng vai này”?

Hôm đó đích thânông Sáu Thảo đã vào trại gặp Chánh Tín và hỏi: “Chú có vượt biên nữakhông?”. Chánh Tín nghe thấy thế thì buồn bã kể về lí do mình vượt biên: “Emvượt biên vì cực quá. Có cái hộ khẩu Sài Gòn xin mãi không ai cho. Mà khôngcó hộ khẩu thì không được mua hàng bao cấp, toàn phải mua đồ chợ đen. Cựcquá nên em mới tính đường vượt biên” , 3 ngày sau, với sự giúp đỡ của ôngSáu Thảo, Nguyễn Chánh Tín có hộ khẩu Sài Gòn và chính thức nhận vai NguyễnThành Luân.

Anh lao vào diễnvai Nguyễn Thành Luân trong “Ván bài lật ngửa” với một niềm hứng khởi chưatừng có : bởi đó không chỉ là vai diễn vì cơm áo gạo tiền, đó còn là vaidiễn giúp anh lấy lại danh dự đã mất và giúp anh trả ơn cho những người đãtin tưởng và trao cho anh một cơ hội làm lại từ đầu. Với vai diễn NguyễnThành Luân, Nguyễn Chánh Tín đã toàn tâm toàn ý như chưa từng như thế trongđời. Và trời đã không phụ công anh, khi bộ phim được công chiếu, “Ván bàilật ngửa” đã nhanh chóng trở thành hiện tượng trong cả nước. Cái tên NguyễnChánh Tín – người thủ vai điệp viên Nguyễn Thành Luân cũng nhanh chóng trởthành một trong những ngôi sao điện ảnh nổi tiếng nhất khi ấy. Vai diễnNguyễn Thành Luân đã mang lại vinh quang cho đời diễn viên của Nguyễn ChánhTín. Nhưng chính Nguyễn Chánh Tín cũng đã làm cho vai diễn đó có sức sốngmãnh liệt đến thế trong lòng khán giả điện ảnh cho đến tận bây giờ.

Nguyễn Chánh Tínkể, cái thời anh nổi tiếng với “Ván bài lật ngửa”, anh vừa khổ sở, vừa hạnhphúc vì sự nổi tiếng của mình,. Đi đâu ra ngoài đường, anh cũng phải đội mũ,đeo kính, lấy khắn trùm kín mặt nếu không muốn bị người hâm mộ phát hiện. Cólần đi diễn ở tỉnh xa, có nữ khán giả vì nhìn thấy anh nên hạnh phúc đến nỗingất lịm đi. Thành công vang dội cũng khiến Nguyễn Chánh Tín – với vẻ hàohoa phong nhã của mình trở thành người đàn ông trong mộng của nhiều ngườiphụ nữ. Cũng đã có đôi lần, anh xao lòng trước những bóng hồng. Nhưng cuốicùng sự kiên trì, hi sinh, nhẫn lại của vợ anh – ca sĩ Bích Trâm đã giữ anhlại. Chính chị đã giúp anh hiểu hạnh phúc của anh là gì và hạnh phúc ở đâu:hạnh phúc của anh chính là gia đình anh và anh chỉ có thể tìm được hạnh phúcdưới mái ấm của mình, bên cạnh vợ và hai đứa con của mình.

Rất nhiều năm đãtrôi qua sau vai diễn lừng danh trong “Ván bài lạt ngửa”, Nguyễn Chánh Tínđã không còn là Nguyễn Thành Luân ngày nào. Anh đã bước sang tuổi 60, đã mấtđi cái vẻ hào hoa phong nhã từng làm nghiêng đổ bao nhiêu trái tim phụ nữ.Nhưng rất nhiều trái tim khán giả vẫn nhớ tới anh – nhớ tới hình ảnh ngườiđiệp viên anh hùng Nguyễn Thành Luân trong bộ phim năm nào. Với Nguyễn ChánhTín, đó là hạnh phúc thực sự trong cuộc đời nghệ thuật của mình.


Theo Phụ nữ



Cảnh phim vô duyên của Thúy Diễm
Vào vai tiểu thư Mỹ Đình nhiệt tình vì bạn, Thúy Diễm gây tranh cãi với hình tượng ồn ào, xốc nổi trong "Trạm cứu hộ trái tim". Bên cạnh đó, cô còn bị đánh giá là kém duyên trong mối quan hệ giữa Nam và bạn gái.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.