Đức Trí: "Nhiều người như ếch ngồi đáy giếng"

Đức Trí bây giờ không chỉ là nhạc sĩ, mà là ông bầu của nhiều ngôi sao. Cái thuở người ta quan tâm anh ta có bài nào mới không… để chờ nó thành hit đã xa. Bây giờ, người ta chờ anh ta có “gà” nào mới, chờ xem qua tay anh sẽ trở thành ngôi sao nào nay mai…

Đức Trí bâygiờ không chỉ là nhạc sĩ, mà là ông bầu của nhiều ngôi sao. Cái thuở ngườita quan tâm anh ta có bài nào mới không… để chờ nó thành hit đã xa. Bây giờ,người ta chờ anh ta có “gà” nào mới, chờ xem qua tay anh sẽ trở thành ngôisao nào nay mai…

Tôi vốn là kẻ sợ áp lực
Đức Trí: "Nhiều người như ếch ngồi đáy giếng"

Nếu tôi gọi anh là hit maker, anh tự tin với chức danh này chứ?

Tôisẽ từ chối mặc dù tôi vẫn có đủ tự tin để làm được điều này. Một khi mà cứđặt ra một cái danh này nọ, tôi sẽ chịu áp lực lớn. Tạo hit là một việctương đối khó và tôi không chủ động được nhiều.

Viết tạo một bài hit và xây dựng một ca sĩ ngôi sao, có điểm gì chung?

Khởiđầu tôi là một nhạc công, đánh đàn xong một bản phối thì hồi hộp chờ nghelại bản thu. Rồi qua thời đó, tôi được giao cho làm hòa âm, ban nhạc đánhxong một bài cũng hồi hộp chờ nghe lại tổng phổ. Sau đó, lại nhảy sang sángtác, viết xong một bài hát lại hồi hộp chờ nghe ban nhạc đánh, ca sĩ thuthanh ra anbum. Rồi tiếp tục được giao làm hẳn một anbum, vài tháng làm xonglại hồi hộp nhìn hiệu quả của nó với thị trường.

Vàbây giờ là được làm sản xuất cho cả sự nghiệp của một ca sĩ, cảm giác cũngchẳng khác, vẫn là hồi hộp chờ thành quả của họ sau đó. Tấc cả các công việctôi đã làm là những bậc thang kế tiếp nhau. Tôi cứ từng bước bước qua nó,trên một nền tảng được xây dựng từ lâu rồi. Đúng như anh nói, công việc viếthit hay đào tạo một ca sĩ thì cũng giống nhau cả, chỉ khác là quy mô và khốilượng công việc lớn hơn mà thôi.

Bắt đầu từ bài hát đầutiên – bài hit đầu tiên “Ta chẳng còn ai”. Anh phải cảm ơn Phương Thanh hayPhương Thanh phải cảm ơn anh đây?

Tôi phải cảm ơn Minh Thuận.Khi đó tôi viết “Ta chẳng còn ai” không được ưng ý lắm vì cả phần nhạc vàphần lời vẫn chưa được trau chuốt. Tôi không tự tin đưa ra, nhưng Minh Thuậnxúi bằng được là để Phương Thanh hát. Tôi không nghĩ là bài này sẽ nổi vìtôi đã cho rằng nó dở!

Dường như anh không mặn màvới giọng ca này, dù Phương Thanh đụng đến bài nào của anh, thì bào đó cũngnổi tiếng. Bằng chứng là cả “Nếu như”, “Khi giấc mơ về” và “Vì em yêu anh”đâu phải anh viết cho Phương Thanh?

Đúng là những bài hát đó tôiđều không viết cho Phương Thanh. Tạo ra hit là cái duyên. Phương Thanh làmột ví dụ như thế. Tôi vẫn luôn nghĩ rằng chị ấy không hợp nhạc của tôinhưng với 3 bài hát kia tôi không biết dành cho ai (“Khi giấc mơ về” thì tôinhắm cho giọng Trần Thu Hà). Thì Phương Thanh lại làm mưa làm gió…

Đức Trí: "Nhiều người như ếch ngồi đáy giếng"

Từ trường hợp của PhươngThanh, anh nghiệm ra điều gì trong việc sáng tác. Giọng ca đâu phải là thứvũ khí tuyệt đối của những bài hit?

Đúng, tôi đã rút ra điều này.Và tôi còn rút ra một điều nữa, mình viết nhạc phải để cho người nghe cảmnhận, chứ mình không thể áp đặt cái mình cảm nhận cho người nghe. Mà bài hátthì cần phải có người nghe. Đôi khi tôi cứ thắc mắc, sao tôi không thấy cócái gì ở bài hát này mà người ta lại thích nó đến thế. Hóa ra, lỗ tai nhạcsĩ là nghe theo chuyên môn chứ không nghe bằng cảm giác. Còn với khán giả,đơn thuần là cảm giác.

Cũng một sản phẩm âm nhạcđầu tiên khác, chính anh đã tự tin khẳng định sẽ đưa Thanh Thảo lên hạng vàkết quả đúng là như vậy. Do đâu anh tự tin vào điều đó khi năng lực của Thảocó hạn?

Lúc đó cô ấy đã thành công ởnhiều sân khấu nhỏ hơn. Khi đó, tôi không chủ định làm cho Thanh Thảo thànhcông ở một mức độ cụ thể nào đó. Đơn giản, tôi chỉ nhận làm cho Thảo mộtalbum và đưa ra một ca khó như Thanh Thảo…Vậy áp lực lúc trình làng cụ thểcủa anh là gì?

Tôi vốn là kẻ sợ áp lực, dùtôi luôn phải đương đầu với nó, Chính vì mâu thuẫn này nên tôi đành phải lấychính áp lực làm động lực làm việc. Áp lực của tôi là tôi luôn sợ người tamong đợi ở những sản phẩm đó quá nhiều. Mà mong nhiều thì sẽ thất vọngnhiều. Chẳng thà mình được tự do, sắp xếp mọi thứ tự nhiên thoải mái. Mọingười đón nhận nó một cách bình thường, sẽ có những đánh giá công tâm vàtrung thực hơn theo đúng cảm giác của mình.

Thảo bây giờ có đi đúnghướng anh chọn lựa ban đầu cho cô ấy không?

Thực ra tôi đâu có chỉ địchlà cô ấy sẽ đi theo hướng nào đâu. Tôi chỉ là người đặt viên đá đầu tiên,rồi việc bước đi tiếp là của cô ấy. Đến đâu thì lại tiếp tục cố gắng, nỗ lựcđến đó. Nghệ thuật là sự giao thoa, tôi không thể ép ai đi theo những conđường tôi vẽ ra. Nếu độc tài kiểu như vậy, tôi sẽ không bao giờ thành công.

Nhiều người như ếch ngồiđáy giếng

Đức Trí: "Nhiều người như ếch ngồi đáy giếng"

Chuyến du học tại trườngBerkee (Mỹ) của anh đúng thời điểm anh rời bỏ Thanh Thảo. Đó là một cuộcchạy trốn tình cảm hay là một kế hoạch sắp xếp trước?

Hình như, người ta cứ thíchtìm mọi cách để nói những điều chống lại tôi, nên tôi sẽ không bình luậnnhững nhận xét kiểu này. Hơn ai hết, tôi là người biết những việc mình phảilàm. Từ năm 1996, khi vừa tốt nghiệp ở nhạc viện, tôi đã hiểu rằng những gìmình đã được học là nhiều, thậm chí rất nhiều… nhưng chưa đủ để áp dụng vàonhạc nhẹ mà tôi đang làm. Mà nhạc nhẹ là thứ mà tôi thích, nhiều ngườithích, tất cả chúng tôi đều vừa làm vừa mày mò tìm hiểu sao cho đúng và hay.

Chuyến du học này, đến giờanh thấy mình được nhiều nhất là gì?

Phải đi học và phải va chạm.Cái được nhiều nhất của tôi không phải là âm nhạc hay tư duy sáng tác gìhết, mà là con người xã hội của tôi. Sự va chạm đã làm tôi hiểu cái cách tạisao người ta thành công trong sáng tạo, trong nghệ thuật và cả trong cáclĩnh vực khác. Tôi chọn đến Mỹ vì đó là một nền nhạc nhẹ bậc nhất, một nềncông nghiệp âm nhạc. Tôi có cơ hội được gặp nhiều người tốt nhất trong lĩnhvuejc này để tiếp thu kiến thức. Cái mình được, không chỉ ở trong nhà trườngmà còn ở ngoài xã hội, nó thay đổi con người và tư duy của mình. Và quantrọng nhất, là mối quan hệ của những người làm nghề với mình sau này, bạn bèchúng tôi giờ ở khắp nơi trên thế giới bắt đầu từ một ngôi trường.

Nhưng ngược lại, chuyến duhọc có làm anh bỏ lỡ cơ hội nào không?

Nếu tôi là một người sống bảothủ, tôi sẽ khăng khăng giữ những cái mình đang có và không bao giờ chịu đểmất nó. Nhưng tôi thuộc trường phái đối nghịch, không ngại bỏ đi những cáiđã làm để đi tìm những gì mới mẻ phía trước. Điều đó phần nào đã thể hiệntrong con đường hoạt động âm nhạc của tôi, nó cứ từ ô này qua ô khác. Nhưngtất cả vẫn có một từ khóa chung là “âm nhạc”.

Đức Trí: "Nhiều người như ếch ngồi đáy giếng"

Vậy thì việc học tiếp,liệu anh có ngộ ra, mình đã làm sai điều gì đó trong nghề nghiệp?

Không có gì sai cả, nhưng tôicũng ngộ ra vài điều. Đó là nghệ thuật không thể tách rời sự kinh doanh.Kinh doanh này hiểu theo tiếng Anh là business, không chỉ có nghĩa đơn thuầnlà buôn bán mà nó lớn hơn, là một công việc bao hàm cả ý thức, sự sắp xếpcông việc trong nó nữa. Nghệ thuật mà gắn liền và kết hợp tốt được với kinhdoanh, nghệ sĩ mà có tố chất kinh doanh thì sẽ rất nghiêm túc và thành công.

Nhiều người dèm pha vềnhững chuyến học ngắn của nghệ sĩ… Anh bênh vực họ đi?

Chuyện này có khác gì hìnhảnh “Ếch ngồi đáy giếng”. Có những người chưa ra khỏi cổng làng, nhưng cứnghe kể làng khác có gì là bĩu môi, có gì hay ho đâu mà phải đi. Có nhữngngười đi nơi khác, chỉ một ngày thôi về kể cho nghe vẫn bĩu môi, “ôi, chả cógì hay” .. “Chả có gì hay” nhưng vẫn cần phải đi, đi sẽ thấy, đi nhiều thấynhiều, và đi ít không có nghĩa là không thấy. Tốt nhất là cứ đi đi đã.

Thế mạnh của tôi là sự đadạng

Đức Trí: "Nhiều người như ếch ngồi đáy giếng"

Có điều gì đặc trưng chocả thế hệ sáng tác Sài Gòn bây giờ?

Đây là một câu hỏi hơi lớn so với tôi. Tôi chỉ cảm nhận được rằng, có lẽ thếhệ sáng tác tụi tôi và trẻ hơn, đang viết vì mục đích chứ không tự nhiênviết. Mục đích đó là, tôi cần có tác phẩm, có người đang đặt bài, bộ phimnày cần ca khúc… Kể ra sáng tác vì mục đích cũng có thể song hành trong conđường sáng tác. Nhưng tôi ngờ rằng, viết có mục đích đang ngày một nhiều vìnhu cầu thị trường. Đó là cái nguy hiểm vì mất cảm xúc, tác phẩm giờ đượccoi như món hàng.

Nhóm bộ ba Tuấn Khanh, ĐứcTrí, Võ Thiện Thanh có thể nói là tiêu biểu cho thế hệ sáng tác mới ở SàiGòn không?

Tôi cũng nghe lạ tai với kếtluận này ghê. Thú thật, điểm trùng hợp của ba anh em tôi là 3 người bạnthường cà phê với nhau. Chúng tôi là 3 người cùng học nhạc viện, cùng mongmỏi muốn biết những kiến thức xa hơn nhạc viện. Chúng tôi mong là nhạc việcrộng hơn nữa, không chỉ là nhạc cổ điển (Tây phương và Việt Nam). Điểm chung nhất là chính ở chỗ, yêucái nhạc viện này quá đi, chỉ mong sao nó ngày một rộng hơn. Chúng tôi khôngcó sợi dây liên hệ nào khác ngoài cà phê. Có lẽ, nền tảng giáo dục giốngnhau, tư duy trùng hợp nhau, cùng sau mê nhạc nhẹ… nhưng khác biệt nhất làtư duy sáng tạo, đặc biệt là sự thể hiện trong ca từ. Bởi lẽ chúng tôi mỗingười mỗi hoàn cảnh sống, va chạm xã hội khác nhau. Tôi đặc biệt nể Võ ThiệnThanh, trong ca từ anh ấy viết luôn có những cái nhìn xã hội tế nhị và nhânvăn.

Điều trăn trở nhất vàonhững năm 2000 của anh là gì – có gì khác biệt với 2 người bạn đồng môn?

Có thể tôi không hiểu ngườikhác đang nghĩ gì, nhưng riêng tôi lúc đó đã nghĩ, các bạn đã làm đượcnhiều, các anh, các chú đi trước cũng đã làm được nhiều điều. Còn ta làm gìcho nhạc pop Việt, sẽ làm khác gì với họ và sẽ đi về đâu?

Vậy đến giờ, anh đã làmđược gì – để tự hào với họ?

Về sáng tạo, tôi chưa dámnhìn nhận cái gì vì ở tôi nó còn sơ khai. Nhưng về tổ chức sản xuất, tôi đãdám nói. Một trong những nguyên nhân thất bại của nhạc pop Việt Namlà ở khâu sản xuất và tổ chức sản xuất. Chúng ta hoàn toàn không dở ở bàivở, giọng ca hay hòa âm phối khí, mà chúng ta dở ở kỹ thuật, cách thực hiệnmột sản phẩm, dở trong âm thanh, dở về quan niệm về phong cách. Cho đến giờ,đó vẫn là điểm yếu nhất. Cái tôi có thể dám nhìn nhận là việc đó tôi đangtừng bước làm tốt hơn, cho riêng tôi thôi chứ chưa dám nói là cho thị trườngnày.

Đức Trí: "Nhiều người như ếch ngồi đáy giếng"

Nếu so sánh với Tuấn Khanhvà Võ Thiện Thanh thôi nhé, cá tính âm nhạc của anh hiền hơn họ. Có phải “dĩhòa vi quý” là sự lựa chọn của anh. Và chính vì nó, anh nổi tiếng và thànhcông rộng rãi hơn họ?

Tôi đã nói từ đầu, nếu coitôi là người sáng tạo thì tôi không có thế mạnh. Thế mạnh của tôi là sự đadạng, chơi với tất cả các phong cách. Mà khi viết nhiều quá thì chắc chắn làkhông rõ màu rồi. Đã có lần tôi nói rằng: “ Tôi đàn không hay lắm, hát khônghay lắm, viết cũng không xuất sắc lắm… vậy nên tôi mới chuyển sang làm nhàsản xuất!”

Sự thoái trào của âm nhạcgiải trí vài năm trở lại đây có phải là do cả một thế hệ sáng tác trẻ haimiền đang uể oải và mệt mỏi. Trong đó có cả chính anh?

Chúng ta nên nhìn xa hơn mộtchút. Đây là hệ quả do chúng ta cách biệt thế giới quá lâu. Từ chỗ tụt hậucho đến khi tiếp xúc lại bị quá tải, ngấu nghiến ăn mà do đói thông tin lâuquá, nên không biết đâu là ngon. Với một hiện trạng bị bội thực như thế,người nền tảng yếu thì phần lớn làm bừa. Còn người có nền tảng tốt, khi tiếpxúc lại với nền văn hóa hội nhập và internet lại bị cảm giác hoặc là bỡ ngỡ,hoặc sợ, hoặc quá tự trọng, không dám làm… Bởi họ thấy xưa giờ những gì mìnhbiết sao nó khác quá…Mà cái gì cũng vậy, khi mà sông đổ ra biển thì cửa sôngbắt buộc phải đục, và qua khúc đó sẽ thành nước biển trong trở lại.

Vậy vai trò dẫn dắt côngchúng của nhạc sĩ, nghệ sĩ ở đâu?

Tôi không biết người khácnghĩ sao, nhưng với tôi, vai trò nhạc sĩ là rất tự nhiên. Thế giới quan củanhạc sĩ được truyền tải qua tác phẩm phải được người ta cảm nhận thấy. Nhưvậy tưởng như không quan trọng, nhưng thế giới quan sáng tạo của người sángtác lại là then chốt. Con người nghệ sĩ sống quảng đại sẽ có những tác phẩmlớn, mang tính đương đại cao. Còn nói đến vai trò ư, nó là một câu hỏi quálớn đối với tôi. Với riêng tôi, đời sống cá nhân quyết định tác phẩm củachính mình.

Cá tính sáng tạo thườngphải độc lập mới có giá trị. Còn anh lại gần với công chúng…Vậy nên đặt sángtạo vào chỗ nào cho Đức Trí?

Tôi dùng chữ ngắn gọn là Kếthợp. Tôi vẫn nhìn mình ở góc độ người sản xuất chứ không phải người sángtạo. Tôi sẽ không ra được một tác phẩm nếu không có cảm xúc từ đâu đó tới,từ bạn bè hay từ một ý đồ nào đó. Tôi cũng không thể nào kết hợp được vớinghệ sĩ nếu như họ không có tố chất gây cảm hứng cho tôi… Tôi có từ khóa vẫnhay dạy cho học trò, kim chỉ nam mấu chốt quan trọng trong âm nhạc của tôilà sự kết hợp. Nếu tôi sáng tạo độc lập, chắc chắn tôi sẽ bị mai một. Nhưngnếu tôi kết hợp với cái gì đó, chắc chắn sẽ thăng hoa.

Khi viết, tôi cố gắngkhông vì một mục đích nào

Đức Trí: "Nhiều người như ếch ngồi đáy giếng"

Vậy với hai lợi thế dễdàng nhìn thấy ở anh: giai điệu và ca từ. Anh đã chăm chút nó thế nào?

Tất cả là khả năng.

Nhiều ca sĩ đã khẳng địnhrằng anh viết nhạc không phải là dành cho họ. Tại sao vậy?

Đúng, tôi không có bài viếtriêng cho ai mà thành công cả. Khi viết, tôi cố gắng không đặt mục đích vào.Yếu tố “kết hợp” của tôi chính là như vậy. Viết là viết, người ta thấy hợphoặc tôi thấy hợp thì đưa cho họ. Khán giả thấy hợp thì họ thích. Vậy thôi.

Không khó để thấy thế mạnhcủa anh là nhạc pop lãng man. Vậy khi cần phải có nhạc tiết tấu nhanh, mạnh,hiện đại như R&B hoặc rock thì anh phải cố?

Tôi phải cố chứ, cố làm chonó tốt nhất trong mức mình có thể. Và tôi cũng thừa hiểu mình sẽ không làmviệc đó tốt như những người chỉ chuyên sáng tác âm nhạc cho các thể loại đó.Ví dụ, khi Hồ Ngọc Hà muốn hát R&B, thì tôi phải biết nhạc đó là nhạc gì, cótiết tấu thế nào. Do đó phải tìm được cho Hà một người làm nhạc như DươngKhắc Linh. Hoặc khi có Phạm Anh Khoa, tôi biết mình không thể làm được nhạcrock như những rocker, vì thế tôi phải tìm tới Dũng Dalat.

Phải chăng nền tảng củaanh bắt đầu từ nhạc dân tộc. Chất Á đông thực ra của anh nhiều hơn chất Tâyphương?

Thực ra không thể nói cái nàonhiều hơn, mà hãy nói những gì tôi có là từ đâu tới. Nhưng nếu đong đếm thìcó lẽ, kiến thức về nhạc dân tộc của tôi sẽ không nhiều bằng chất Tây phươngđâu, vì tôi tốn 4 năm học cổ điển, thêm 4 năm jazz. Trong khi đó, nhạc dângian tôi học theo kiểu tài tử. Nhưng đúng, tôi là người từ âm nhạc Á đông màđi tới.

Vì sao anh chối từ khảnăng khai thác âm nhạc từ chất liệu phương Đông vốn được giới chuyên môn cổxúy?

Tôi chưa bao giờ từ chối tínhdân gian trong âm nhạc. Chẳng qua, tôi vẫn viết bỏ túi và cảm thấy chưa đếnlúc đưa ra. Tôi cũng không mấy tán đồng quan điểm, cứ mượn cớ dân gian đểlàm âm nhạc. Tôi thích kiểu sáng tác của bác Phạm Duy, viết nhạc nghe cứtưởng là rất Tây phương nhưng thực ra nó rất thuần Việt. Âm nhạc dân gianhiện nay làm tôi chỉ sợ sẽ làm khán giả ngộ nhận, là cứ phải có nhạc cụ dântộc, mặc khăn đóng áo dài để trình diễn. Cái đó có quá thiên về hình thức.Âm nhạc dân gian cũng cần phải có đời sống thực, làm sao để nguwoif ta mặcáo thun quần jeans mà vẫn hát được nó. Tôi vẫn viết nhiều bài không cần nhạccụ dân tộc chen vào hòa âm, nhưng nghe kỹ thì sẽ thấy, nó cũng từ chất liệudân gian mà ra cả.

Tôi luôn luôn trong trạngthái overwork

Đức Trí: "Nhiều người như ếch ngồi đáy giếng"

Một số nghệ sĩ từng cộngtác với anh đang tiếc khi tính nghệ sĩ của anh mai một vì anh trở thành nhàsản xuất?

Tôi nghĩ nghệsĩ cộng tác với tôi vì tính công việc và tính kinh doanh trong công việcnhiều hơn là tính nghệ sĩ. Bản thân họ đã là những người sáng tạo rồi và họcần một người có thể tỉnh táo nhìn nhận rõ ràng công việc chứ không phải làngười nghệ sĩ tính.

Anh làm nhà sản xuất,nhưng sau thành công của Hồ Ngọc Hà, người ta lại chờ những trường hợp thànhcông tiếp theo như thế?

Tất nhiên, sẽ không bao giờcó Hồ Ngọc Hà thứ hai cả. Tất nhiên, cũng sẽ không có trường hợp nào tôi lặplại chính mình cho một ca sĩ khác. Người ta cứ đi tìm những trường hợp tươngtự làm gì, bởi chắc chắn trong nghành giải trí sẽ không có sự lặp lại. Bởithế mới thú vị và đáng chờ đợi chứ.

Anh đang có quá nhiều casĩ trong công ty, dàn sức thế nào đây?

Từ xưa tôi đã làm nhiều việcmột lúc, đến mức quen luôn rồi. Và tôi cũng đã thử rút ra, làm ít việc thôinhưng kết quả là công việc xung quanh mình không chạy, vẫn phải nhúng tayvào. Sau nhiều năm, tôi đã biết sắp xếp công việc (dù vẫn luôn chạy tụt đằngsau kế hoạch) nhưng vẫn phải làm thôi.

Có khi nào anh bịoverwork?

Luôn luôn trong trạng tháinày. Ngày xưa, người ta nói nhạc sĩ nghèo, nhưng thực sự là giờ làm nhạckhông còn nghèo như xưa nữa. Nhưng tôi khẳng định sẽ không bao giờ làm giàuđược. Vì anh ta luôn phải làm việc rất nhiều.

Tương lai anh phải giảiquyết tình trang quá tải này thế nào đi chứ, để quay trở lại như một nghệsĩ?

Tôi cũng trăn trở điều này từchục năm trước, làm sao để ít việc thôi nhưng lại có nhiều tiền. Nhưng bâygiờ vẫn thế, thậm chí còn khó khăn hơn trước khi thị trường vẫn có sự cạnhtranh, vẫn có những người sẵn sàng làm rẻ phá giá thị trường… Đây là một bàitoán khó, chưa có cách giải.

Xét cho cùng, anh làm âmnhạc là đề kiếm sống. Thứ âm nhạc ra tiền thì anh làm?

Tôi làm âm nhạc vì công viêc.

TheoĐẹp



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.