Những chuyện ngất ngưởng của nhà thơ Phùng Quán

"Anh bị “chứng bệnh  “Xơ gan, cổtrướng‘’ (Tên bệnh mà như tên minh tinh điện ảnh Đài Loan). Hiện nay anh rất đẹptrai. Một lão trượng râu tóc bạc trắng, mang cái bụng sắp đến ngày khai hoa mãnnguyệt...

"Anh bị “chứng bệnh  “Xơ gan,cổ trướng‘’ (Tên bệnh mà như tên minh tinh điện ảnh Đài Loan). Hiện nay anh rấtđẹp trai. Một lão trượng râu tóc bạc trắng, mang cái bụng sắp đến ngày khai hoamãn nguyệt... Nhất là vẫn còn đọc được thơ (Tuy lực thơ có sút kém). Và viếtđược văn. Ngồi viết bị tức bụng thì anh nằm viết. Bởi vậy văn anh bây giờ toàncâu văn chỉ thiên..."

Những dòng thư của Phùng Quán gửicho một người bạn là một trong những chuyện lạ lùng ngất ngưởng của ông.

Lều lợp mía và lần phải đào huyệt cho mình

Anh Quán kể cho tôi nghe chuyện anh sống một mình trong cái lều lợp lá mía ởTrại tăng gia (của Bộ Văn hóa) bên suối Linh Nham, vùng rừng Thái Nguyên suốt banăm ròng. Mưa lũ, không ai dám vượt suối, nên anh như Robinson trên hoang đảo.

Những chuyện ngất ngưởng của nhà thơ Phùng Quán
Nhà thơ Phùng Quán. Ảnh ANTĐ

Quanh lán mọc đầy cỏ dại và câytrinh nữ. Bàn ghế là rễ cây khô ghép lại. Giường nằm là cây cổ thụ bị bão xô gậtgốc lũ cuốn về, lấy rìu vạt bằng phía trên, rồi đục lõm xuống như cái áo quan.Anh sống với một con chó, một con heo, một bầy gà. Người với vật cùng ăn sắn,bắp, rau lang, ốc suối và cá tôm tự đánh bắt lấy. Anh đã tự đào một cái huyệtngay trước mặt lán, dài hai mét, rộng một mét, sâu mét rưỡi, phòng khi kiệt sức,bên mình không có ai!

Một lần anh bị dị ứng lở loét toàn thân, tưởng không sống nổi. May mắn được mộtvị sư nữ già chùa Tăng Cấu cứu khỏi bệnh nhờ mấy nắm lá tên là lá khổ sâm mọctrên đồi. Ơn cây, ơn người cứu mạng, sau đó anh làm bài thơ “Lá khổ sâm”. Bàithơ đau như một vết cắt :... Ôi rượu khổ sâm đắng lắm/Đắng đến tận cùng nỗiđắng thế gian...

Tặng sinh nhật người yêu bằng... trái bí xanh

Năm 1984, Phùng Quán về Huế sau gần 40 năm xa quê. Anh để râu dài như ông lãotrong chuyện cổ tích, đội chiếc mũ cói xứ Nghệ, khoác chiếc bị cói, cưỡi chiếcxe đạp gọi là “xe trâu” Liên Xô cao lêu nghêu, mặc chiếc áo mán khuy bấm, quầnbò sờn cũ.

Anh đi đôi dép tự chế bằng lốp ô tô, đế bố dày tới mười phân. Tôi xỏ đi thử thấynặng không lê được chân. Thế mà anh vẫn đi bình thường trong bao nhiêu năm ròng!Hỏi anh, anh vuốt râu cười, mắt chớp chớp hiền từ: "Dép nặng thế mới đứngvững trên mặt đất”. Anh một mình một mốt, không lẫn vào đâu được.

Trông có vẻ lập dị, ngang tàng, nhưng anh lại hiền khô. Ở nhà tôi, anh đi chợBến Ngự mua cá chép, dưa chua về, rồi vào bếp thổi cơm, nhặt rau, mổ cá, chẻcủi. Thời gian này anh bị một thiếu phụ đài các Huế là nhà văn Hà Khánh Linh hớphồn, nên "hồi sinh" với thơ. Một loạt bài thơ gan ruột thấm đẫm tình đời, tìnhngười, tình quê  “bùng cháy” như: "Trái thơ", "Trăng Hoàng Cung", "Tôi khóc","Mưa Huế", "Chán chộ", "Quả bí xanh"...

Anh có chép lại rất nắn nót một bản bằng bút học trò mực tím trên tập giấy kẻdòng tặng tôi với đề từ "Tiểu thuyết tình 13 chương viết trên giấy có kẻdòng". Năm 1993, in thành sách với tựa đề "Trăng Hoàng Cung".

Ngay cả trong tình yêu, Phùng Quán cũng khác người đời. Sinh nhật “nàng thơ”không phải tặng hoa, mà anh tặng... quả bí xanh! Ngày sinh nhật nàng, anh rủ tôiđạp xe xuống Thủy Dương quê anh xa 7 cây số, thỉnh một trái bí to, da căng mọngmàu ngọc bích. Rồi anh cặm cụi đề thơ lên da bí . Chúng tôi lấy bao tải, quần áocũ bọc trái bí cẩn thận, xong, anh ôm bí ngồi xích lô lên Huế.

Trưa hôm ấy, hàng trăm người ngạc nhiên trước món quà tặng quá bất ngờ của thisĩ Phùng Quán: Đó là một quả bí xanh lớn có bài thơ đề trên da bí mà anh gọi làkhối thiên thần màu ngọc bích! Anh nâng tặng vật nặng trĩu trên tay, nói trongtiếng thở gấp: "Tặng vật tôi mang từ quê nội tặng sinh nhật em đây!”.

Nàng thơ bước vội sau tấm màn gió, cầm ra chiếc gối còn dính vài sợi tóc củanàng để làm gối cho anh đặt “trái bí thơ”  "Trên da bí / Màu men ngọc lý /Tôi tạc câu thơ / Buồn như lửa / Hỏa táng trái tim...". Quà sinh nhật tặngngười tình như thế tôi thưa thấy bao giờ. Nó vừa ngộ nghĩnh, xa xót, vừa bảnchất như chính sự hồn nhiên chứa chan của cuộc sống!

Chiếc áo định mệnh và lần hành khất ở ga Huế

Giáp Tết năm 1994, tức một nămtrước khi mất, anh đưa vợ đi chơi Sài Gòn ra, khi tàu ra Huế, anh nói dối vợxuống mua điếu thuốc, rồi “ trốn“ ở lại Huế cho tới ngày 22 Tết mới lên tàu raHà Nội. Ở Sài Gòn ra, anh tặng tôi một be rượu Trung Quốc, mà anh gọi cho oai là“rượu Mao Đài”. Anh luôn mang trong chiếc bị cói truyền thống của mình một chiếcáo khoác may theo kiểu áo dài thân bằng vải gì không biết, anh nói thứ vải nàylà thao, đũi gì đó đắt lắm. Chiếc áo vợ chồng nhà thơ Thu Bồn - Lý Bạch Huệtặng, nhưng tôi thấy cứ giống y chang loại vải may buồm ở làng biển của tôi xưa.

Chiếc áo ấy chằng chịt đầy chữ kýcủa bạn bè văn nghệ, bạn đọc mến mộ anh với đầy đủ thứ màu sắc xanh đỏ tím vàng.Ở cơ quan Tạp chí Sông Hương hôm đó, mọi người chen nhau để  được ký vàochiếc áo. Chữ ký của tôi ở cổ áo bên phải. Anh bảo khi chết anh sẽ mặc chiếc áoấy để sống mãi với hơi ấm bạn bè. Chiếc áo định mệnh ấy gia đình đã mặc cho anhtrong giờ phút cuối cùng!

Đêm 22 Tết năm đó, trong phòng đợi tàu ga Huế, vợ chồng tôi, các anh Lê GiaNinh, Vĩnh Cường, Nguyễn Trọng Huấn, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, đạodiễn điện ảnh Vinh Sơn thức tiễn anh tới một giờ sáng. Anh uống nhiều rượu, sangsảng đọc thơ cho lữ khách nghe. Mọi người rất xúc động. Thơ anh đọc ở đâu cũnglàm cho mọi người xúc động vì chất bi hùng thống thiết.

Đang đọc thơ anh bỗng ngả mũ đi hành khất. Dáng anh đi từng bước y chang ngườihành khất ở ga. Hầu như ai cũng xúc động bỏ tiền vào mũ anh. Có cả những dukhách nước ngoài. Số tiền kiếm được anh chia luôn cho những người ăn xin ở gangay khuya hôm đó! Tôi có ngờ đâu đó là lần anh đọc thơ cuối cùng với Huế để rồixa Huế mãi mãi!

Cái bàn chổng ngược

Những ngày cuối đời (1/1995), trong lúc bạo bệnh đau đớn, Phùng Quán vẫn điệncho bạn bè nói là mình đang “Cụng ly với thần chết”. Một nỗi khổ tâm lớn nhấtcủa anh là vì bệnh nặng, không còn được uống rượu!

Từ ngày bác sĩ Bệnh viện Saint - Paul cho biết anh bị bệnh xơ gan cổ trướng,phải kiêng rượu, anh bảo: "Không uống rượu thì còn gì là Phùng Quán!”. Cólần buồn quá anh “tuyên bố”: “Nếu chắc chắn bị thần chết xử tử vì ung thưgan, thì có bao nhiêu rượu đều mang ra cùng uống hết với bạn bè!”. Nhưng anhlại mong sống thêm với vợ con, với bạn, với thơ, nên anh rất nghiêm túc kiêngrượu. Anh không uống, nhưng bạn bè đến thăm anh vẫn bảo vợ mang rượu ra đãi bạn.Anh ngồi chạm cái ly không với mọi người để nghe âm thanh quen thuộc, rồi nhìnbạn uống rượu để khỏi thèm! 50 năm rượu và thơ, có rượu Phùng Quán đọc thơ mớicuốn hút, lay động lòng người. Bây giờ không rượu, anh vận hết nội công còn lạiđể đọc thơ “phục vụ” mọi người, nhưng dường như giọng đọc mười phần chỉ còn babốn!

Nỗi khổ thứ hai của Phùng Quán là không còn được ngồi vào bàn viết văn nữa, vìcái bụng bị xơ cứng. Thế nên, anh đã tự thiết kế cho mình một cái bàn đặc biệt,chưa từng có trong lịch sử loài người! Đó là cái bàn chổng ngược.

Tức là mặt bàn nằm sấp, úp xuống, chân bàn treo ngược lên, giấy kẹp vào mặt bàn.Anh nằm ngửa, giơ tay lên trời mà viết. Phùng Quán 30 năm viết “văn chui”, đếnkhi được quyền viết, thì không còn mấy thời gian nữa, nên anh thèm viết lắm. Vàbằng cái bàn viết ấy, anh đã viết xong phần một bản thảo kịch bản phim kể chuyệnvề một bà mẹ nuôi bộ đội ở chiến khu Hòa Mỹ (Huế) có cả một bầy con nuôi là hàngbinh người Đức, Nhật, Algierie, Maroc...

Cứ sau mỗi trận đánh, họ lại quây quần bên người mẹ Việt Nam để lo cho mẹ từchiếc cối giã trầu. Anh phát triển kịch bản này từ truyện tranh “Chiếc cối giãtrầu bằng thép" đã in mấy năm trước. Trước khi vĩnh biệt thế gian ba ngày, PhùngQuán đã trao tập bản thảo ấy cho đạo diễn điện ảnh, nghệ sĩ nhân dân Huy Thành!

Về cái bàn viết này, anh viết thư cho một người bạn ở xa, kể chuyện rất tếu:"Anh bị “chứng bệnh  “Xơ gan, cổ trướng‘’ (Tên bệnh mà như tên minh tinh điệnảnh Đài Loan). Hiện nay anh rất đẹp trai. Một lão trượng râu tóc bạc trắng, mangcái bụng sắp đến ngày khai hoa mãn nguyệt... Nhất là vẫn còn đọc được thơ (Tuylực thơ có sút kém). Và viết được văn. Ngồi viết bị tức bụng thì anh nằm viết.Bởi vậy văn anh bây giờ toàn câu văn chỉ thiên... rượu nó bỏ anh, vì từ khi anhlâm bệnh, rượu thấy anh mất phong độ của bậc ẩm giả.  Cuộc đời vui quá khôngbuồn được..."

Theo Ngô Minh
Những chuyện ngất ngưởng của nhà thơ Phùng Quán



Cảnh phim vô duyên của Thúy Diễm
Vào vai tiểu thư Mỹ Đình nhiệt tình vì bạn, Thúy Diễm gây tranh cãi với hình tượng ồn ào, xốc nổi trong "Trạm cứu hộ trái tim". Bên cạnh đó, cô còn bị đánh giá là kém duyên trong mối quan hệ giữa Nam và bạn gái.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.