Viết sao cho phải đạo?

Nghệ sĩ có tác động nhất định với xã hội không chỉ qua thực hiện thiên chức nghệ thuật mà còn qua hình ảnh, sinh hoạt đời tư.

Nghệ sĩ có tác động nhấtđịnh với xã hội không chỉ qua thực hiện thiên chức nghệ thuật mà còn qua hìnhảnh, sinh hoạt đời tư.

Nhưng nghệ sĩ cũng là conngười có đúng, có sai. Thông tin về đời tư nghệ sĩ sao cho không tổn hạichuyện riêng và không tác hại cho xã hội?

Giữa trùng trùng điệp điệpthông tin như hiện nay, một thông tin sống được với công chúng phải tác độngđến cảm xúc của người tiếp cận thông tin. Cảm xúc của công chúng càng mạnh,thông tin đó càng có cơ hội được chú ý nhanh và lưu lại lâu. Có nhiều cungbậc cảm xúc được khai thác cho việc chú ý đến thông tin: thích thú, ngưỡngmộ, thương cảm, tức giận, bất bình,… và không loại trừ cả những cảm xúc liênquan đến vấn đề giới tính, tình dục.

Viết sao cho phải đạo?

Không thể phủ nhận tínhhấp dẫn của dạng thông tin có chứa những cảm xúc loại này. Đây là những cảmxúc rất kín đáo, thường bị đè nén do chuẩn mực xã hội nhưng lại rất dễ đượckích hoạt trong đời sống cảm xúc của cá nhân. Tuy nhiên, hệ quả chứa mặttiêu cực của những cảm xúc dạng này đã được các nhà giáo dục, nhà hoạt độngxã hội lên tiếng nhắc nhở. Về trách nhiệm xã hội, việc thông tin đời tư nghệsĩ ở mức nào là phù hợp?

Thiếu tướng Hữu Ước, Tổng Biên tập CAND:

Lợi ích cộng đồng - hành lang pháp lý củanhà báo

Ngoài phục vụ yêu cầu chínhtrị, báo chí còn có chức năng thỏa mãn nhu cầu giải trí của bạn đọc. Thôngtin về người được xã hội chú ý luôn là nguồn đề tài vô tận nuôi sống báochí. Tôi không có chủ trương không đăng chuyện đời tư của giới nghệ sĩ, điềuquan trọng là đưa nó như thế nào và tác động của nó ra sao.

Ngay khi nghệ sĩ đến cung cấpthông tin cho phóng viên nhằm mục đích lăng xê thì chúng tôi cũng không ngạiđăng, miễn thông tin đó không ảnh hưởng xấu đến một cá nhân nào khác vàkhông gây ra hậu quả nghiêm trọng nào. Để thẩm định điều này, tôi luôn căndặn phóng viên của mình khi tiếp nhận thông tin phải xem xét thật kỹ liệu họcung cấp thông tin vì động cơ gì, đừng thấy thông tin hấp dẫn mà vội laovào, cuốn theo để rồi “sập bẫy”.

Tuy nhiên, trước hết đó phảilà sự thật. Có những thông tin nhân vật đã đồng ý cho đăng hay chính miệnghọ kể nhưng chưa hẳn đã là sự thật. Trước hết là nhà báo, anh phải có nghĩavụ kiểm chứng thông tin.

Dù vậy, cũng có những thôngtin là sự thật 100% và khi đăng số lượng phát hành có thể tăng vọt nhưng tôivẫn quyết không đăng vì nó ảnh hưởng nặng nề đến uy tín, danh dự của nhữngngười liên quan.

Chẳng hạn báo chí công bố mộtbí mật về một nữ nghệ sĩ có gia đình ngoại tình với một nam nghệ sĩ khác.

Có thể phóng viên không cóđộng cơ xấu khi đưa tin nhưng độ từng trải chưa có, còn non tay nghề, hoặcanh cố ý viết vì một động cơ nào đó. Nhưng trước khi đặt bút viết, anh phảiđặt mình vào vị trí của nhân vật xem thông tin đó có gây phương hại nghiêmtrọng gì đến đời sống riêng tư của họ và có tác động tích cực đến côngchúng.

Cho dù chuyện nữ nghệ sĩ ngoại tình là có thật thì nó có lợi ích gìcho công chúng? Có những sự thật riêng tư khi đăng lên sẽ gây xấu hình ảnhcủa người nghệ sĩ trong mắt công chúng nhưng nó giúp người nghệ sĩ ấy điềuchỉnh hành vi, hoàn thiện nhân cách và được dư luận ủng hộ thì đáng đăngchứ.

Trong thời gian chờ luật hoànthiện, các nhà báo hãy lấy công chúng làm hành lang pháp lý để hoạt động.Trong mỗi bài báo, hãy đặt lợi ích công lên hàng đầu và cứ đi theo hướng ấysẽ không lo đi lệch.

Tôi không ngại khi phóng viênđề cập đến những vấn đề riêng tư của giới nghệ sĩ nhưng tôi buộc họ phải camkết dù có bị kiện họ vẫn có bằng chứng để người đi kiện không thể thắngkiện. Cứ hướng ngòi viết vào sự thật và đặt lợi ích cộng đồng lên hàng đầu,bạn đã có một hành lang pháp lý an toàn cho chính mình.

Đoàn Bắc Việt Trân, CV tâm lý đài 1080:

Cần giữ ranh giới những bí mật

Cá nhân cần được bảo vệ ranhgiới của riêng mình và phải biết cách tự bảo vệ ranh giới ấy. Ở đây gồm cảvật chất (cơ thể, nhà ở…) và tinh thần (suy nghĩ, tình cảm…), cả ranh giớipha trộn hai yếu tố ấy (các mối quan hệ, thư từ…). Khi cá nhân đồng ý mở cửaranh giới, thường đó là sự kiện làm cá nhân cảm thấy thoải mái, vui vẻ, tựhào.

Ngược lại, những khoảng bị đóng kín, được coi là bí mật, thường lànhững sự kiện đau buồn, tổn thương, sợ người khác không thông cảm được. Bímật này lại là mảnh đất rất tốt của truyền thông, nhất là khi cá nhân ấy lànhân vật nổi tiếng. Những góc khuất này rất dễ gây cảm xúc mạnh với côngchúng nhưng cũng tạo phản ứng ngược với người bị tiết lộ. Họ rất dễ bị tổnthương tâm lý hoặc những thiệt hại về vật chất do các tiết lộ đó.

Người nổi tiếng, theo nghĩangười của công chúng, thường được biết đến với những điểm tốt, điểm mạnh,thậm chí hoàn hảo. Điều này làm nên hình tượng của họ với công chúng. Côngchúng cần hình tượng để ngưỡng mộ, để ước mơ, tuy nhiên công chúng cũng cầnđược thấy hình ảnh của mình trong hình tượng ấy.

Những bí mật - góc khuấtcủa hình tượng làm cho công chúng thấy hình tượng “đời” hơn, gần với thực tếhơn. Như vậy cũng có vẻ như con người có xu hướng tin vào cảm xúc có được từnhững góc khuất chứa đựng bí mật. Nhưng những chuyện riêng tư, chưa biếtđúng sai được truyền thông tiết lộ sẽ có ảnh hưởng nhất định tới nhận thức,tình cảm, thẩm mỹ của công chúng, nhất là công chúng trẻ. Bình thường họ họctheo mốt tóc, cách trang điểm, thời trang của người X, Y thì liệu họ có thểmiễn nhiễm với lối sống, cách sống là lạ, ngồ ngộ, khác đời của X, Y không?

Xây dựng thông tin bằng cáchtác động vào cảm xúc thông qua việc tấn công vào những bí mật khuất tối rấtdễ cổ súy cho sự cạnh tranh bất chấp sự tôn trọng ranh giới. Sự chia sẻ cảmxúc tích cực giữa con người có khuynh hướng bị thu hẹp lại, công chúng sẽ ítchú ý tới tấm gương em bé giúp người hoạn nạn hay người bác sĩ tận tâm màdành sự tập trung cho chuyện người này ngoại tình, cô kia có thai khi chưacưới.

Nguy hiểm hơn là việc phanh phui những ranh giới bí mật vì mục đích tòmò, cạnh tranh còn có thể gây ra hệ quả đối với người đọc về sự thiếu lòngtin vào cái tốt, cái tích cực mà hướng tới tìm kiếm những cái xấu, cái lạ,giật gân.

Đưa tin bôi xấu việc cưới là xâm phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm

Nếu những thông tin trên báo nhằm đưa tin một cách trung thực, khách quan (không bình luận chủ ý cá nhân) về sự việc đã có nhiều người biết thì không thể coi là xâm phạm bí mật đời tư. Việc A kết hôn với B tại khách sạn có nhiều người dự, không còn là chuyện bí mật nữa, không thể xem là bí mật đời tư. Vấn đề là thông tin bài báo nhằm mục đích gì.

Nếu việc thông tin chuyện kết hôn với lời lẽ nhằm bôi xấu danh dự, nhân phẩm (ai đọc cũng có thể hiểu dụng ý của người viết “ác ý” hoặc ngụ ý bôi nhọ danh dự, uy tín của cá nhân và người thân), gây thiệt hại về danh dự, uy tín… thì có thể viện dẫn Điều 37 Bộ luật Dân sự: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”.

Hiện nay do không có quy định cụ thể nên các thẩm phán khi xử những vụ tương tự sẽ rất dễ tùy tiện, mỗi nơi hiểu một cách về xâm phạm bí mật đời tư. Cần phải có văn bản dưới luật (nghị định) hoặc nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn hoặc UBTVQH giải thích rõ vấn đề này.

Tiến sĩ Lê Mai Anh, Phó Giám đốc Học viện Tư pháp (Hà Nội)

TheoPhapluattp



Cảnh phim vô duyên của Thúy Diễm
Vào vai tiểu thư Mỹ Đình nhiệt tình vì bạn, Thúy Diễm gây tranh cãi với hình tượng ồn ào, xốc nổi trong "Trạm cứu hộ trái tim". Bên cạnh đó, cô còn bị đánh giá là kém duyên trong mối quan hệ giữa Nam và bạn gái.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.