Phận cay đắng teen "bán hoa" ở tuổi 14

Từng mơ ước trở thành một cô giáo đem cái chữ đến với trẻ em nghèo, sống cuộc sống bình lặng giữa đời thường nhưng rạn nứt gia đình, vết trượt đầu đời đã khiến Hoa phải trả giá bằng những tháng ngày đằng đẵng trong trung tâm giáo dưỡng.

Từng mơ ước trở thành một cô giáo đem cái chữ đến với trẻ em nghèo, sốngcuộc sống bình lặng giữa đời thường nhưng rạn nứt gia đình, vết trượt đầuđời đã khiến Hoa phải trả giá bằng những tháng ngày đằng đẵng trong trungtâm giáo dưỡng. Chính tại nơi đây, Hoa mới nhận ra được mảng tối sáng củacuộc đời mình và ước mơ được giải phóng...

Tuổi 14 định mệnh...

Trongchuyến công tác miền núi mới đây, tôi tình cờ gặp Hoa, một cô bé miềnxuôi đang được cải tạo tại Trung tâm giáo dục lao động tỉnh Sơn La. Tôiấn tượng em ngay từ cái nhìn đầu tiên với nước da trắng, khuôn mặt tráixoan, đôi mắt buồn và cách nói chuyện có duyên. Hoa thổ lộ từ rất lâurồi em không trò chuyện “hết mình”với một người khác giới như vậy. 

Cuộc sống “ăn sương, bán phấn” đã luyện cho em trở nên thờ ơ, vô cảm,thậm chí đề phòng với đàn ông lạ. Nhưng khi biết tôi là nhà báo, muốnđược viết về cuộc đời em, về những tháng ngày “đoạn trường” của em, Hoađã “trải hết lòng mình”. “Em kể cho anh nghe về cuộc đời em không phảivì em muốn lên báo, đơn giản là em muốn có một ai đó lắng nghe, chia sẻvới mình.Chỉ một giây phút ngắn ngủi, đủ để thở thôi cũng là điều vôcùng đáng quý, quý đến cay mắt, đắng lòng anh ạ !”.

Hoa vốn sinh ra không được may mắn như bạn bè cùng trang lứa. Tuổi thơcủa em là một chuỗi dài những cay đắng và bất hạnh. Cái nghèo kéo theocái khó, khi em mới 7 tháng tuổi, do không chịu được cuộc sống túng bấn,bố Hoa đã bỏ mẹ con em đi tìm chân trời mới. Ngày ngày, mẹ con rau cháonuôi nhau, bữa đói bữa no, sống trong sự đùm bọc và chia sẻ của bà conchòm xóm. Vài năm sau, mẹ Hoa đi bước nữa với một người đàn ông nhiềuhơn mẹ vài tuổi, nhà “sát vách liền lưng”. Lúc đầu, em cũng không lấylàm vui khi trong nhà bỗng nhiên xuất hiện một người đàn ông khác, nhưngsau mẹ sinh em bé, Hoa cũng dần nguôi ngoai. Mặc dù cùng mẹ khác cha,song hai chị em rất yêu thương nhau.
 
Cuộc sống trôi đi chođến khi Hoa 14 tuổi. Tai ương như cơn lũ đổ ập xuống đầu, nhấn chìm emtrong những tháng ngày nhơ nhuốc và tội lỗi. Cái tuổi 14 định mệnh đãđẩy cuộc đời em sang một trang mới đầy xót xa và nhục nhã kéo dài trongtuổi thanh xuân của em. Điều đắng cay, chính cha dượng là người đã “giếtchết” cuộc đời em. “Một hôm lấy lý do công việc, cha đưa em lên thịtrấn. Đang đi, hai cha con tạt vào một quán phở để ăn sáng. Sau bữa ăn,em thiếp đi lúc nào không biết. 

Trong lúc nửa tỉnh nửa mê, em thấy mình được một người lạ bế lên ô tô vàchở đi nhưng không biết đi đâu. Em cố gắng vùng dậy để thoát thân nhưngđều vô vọng, thân mình em mềm nhũn tưởng như không còn sự sống. Lúc tỉnhdậy, em thấy mình đang nằm trong căn phòng ẩm thấp cùng với hai chị nữa.Bên ngoài, cửa đóng then cài không còn đường để thoát thân. Em đã phầnnào dự liệu được tai ương sắp xảy ra với mình. 

Ít lâu sau, một phụ nữ trạc ngoài 40 tuổi, dáng người đậm, nước da nhờnhờ cùng với 2 gã đầu trọc lốc bước vào. Người phụ nữ này cho biết em đãbị cha dượng bán vào đây và từ giờ trở đi em thành “gái bán hoa”...đểtrả nợ. Ban đầu , em không chịu nên bị mắng, bị bỏ đói, thậm chí bị hànhhạ bằng vũ lực. Đến ngày thứ năm, em phải nhắm mắt tiếp khách theo ý củabà chủ”, Hoa ngậm ngùi nhớ lại.
 
Những tháng ngày sốngtrong “động quỷ”, cuộc sống với Hoa chẳng khác gì “địa ngục”. Ba chị emcùng cảnh ngộ được xếp chung một phòng. Căn phòng rộng không quá 20mvuông được ngăn thành 3 phòng nhỏ, xếp bởi những tấm tôn rách nát, ốvàng, cột lại bằng dây thép,mái lợp nham nhở miếng vá. Thỉnh thoảng mùixú khí lại xộc lên nồng nặc. 

Những cuộc “hành lạc” của khách làng chơi diễn ra trong từng căn phòngnơi đây. Ba chị em gần như phải tiếp khách bất kể ngày đêm. Mỗi ngàyphải tiếp khoảng 10 lượt khách. Sức khỏe suy kiệt, nhiều lần bọn em vanxin nhưng bị bà chủ và đồng bọn lạnh lùng đánh đập. Trong suốt quãngthời gian ở đây, Hoa bị đối xử như tù giam lỏng, không được bước chân rangoài. Trái lời sẽ bị bà chủ đánh không thương tiếc.

Sợ ba chị em bỏ trốn, bà chủ ra lệnh mọi sinh hoạt cá nhân đều phải thựchiện trong căn nhà chung. Đồ dùng, áo quần của cả ba chị em đều được bàchủ trang bị. Ai tiếp được nhiều khách thì được mua nhiều đồ hơn. Hômnào không có khách nào thì bị mắng chửi và bỏ đói. Hoa là người ít tuổinhất nên có nhiều khách, vì thế cũng được cưng chiều và chăm sóc tốthơn. 

Hoa kể: “Có những hôm các chị ấy bị ốm không tiếp khách được, bà chủliền bỏ đói. Mấy chị em thương nhau như người trong nhà nhưng cũng chẳngbiết làm thế nào, đành giấu bà chủ chia sẻ suất cơm ít ỏi cho nhau vàmong đến ngày được ra khỏi đây”. Hàng ngày, ba chị em chỉ được tiếp xúcvới nguồn sáng bên ngoài duy nhất qua một ô cửa sổ nhỏ. Nhìn thấy người,muốn kêu cứu cũng không được vì xung quanh là “chân tay” của bà chủ.Ngôi nhà lại nằm trên đồi, những người đi làm nương rẫy qua cũng khôngđể ý, và nếu để ý cũng chẳng thể phát hiện ra được điều gì vì nó được“ngụy trang” gần như hoàn hảo.

Tuy nhiên, ông trời đã không bỏ rơi những phận người như Hoa. Trong mộtlần truy quét gái mại dâm,, ba chị em đã được giải thoát. Mụ Tú Bà gianác bị bắt, Hoa và hai cô gái được bước chân ra ngoài nhưng lại bị tạmgiam để điều tra. Được sự làm chứng và bảo đảm của người quản lý nơi bịbắt và ép đi tiếp khách, Hoa và hai người con gái ấy được trở về nhà sau2 tháng tạm giam.

Cayđắng ngày trở về

Launhững giọt nước mắt lăn dài trên gò má, nén tiếng thở dài ngao ngán, Hoangậm ngùi: “Cuộc đời em có lẽ là một “vở kịch”, vở kịch đẫm nước mắt anhạ! Mới 14 tuổi, đang tuổi mộng mơ, em đã phải khoác lên mình vết nhơcuộc đời. Biết bao giờ em mới rửa sạch, mới tìm lại sự thanh thản tronglòng mình. Có ai ngờ được, cha dượng lại nhẫn tâm bán em cho quỷ dữ nhưvậy. Có lẽ, suốt đời này em sẽ không bao giờ tha thứ cho ông ta”.
 
Dứt lời, Hoa đưa mắtnhìn vô định ra khoảng không trước mắt. Em bảo, trời chiều cũng u ám nhưchính cuộc đời em vậy. Nhìn dáng em nhỏ nhắn, liêu xiêu trong nắngchiều, ngồi cô đơn một góc để số phận đùa giỡn, bất giác tôi thấy thươngem vô cùng. 14 tuổi, em như bông hoa bị hái sớm, số phận đưa đẩy khiếnem phải quăng quật với cuộc sống vốn lắm cạm bẫy của xã hội khi chưa hềcó một chút kiến thức nào về cuộc sống. Trong câu chuyện đời mình, quaphút bẽn lẽn ban đầu khi gặp người lạ, bờ vai của Hoa liên tục run lênbần bật. Tôi biết em đang phải đấu tranh với chính tư tưởng mình.

Hoa kể tiếp, sau nhiều năm lưu lạc, em trở về nhà, chưa bao giờ em vuinhư lúc đó. Thế nhưng, trời chẳng chiều lòng người, “niềm vui ngắn chẳngtày gang”. Thay vì viễn tưởng sum họp gia đình, Hoa lại đón nhận thêmnhững sóng gió mới. Đón em không phải mẹ mà là một người đàn ông đứngtuổi và một cô bé chừng vài tuổi. Sau phút ngỡ ngàng, Hoa được nghe kểlại, mẹ em đã mất cách đây ít lâu. Người đàn ông trước mặt em là chồngthứ 3 của mẹ và cô bé kia chính là con riêng của mẹ với người đàn ôngấy. Cậu em trai cùng mẹ khác cha với Hoa giờ cũng đã lớn tướng, thấy chịvề nó mừng mừng tủi tủi. Hai chị em ôm chầm lấy nhau òa khóc nức nở.

Chưa kịp hỏi han chuyện gì, bố dượng mới của Hoa cho hay: “Hôm nay làgiỗ đầu mẹ mày, còn ngôi nhà này ngày mai người ta dọn đến ở, chúng màykhông được sống ở đây nữa. Mày về rồi thì tao trả hai đứa em cho mày,mày nuôi được thì nuôi, không nuôi được thì tao bán, có người sắp đếnđưa chúng nó đi rồi đấy. Ngôi nhà này thì chúng mày đừng có mơ. Còn mẹmày, mày thờ được thì thờ, không thờ được thì bỏ”. Dứt lời, người đànông nhẫn tâm quăng hết đồ đạc của ba chị em ra ngoài. Một giọt máu đàohơn ao nước lã, lại đã thấm thía cuộc sống khi bị bán đi, Hoa chỉ biếtcay đắng nói với dượng rằng: “Dượng đừng bán, nó là em của con, có thếnào thì con cũng nuôi”. Hoa ôm đứa em gái vào lòng và bảo: “Thôi, em đivới chị, có đói khổ gì thì chị cũng sẽ nuôi em”. Thế là ba chị em bị đẩyra khỏi căn nhà nơi chôn nhau cắt rốn của mình, chỉ kịp mang theo vài bộquần áo và tấm di ảnh của mẹ.
 
Lúc trở về quê, Hoamay mắn được người hàng xóm đưa cho 2 chỉ vàng bảo là của mẹ để lại làmhồi môn. Ông bà ngoại đã mất từ lâu, lúc còn sống cũng chỉ sinh đượcmình mẹ Hoa, nên ba chị em không còn chỗ nào để dựa dẫm, phải đi thuênhà để ở. 

Giọtnước mắt hối hận

Ba chịem rau cháo nuôi nhau, tằn tiện sống qua ngày. Cuộc sống tưởng trôi đitrong êm đềm, nhưng tai ương lại bỗng đâu ập xuống. Cuộc đời Hoa lạibước sang một trang khác. Hai năm sau, nghe lời rủ rê của một người cùnglàm hàng thêu, Hoa lên Sơn La làm quán cà phê, hy vọng sẽ kiếm đượcnhiều tiền hơn để cuộc sống bớt khó khăn. Hai em của Hoa cũng đã biết tựlo cho bản thân và chăm sóc nhau nên Hoa an tâm khăn gói ra đi.

Lên Sơn La, Hoa phục vụ trong quán cà phê. Thấy em xinh xắn, trắng trẻonên bà chủ gợi ý cho em cách “đi khách” để kiếm tiền dễ dàng hơn. Nghĩmình cũng đã một thời làm công việc này, hơn nữ lại còn hai đứa em ở nhàđang chờ mình mang tiền về nên Hoa quyết định nhắm mắt đưa chân. Cuộcsống “ăn sương bán phấn” Hoa vốn đoạn tuyệt ngày nào lại trở về. Em lạitiếp tục chìm trong những tháng ngày nhơ nhuốc. “Em đã không biết tự bảovệ mình, không biết giữ mình trước dòng xoáy cuộc đời để cuộc đời cứchết dần chết dần như một vũng nước sình lầy không sự sống”. Hoa chuachát.

Có lẽ cuộc đời Hoa sẽ gắn với những cuộc mua bán thân xác nơi đất kháchquê người lắm sóng gió này nếu như không có một ngày, ngày mà với nhiềungười thì là vận đen nhưng với Hoa đó lại là ngã rẽ, là chút may mắn củacuộc đời. Trong một lần tổ chức truy quét gái bán dâm, Hoa đã bị công anbắt khi đang bán dâm cho khách làng chơi và được đưa vào Trung tâm giáodục lao động tỉnh Sơn La. 

Tại đây, em thấy cuộc sống thực sự trở lại. Em đã được ăn bữa cơm ấm áptình người, được chăm sóc và quan trọng hơn là được học nghề và dạynhững kỹ năng cơ bản về cách chống lại sự trớ trêu đến nghiệt ngã của sốmệnh. Hoa tâm sự: “Khi nào được về, chưa biết có được chấp nhận haykhông, nhưng việc đầu tiên em mong muốn là cho hai đứa em của em đếntrường. Chúng sẽ không bao giờ rơi vào hoàn cảnh như em. Em tin, lối vềcủa em sẽ bớt chông gai bởi em đã là một con người khác, ngay từ khibước chân vào đây”.

Nhìn cô bé tự tin trước lỗi đi của tương lai, tôi cũng thấy ấm lòng hơn.14 tuổi em bị sa vào “động quỷ”, giờ đã gần 20, cuộc đời đã dạy em nhữngbài học xót xa về nhân tình thế thái, để em bản lĩnh hơn trước sóng giócuộc đời. Tôi tin, mai này, khị được trở về, nhất định em sẽ sống tốt,sẽ kiếm một cái nghề tử tế để không phụ lại lòng tin của mọi người dànhcho mình.
 
Theo Hôn nhân và phát luật


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.