Nằm "sai hướng" có thể bị bóng đè

Dù cùng một chiếc giường nhưng có người khi nằm trong thì ngủ ngon lành, còn khi nằm ngoài lại bị "bóng đè", mệt mỏi, nói mê sảng...

Dù cùng một chiếc giườngnhưng có người khi nằm trong thì ngủ ngon lành, còn khi nằm ngoài lại bị "bóngđè", mệt mỏi, nói mê sảng... 

Anh Nguyễn Văn Tùng (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, anh nằm ngủ phía trong đãquen nên mỗi khi chuyển ra nằm ngoài lại không thể ngủ. Giấc ngủ không sâu,anh luôn nói mê sảng, thậm chí như bị ai đó đè lên người muốn giết mình chết...Anh thử nằm ngoài đến hai tuần thì cả hai tuần anh đều gặp hiện tượng này.

Nằm "sai hướng" có thể bị bóng đè

Ảnh minh họa

Theo tiến sĩ Vũ Văn Bằng,công ty cổ phần Nghiên cứu môi trường tia đất, cho biết hiện tượng như anhTùng xảy ra không phải là hiếm. Nguyên nhân có thể do tia đất. Tia đất thựcchất là từ trường dị thường so với các từ trường khác, do cấu trúc địa chấtmà có. Nó thường mạnh và cô đặc, có trong một nhà hay khu vực nào đó do ngẫunhiên. Tùy vào cơ địa mà có người chịu được, có người không.
 
Cũng theo vị chuyên gia này, từ trường tác động rõ nhất vào hệ thần kinh vàhệ tuần hoàn của người. Đây là hai hệ có từ trường riêng và dễ bị từ trườngcủa đất làm từ hóa. Lúc này, hệ thần kinh của người bị sẽ mất thăng bằng, dễbị choáng, ngất, cáu gắt, khó chịu... Còn hệ tuần hoàn lưu thông máu kém,gây cảm giác ngạt thở, khi nằm ngủ dễ bị mộng mị, gặp ác mộng. Từ trường từmặt đất lên có phạm vi cố định chứ không lan tỏa như khói, vì thế trên mộtchiếc giường nhưng vẫn có các vị trí từ khác nhau.

Còn thạc sĩ Nguyễn Ngọc Mai,Viện Nghiên cứu con người, cho rằng việc chuyển chỗ nằm gặp ác mộng có nhiềunguyên do, trong đó liên quan đến thể trạng, tâm lý chiếm phần nhiều. Ví dụkhi chuyển chỗ nằm nhưng thể trạng không được khoẻ, cộng với các điều kiệnmôi trường, thời tiết khắc nghiệt thì có thể gây ra những tác động khiếngiấc ngủ không sâu. Hoặc trường hợp khác, khi bị tổn thương tâm lý hay ứcchế dài ngày, người sẽ mệt mỏi, thần kinh trung ương không khoẻ, dễ dẫn đếntình trạng giấc ngủ chập chờn, mộng mị.

Khi ngủ, ý thức chìm đi nhưngvô thức lại trỗi dậy. Lúc này, những người bị mệt mỏi do tổn thương tâm lýlâu ngày dễ bị ảo giác, rơi vào tình trạng ngủ hay bị bóng đè hoặc gặp ácmộng (như gặp tai nạn nặng, rơi vào hố sâu, có ai đó định giết mình bằng cáccách này hay cách khác).

"Bản thân mỗi ngườicó  một thể trạng và căn mạng khác nhau, mỗi căn mạng hợp với một hướng nằmnhất định (gọi là hướng sinh khí). Vì vậy nếu kê giường không phù hợp sẽkhông lấy được sinh khí  tốt của vũ trụ, thậm chí còn ngược lại là chịu ảnhhưởng của tà khí. Khí này tác động qua môi trường thiên nhiên, hơi thở, từtrường mà ảnh hưởng đến chủ thể, vì vậy khi  chuyển chỗ nằm không hợp sẽ dễdẫn đến mệt mỏi", thạc sĩ Mai giải thích.

Thông thường, điều này hayxảy ra ở những người thần kinh nhạy cảm nhưng cũng có thể xảy ra ở ngườikhoẻ ở thời điểm bị ức chế thần kinh. Khi nằm ở vị trí cũ, họ cảm thấy antâm hơn, quen hơn nên không bị, nhưng khi chuyển sang vị trí nằm mới thì cảmgiác này sẽ càng tăng lên.

Theo Khoa Học &Đời Sống



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.