Nước mía tốt nhưng lại 'đại kỵ' với những nhóm người sau

Nước mía tốt nhưng không phải ai cũng có thể uống được, vậy ai không nên uống nước mía?

Nước mía là loại đồ uống quen thuộc trong mùa hè. Nước mía vừa có tác dụng thanh nhiệt lại ngon miệng nên được nhiều người yêu thích. Tuy nước mía tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể uống được. Dưới đây là những tác dụng của nước mía với sức khỏe và những người không nên uống nước mía.

Tác dụng của nước mía

Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời BS Thanh Trà cho biết, theo dinh dưỡng học cổ truyền, mía vị ngọt, tính lạnh, vào được hai kinh vị và phế, có công dụng thanh nhiệt trừ phiền, sinh tân nhuận táo, hòa trung hạ khí, lợi tiểu giải rượu, tiêu trừ mệt mỏi, trợ giúp tiêu hóa, thường được dùng để chữa các chứng trạng bệnh lý như môi khô miệng khát, tân dịch bất túc (bệnh lý sốt cao gây mất nước), tiểu tiện bất lợi, đại tiện táo kết, phản vị ẩu thổ (chứng nôn mửa, ăn vào thì bụng đầy trướng...

Về công dụng của nước mía, sách Bản thảo cương mục viết: “Giá tương, chỉ ẩu uyết phản vị, khoan hung cách” (nước mía cầm nôn oẹ, làm khoan khoái lồng ngực). Sách Tùy tức cư ẩm thực phổ viết: “Cam giá cam lãnh thanh nhiệt, hòa trung nhuận tràng, giải tửu tiết ưu, hóa đàm sung dịch” (mía ngọt, mát, thanh nhiệt, tốt cho tiêu hóa, nhuận tràng, giải rượu, trừ đàm và bổ sung dịch thể).

Sách Nhật dụng bản thảo cũng viết: “Giá tương, chỉ hư nhiệt phiền khát, giải tửu độc”. Lục Du Canh, thi nhân đời Tống đã cảm nhận sâu sắc công dụng giải rượu của nước mía trong câu thơ: “Giá tương tức giải phá dư trình” (nước mía có thể làm hết nhanh trạng thái say rượu).

Nước mía tốt nhưng lại đại kỵ với những nhóm người sau-1
Nước mía tốt nhưng không phải ai cũng có thể uống được

Ai không nên uống nước mía?

Mía và nước mía là thức uống giải khát rất tốt nhưng không phải ai cũng có thể dùng được.

Báo Vietnamnet dẫn lời Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ - Giảng viên Khoa Y học cổ truyền - Trường Đại học Y Dược TP.HCM khuyến cáo những người dưới đây không nên uống nước mía để đám bảo sức khỏe:

- Người có hệ tiêu hóa kém: Do tính hàn lương và hàm lượng đường cao nên những người tỳ vị hư hàn có đường tiêu hóa kém, hay bị đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, lạnh bụng thì không nên uống nước mía thường xuyên. Trường hợp cần thiết thì phối hợp với gừng để giảm tính lạnh của mía.

- Người đang sử dụng thuốc: không uống nước mía khi đang dùng những loại thuốc bổ hay thuốc chống đông máu để tránh gây tương tác thuốc.

- Người mắc bệnh tiểu đường.

- Người đang ăn kiêng, muốn giảm cân cần uống nước mía có chừng mực vì nước mía nhiều năng lượng. Nếu dùng quá nhiều sẽ dẫn tới béo phì vì cơ thể thừa năng lượng.

- Phụ nữ mang thai cũng không nên uống quá nhiều nước mía, dễ gây nhiễm trùng hoặc tiểu đường thai kỳ, nên ăn uống đa dạng các loại thực phẩm.

Theo VTC

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtc.vn/nuoc-mia-tot-nhung-lai-dai-ky-voi-nhung-nhom-nguoi-sau-ar803102.html

nước mía


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.