Nước với bệnh đái tháo đường

Một trong những triệu chứng đặc trưng của bệnh đái tháo đường là uống nhiều và tiểu nhiều. Điều này đã khiến cho một số bệnh nhân có suy nghĩ, lý giải nhầm rằng tiểu nhiều là do uống nhiều nước gây nên, tiểu nhiều làm yếu thận nên dễ gây biến chứng ở thận dẫn đến phù thũng, vì vậy để kiểm soát tốt đường huyết, đồng thời với việc hạn chế ăn thì phải khống chế cả việc...

Do đâu tiểu nhiều và khát nhiều

Nguyên nhân khiến bệnh nhân đái tháo đường phải tiểu nhiều là do hậu quả của đường huyết tăng cao, chứ không phải do uống nhiều nước. Khi đường huyết tăng quá cao, cơ thể có thể sẽ đưa đường từ nước tiểu ra ngoài bằng cách tăng đào thải nước tiểu. Do lượng nước tiểu bài tiết ra ngoài quá nhiều làm cơ thể bị mát đi một lượng nước lớn dẫn đến trung khu thần kinh trung ương bị kích thích gây ra hiện tượng khát nước. Có thể nói đây là cơ chế bảo vệ của cơ thể khi đường huyết tăng cao.

Người bệnh đái tháo đường cần uống đủ nước, khoảng 1,5 - 2 lít ngày để góp phần ổn định đường huyết

Chức năng chủ yếu của thận là bài tiết nước, điều tiết nước trong cơ thể sao cho ở mức cân bằng, vừa đủ. Mỗi ngày, thận có thể bài tiết một lượng đáng kể các sản phẩm acid chuyển hóa, các sản phẩm protid phân giải.. Vì vậy, việc uống nước nhiều không thể làm tăng gánh nặng hơn cho thận kể cả đối với những người bị bệnh lý về thận do đái tháo đường hoặc ở những người chức năng thận bị giảm sút thì cũng không làm tăng tổn hại đến chức năng thận. Tuy nhiên đối với những trường hợp chức năng thận suy giảm cấp tính, kèm theo có phù thũng thì cần lưu ý.

Giải thích trên cho thấy, nước có vai trò quan trọng đối với bệnh đái tháo đường. Thiếu nước sẽ vô cùng có hại. BS. Cao cấp Phạm Thị Hồng Hoa - Trưởng khoa Nội tiết - Đái tháo đường, BV Bạch Mai khuyến cáo: "Người bệnh đái tháo đường cần uống đủ nước, khoảng 1,5 - 2 lít ngày để góp phần ổn định đường huyết. Uống đủ nước để thận có nước để lọc, nếu thiếu nước sẽ dẫn đến tình trạng cô đặc máu làm cho lượng đường thừa gây đường huyết tăng cao và các chất cặn bã khác không có được đào thải ra ngoài dẫn đến áp lực thẩm thấu huyết tương tăng cao. Nếu thiếu nước lâu dài sẽ gây ra biến chứng hôn mê".

BS Hoa thêm: "Nước có nhiều lợi ích cho bệnh nhân đái tháo đường, vì giúp thải trừ các chất chuyển hóa có độc trong có thể ra ngoài, có thể phòng ngừa được nhiễm trùng tiết niệu, làm tăng hiệu quả điều trị của thuốc kháng khuẩn. Ngoài ra, còn làm tăng lưu lượng máu, cải thiện tuần hoàn máu ngoại vi, làm giảm độ dính của máu, làm giảm phát sinh và phát triển các biến chứng bệnh lý do bệnh đái tháo đường gây ra... Nước gì tốt cho bệnh đái tháo đường?

Để phòng thiếu nước và mất nước, người bệnh đái tháo đường cần uống nhiều nước hơn, nhất là sau hoạt động mạnh, hay thời tiết nắng nóng, ra nhiều mồ hôi... Không nên đợi khát mới uống, vì trên thực tế khi cơ thể con người cảm thấy khát, thì môi trường nước trong cơ thể lúc đó đã mất đi sự cân bằng, tế bào trong cơ thể đã ở trạng thái mất nước nhẹ. Vì vậy, phải thường xuyên uống nước, uống ít một, uống làm nhiều lần, tuyệt đối không uống một lúc một lượng nước lớn để tránh phá vỡ sự cân bằng của nước và các chất điện giải trong cơ thể. BS Hồng Hoa khuyên, để tránh tăng đường huyết, người bệnh đái tháo đường cần uống các loại nước không có chứa đường như nước lọc, nước đun sôi để nguội, nước chè (trà) loãng (nếu không gây mất ngủ).

Không nên uống các loại nước có đường, có gas. Khi uống các loại nước trái cây cũng cần chú ý, nên chọn loại trái cây không hoặc ít ngọt và tự pha chế ở nhà, vì mua ở ngoài, người ta thường cho thêm đường.

Về sữa và các chế phẩm từ sữa, người đái tháo đường vẫn có thể sử dụng. Tuy nhiên, nên chọn loại sữa dành cho người đái tháo đường, sữa đậu nành không cho đường. Không nên uống sữa trước khi ngủ, tốt nhất là uống vào buổi sáng hoặc buổi trưa.

Theo Thanh Trà



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.