Phòng và xử lí chấn thương răng ở trẻ

Chấn thương răng ở trẻ là một điều không ai mong muốn nhưng lại rất hay gặp do trẻ hiếu động, nghịch ngợm...

Chấn thương răng ở trẻ là một điều không ai mong muốn nhưng lại rất hay gặp do trẻ hiếu động, nghịch ngợm...

Chấn thương răng ở trẻ em

Chấn thương răng ở trẻ là một điều không ai mong muốn nhưng lại rất hay gặp do trẻ hiếu động, nghịch ngợm...Theo thống kê, có tới 25% trẻ từ 14 tuổi có các vấn đề về chấn thương răng vĩnh viễn. Vậy tuổi nào hay bị chấn thương răng? Các phương pháp xử lý khi trẻ bị chấn thương răng như thế nào?

Trẻ mọc răng sữa khi nào?

Thông thường, có tất cả 20 răng sữa: 10 hàm trên và 10 hàm dưới, chúng sẽ mọc ở các thời điểm khác nhau nhưng thường từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 8 thì có 4 răng cửa giữa ở hàm trên và hàm dưới sẽ mọc; 4 răng cửa bên sẽ mọc vào lúc 7 - 10 tháng và từ 12 - 16 tháng, những chiếc răng hàm đầu tiên xuất hiện. Răng nanh sẽ mọc vào lúc 14 - 20 tháng và răng hàm thứ 2 xuất hiện vào lúc 20 - 32 tháng. Những chiếc răng này chỉ tồn tại vài năm rồi sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn.

Công dụng chính của răng sữa là giúp tiêu hóa thức ăn vì sau 6 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu ăn bổ sung những thứ cứng hơn, khó tiêu hơn. Thông thường, cái răng sữa mọc lên, đứng trên cung hàm, sau vài năm thì chân răng bắt đầu tiêu dần chuẩn bị nhường chỗ cho một mầm răng vĩnh viễn sắp trồi lên ngay đúng vị trí đó. 

Thế nhưng có những trường hợp răng sữa không mọc đúng lịch trình, có thể sớm hoặc muộn hơn một vài tháng hoặc răng sữa bị sâu và phải nhổ, những trường hợp ngoại lệ này không gây bất cứ ảnh hưởng nào đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, răng vĩnh viên sẽ gặp một chút khó khăn khi mọc lên do lỗ nhổ răng đó bị bít lại và cứng chắc. Ngoài ra, khoảng trống do mất răng sữa trên cung hàm cũng làm cho răng vĩnh viễn mọc có khuynh hướng di chuyển vào khoảng trống dẫn đến tình trạng răng mọc chen chúc về sau.

Tuổi nào dễ bị chấn thương răng?

Trẻ em dưới 3 tuổi lúc bắt đầu đi học thường bị chấn thương răng sữa ở nhà, ở nhà trẻ, trường học do trẻ chạy nhảy, nô đùa, va đập, ngã... Tuy nhiên, tỷ lệ chấn thương ở bé trai nhiều hơn bé gái. Chấn thương răng tưởng như đơn giản nhưng có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng: chảy máu tủy răng, vôi hóa tủy răng, tủy răng hoại tử... nếu không được xử trí đúng cách.

Các loại chấn thương răng thường gặp

Răng lung lay, răng di lệch sang bên, răng lún vào bên trong xương ổ răng hoặc rời ra, răng rời ra ngoài xương ổ răng, gãy thân răng, gãy chân răng hoặc cả thân và chân răng.
Hậu quả khi trẻ bị chấn thương răng: sung huyết tủy răng; chảy máu tủy răng; vôi hóa tủy: buồng tủy, ống tủy bị bít kín dần do ngà lắng đọng; tủy răng bị hoại tử; tiêu chân răng...

Các ảnh hưởng trên mầm răng vĩnh viễn: thân răng bị đổi màu vàng nâu; thiểu sản men răng; chân răng bị tách đôi, tách đôi chân răng; thân răng bị gập, ngừng hình thành chân răng; rối loạn mọc răng...

Các phương pháp xử lý khi trẻ bị chấn thương răng

Cầm máu cho trẻ bằng một miếng gạc (có chất khử khuẩn).

Cho trẻ tự cắn vào miếng gạc với mục đích ép gạc sát vào vùng răng bị chấn thương.

Vệ sinh xung quanh vùng chấn thương bằng nước sạch.

Rửa răng nhẹ nhàng với nước lạnh, nước muối sinh lý cho sạch các chất bẩn.

Đối với răng sữa, không cần cắm lại vì sẽ ảnh hưởng đến màng răng vĩnh viễn sau này (chỉ cần khám để chắc chắn chân răng không còn sót hoặc lún trong ổ răng). Chú ý vệ sinh răng miệng sau khi ăn như súc miệng bằng chlorhexidine 2 lần/ngày trong 1 tuần.
Nếu răng vĩnh viễn bị rơi khỏi xương ổ răng: Đặt răng vào miếng gạc tẩm nước muối sinh lý (trong miệng, sữa...) trong thời gian đưa trẻ đến bác sĩ để được cắm lại vào xương ổ răng (đưa trẻ đến bác sĩ càng sớm càng tốt để tủy và mạch máu được tái lập trong thời gian sớm nhất).

Cách phòng tránh thế nào?

Chấn thương răng tưởng như đơn giản nhưng có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng: chảy máu tủy răng, vôi hóa tủy răng, tủy răng hoại tử... nếu không được xử trí đúng cách. 

Vì vậy, gia đình, nhà trường cần thường xuyên theo sát, quan tâm tới trẻ, mặt khác, nhắc nhở, giáo dục trẻ, đặc biệt là trẻ hiếu động, nghịch ngợm để phòng tránh các tai nạn về răng... phòng tránh những chấn thương, bảo vệ hàm răng khỏe đẹp cho trẻ sau này.

Tật nghiến răng là một dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp, đứng hàng thứ 3 sau nói mơ và ngáy. Có 2 nguyên nhân chính liên quan đến tật nghiến răng ở trẻ em: Do các răng hàm trên và hàm dưới mọc lệch lạc, răng không thẳng hàng, không khít khi khép 2 hàm răng sẽ dẫn đến chỗ tiếp xúc giữa 2 hàm răng không tốt, không ăn khớp nhau làm trẻ khó chịu.

Theo phản xạ, hai hàm răng sẽ có xu hướng cọ xát vào nhau, nghiến chặt lại và nghiến răng sẽ làm trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Hai là do nguyên nhân tâm lý (stress).

Hiện tượng nghiến răng thường xuyên trong khi ngủ có thể không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, khoảng 5 - 10% trường hợp người bệnh nghiến răng mạnh đến mức có thể gây ra một số hiện tượng sau: Nghiến hay cắn chặt răng có thể gây ra tiếng ken két trong lúc ngủ; Mòn răng; vỡ răng. Những trường hợp nặng, men răng bị mòn, để lộ phần lớp ngà bên trong làm trẻ tăng nhạy cảm với thức ăn nóng và lạnh. Trẻ có thể bị nhức đầu âm ỉ mỗi sáng thức dậy. Đau tai do co thắt mạnh cơ hàm. Co, căng và đau cơ hàm...

Nếu các bậc cha mẹ phát hiện thấy trẻ có những vết mòn trên bề mặt răng, nên đưa trẻ đi khám bác sĩ răng hàm mặt để kiểm tra, đánh giá tình trạng khớp cắn. Có thể bác sĩ sẽ mài những điểm cộm của răng, hoặc làm một máng nhựa mềm cho trẻ mang trong miệng vào buổi tối để ngăn trẻ nghiến răng hoặc giữ cho răng trẻ không bị mòn đi.

Theo SK&ĐS


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.