Tàn phế vì vết loét nhỏ

Do chủ quan, nhiều người đã cố gắng để sống chung với vết thương mãn tính, vốn là những vết loét lâu không liền, dẫn đến hoại tử chân tay. Bệnh nhân B. (70 tuổi, ở Hà Tĩnh) bị tiểu đường hơn 30 năm nay. Do bị bệnh trong thời gian dài nên hai bàn chân ông B. chi chít những vết loét.

Do chủ quan, nhiều người đãcố gắng để sống chung với vết thương mãn tính, vốn là những vết loét lâukhông liền, dẫn đến hoại tử chân tay.

Bệnh nhân B. (70 tuổi, ở Hà Tĩnh) bị tiểu đường hơn 30 năm nay. Do bị bệnhtrong thời gian dài nên hai bàn chân ông B. chi chít những vết loét.

20 năm sống chung với vếtloét

Vết loét kéo dài đã hơn 20năm nhưng ông B. ngại đi chữa. Thời gian gần đây, thấy vết loét lan rộng gâyđau buốt, khiến ông B. không thể tự đi lại, gia đình mới đưa sang Thái Lanchữa trị nhưng không khỏi. Trở về nước, gia đình đưa ông B. tới Viện BỏngQuốc gia. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán ông bị vết thương mãn tính do biếnchứng của bệnh tiểu đường và đã hoại tử nặng. Sau hơn hai tháng điều trị tạiViện Bỏng, vết thương của ông  B. mới khỏi hẳn, có thể tự đi lại bìnhthường.

Tàn phế vì vết loét nhỏ

Điều trị loét bàn chân cho một bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. (Ảnh: Văn Thanh)

Còn bé A., 6 tháng tuổi, bịbệnh u máu thể phẳng ở bàn chân nên phải điều trị phóng xạ tại Bệnh viên K.Sau một thời gian, bé bị loét bàn chân và dù đã được điều trị ba tháng nhưngvết thương không khỏi. Đến khi áp dụng phương pháp điều trị bằng liệu pháptế bào tại Viện Bỏng, vết loét của cháu A. mới khỏi hẳn và chỉ để lại vếtsẹo nhỏ.

Không được chủ quan

Theo tiến sĩ Nguyễn ViếtLượng, Viện Bỏng Quốc gia, vết thương mãn tính là những vết loét được điềutrị ngoài 6 tuần nhưng không khỏi. Nó xuất phát từ biến chứng các bệnh tiểuđường (loét bàn chân do tiểu đường), viêm tắc động tĩnh mạch, loét do ungthư, loét do các bệnh lý miễn dịch, người già nằm quá lâu, bệnh nhân bị độtquỵ nằm bất động lâu ngày, loét do thiểu dưỡng hoặc chỉ đơn giản từ vết rắncắn. Hiện nay, tỷ lệ những người bị vết thương mãn tính có xu hướng ngàycàng tăng

Điều đáng lo ngại là rất nhiều người bệnh chủ quan, bỏ qua vì cho rằng nhữngvết loét không nguy hiểm. Thông thường để điều trị vết loét, thầy thuốc dùngcác chất sát khuẩn để rửa. Tuy nhiên, với những vết thương khó lành việcdùng thuốc sát khuẩn càng khiến vết thương không lành.

Nhằm điều trị vết thương mãntính, Viện Bỏng Quốc gia đã áp dụng một số phương pháp mới thay thế cácphương pháp điều trị truyền thống. Đây là một giải pháp tổng hợp bao gồm hút áp lực âm để làm sạch vết thương và cải thiện nuôi dưỡng tại chỗ; cắtlọc đáy ổ loét; hạn chế sử dụng các hóa chất gây ức chế liền vết thương; đặcbiệt là sử dụng công nghệ sinh học như nuôi cấy tế bào. Sau gần hai nămtriển khai, Viện Bỏng quốc gia đã chữa khỏi cho hơn 500 bệnh nhân, trong đócó những người bị vết loét hành hạ, gây hoại tử  lan rộng.

Theo Xuân Trường
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.