Uống nước cũng cần học

Nóng bức, người lớn, trẻ con vớ được cốc nước lạnh như thể vớ được vàng. Cái việc uống cho đã cơn khát ấy chẳng ích lợi gì cho sức khỏe.

Uống nước đun sôi còn ấm

Uống nước quá lạnh sẽ làm cho niêm mạc ruột, dạ dày gặp lạnh đột ngột khiến cho mao mạch bị co lại, làm các cơ nhẵn co giật, rất có thể dẫn đến ruột, dạ dày quặn đau, thậm chí đau bụng đi ngoài.

Lạnh không tốt thì uống nóng. Nhưng nước quá nóng đi vào đường ruột sẽ phá hủy niêm mạc ruột và kích thích niêm mạc ruột, có thể dẫn đến ung thư đường ruột. Lạnh quá hoặc nóng quá đều không nên, vậy thì uống thế nào? Câu trả lời của các chuyên gia sức khỏe và dinh dưỡng là chỉ nên uống nước ấm vừa đủ, nhiệt độ thích hợp nhất là 10 - 30 độ.

Uống từng ngụm nhỏ

Uống ừng ực những ngụm nước lớn không những chẳng giúp bạn đỡ khát mà còn có hại cho tim. Lý do là vì việc uống như bò ấy sẽ nhanh chóng làm loãng máu trong cơ thể, tăng thêm gánh nặng cho tim. Sau một quá trình vận động, uống theo cách này chỉ khiến bạn càng khát hơn, mệt hơn mà thôi. Thứ nữa, mùa hè, trời nóng nực, mồ hôi ra nhiều, uống một ngụm nước lớn theo tính phản xạ sẽ làm mồ hôi ra nhiều hơn, khiến cơ thể mất đi những chất điện giải như Natri, Kali. Chính vì vậy mọi người thường có cảm giác càng uống càng khát. Uống nước quá nhanh quá vội cũng khiến bạn phải nuốt thêm một lượng không khí lớn vào người, rất dễ dẫn đến nấc cụt hoặc trướng bụng.

Cách uống nước hợp lý nhất là ngậm một ngụm nước trong miệng, chia làm nhiều lần rồi từ từ nuốt vào, như vậy mới có thể làm ướt toàn bộ khoang miệng và cổ họng tạo nên cảm giác giải khát hiệu quả nhất.

Uống theo sức khỏe

Người khỏe mạnh có thể căn cứ vào màu sắc của nước tiểu để xác định lúc nào cần bổ sung lượng nước. Màu nước tiểu bình thường là vàng nhạt, nếu nước tiểu có màu quá đậm thì nên bổ sung nước, nếu màu quá nhạt thì có thể là bạn đã uống hơi nhiều nước.

Đối với người có bệnh, việc uống bao nhiêu nước càng quan trọng. Cùng là những người mắc bệnh tim, nhưng biểu hiện của người mắc bệnh là khi động mạch vành không cung cấp đủ máu thì hàng ngày cần phải tăng thêm lượng nước uống phù hợp để tránh độ đặc của máu quá cao dẫn đến cơ tim bị hoại tử bộ phận vì tắc động mạch. Ngược lại, người suy tim thì không nên uống nước quá nhiều, vì quá nhiều nước sẽ khiến tim làm việc thêm mệt mỏi, bệnh tình vì thế mà trầm trọng hơn.

Để tránh cho thận phải làm việc quá sức thì những người bị viêm thận cấp tính, hoặc suy thận cũng không nên uống quá nhiều nước. Khi bị cảm hoặc sốt, lượng nước bị mất đi nhiều hơn bình thường, ngoài ra khi bị sốt nhiệt độ cơ thể tăng cao, lượng nước bốc hơi từ da cũng tăng cao, vì vậy cần phải bổ sung lượng nước thích hợp kịp thời.

Theo Nhật Minh

TIN LIÊN QUAN Thực chất hay "chiêu bài"? Lưu ý khi chế biến nước trái cây Lưu ý khi uống nước vào buổi sáng Hãy uống nước đúng cách



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.