Củng cố liên minh, Mỹ siết chặt vòng vây Trung Quốc

Ngoại trưởng Mỹ đang công du châu Á, củng cốquan hệ với các đồng minh truyền thống nhằm siết chặt vòng vây đối với TrungQuốc.

Ngoại trưởng Mỹ đang công du châu Á, củng cốquan hệ với các đồng minh truyền thống nhằm siết chặt vòng vây đối với TrungQuốc.

Kiềm chế Trung Quốc

Từ lâu, sự lớn mạnh của Trung Quốc thách thức vị thế, quyền lợicủa Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương, điều mà không một Tổng thống Mỹ nào chấpnhận, kể cả ông Barack Obama có đường lối ôn hòa.

Do đó, dù hạn chế đối đầu với Bắc Kinh nhằm đảm bảo lợi ích trongquan hệ thương mại với thị trường khổng lồ này, cũng như tìm kiếm sự ủng hộtrong những vấn đề nan giải như Triều Tiên, Iran và Myanmar... Washington vẫnkhông tránh khỏi việc phải củng cố liên minh, bao vây Trung Quốc, không để nướcnày thách thức vị thế của mình.

Biết chắc Trung Quốc sẽ "nổi giận", "cảm thấy bị Mỹ tát" (như lờiGiáo sư nghiên cứu quan hệ Mỹ-Trung tại ĐH Nhân dân Bắc Kinh Shi Yinhong),Washington hôm 6/1 vẫn cho phép hãng sản xuất vũ khí Lockheed Martin Corp bán hệthống phòng không Patriot tiên tiến cho Đài Bắc. Đáng chú ý là những khí tàiđược mua bán thuộc những thế hệ tốt nhất trong dòng tên lửa Patriot, dư sức bắnhạ tên lửa tầm ngắn, tầm trung của Trung Quốc.

Củng cố liên minh, Mỹ siết chặt vòng vây Trung Quốc

Quân đội Trung Quốc lớn mạnh khiến Mỹ lo ngại

Chưa dừng lại ở Patriot, Nhà Trắng dự kiến bán các loại máy baytrực thăng chiến đấu Black Hawk, chiến đấu cơ hiện đại F-16, nhiều hệ thống vũkhí hiện đại khác; cũng như cân nhắc giúp Đài Bắc thiết kế, sản xuất tàu ngầmtân tiến...để thu hẹp khoảng cách với Bắc Kinh.

Và dù Mỹ tiếp tục chấp nhận lập luận của Trung Quốc rằng, đảo ĐàiLoan là một phần lãnh thổ của họ, rằng Mỹ tôn trọng chủ quyền của Bắc Kinh đốivới hòn đảo này... thì Washington vẫn đẩy mạnh các mối quan hệ ngoại giao (dùkhông chính thức) với Đài Loan; đồng thời cung cấp cho họ các biện pháp bảo vệan ninh thông qua Đạo luật quan hệ với Đài Loan...

Từ khi lên nắm quyền tháng 9/2009, Thủ tướng Nhật Hatoyama điều chỉnh chính sách ngoại giao với Mỹ theo hướng cân bằng hơn, tách xa Mỹ và hướng về Trung Quốc, Hàn Quốc. Điển hình là việc Tokyo tuyên bố chấm dứt hoạt động tiếp nhiên liệu, dừng hỗ trợ các lực lượng đồng minh do Mỹ dẫn đầu tại Ấn Độ Dương; cũng như nỗ lực đẩy căn cứ không quân Futenma của Mỹ ra khỏi lãnh thổ Nhật.

Sau khi tăng cường sức mạnh cho Đài Loan, Mỹ quay sang vá những“vết nứt” trong quan hệ với Nhật, đồng minh quan trọng nhất của Mỹ ở châu Á khigần đây, Tokyo có nhiều hành động ly tâm khỏi Washington để cùng Bắc Kinh khéplại mâu thuẫn lịch sử, mở ra kỷ nguyên hợp tác mới.

Để thực hiện kế hoạch này, Mỹ nhiều lần kêu gọi Nhật Bản duy trìcăn cứ không quân Futenma của Mỹ trên đảo Okinawa, Nhật Bản; đồng thời củng cốquan hệ đồng minh gắn bó suốt 50 năm qua. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm12/1 khẳng định: “Quan hệ Washington - Tokyo từ lâu góp phần không nhỏ vào ổnđịnh khu vực. Nó không nên bị ảnh hưởng bởi bất cứ mâu thuẫn nhỏ nào”.

Tuyên bố trên của Ngoại trưởng Mỹ là điều dễ hiểu bởi xét về thực lực, tại châuÁ chỉ có Nhật Bản là "đồng cân đồng lạng" với Trung Quốc. Nếu Nhật Bản bỏ Mỹ,chơi với Trung Quốc thì cán cân an ninh, kinh tế... tại châu Á - Thái Bình Dươngvà toàn thế giới sẽ biến động mạnh, chiến lược toàn cầu và vị thế của Mỹ tại khuvực sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Củng cố liên minh, Mỹ siết chặt vòng vây Trung Quốc

Mỹ bán Patriot cho Đài Loan

Tạm rời xa nước Nhật ở phía Đông Bắc Trung Quốc, sau khi nhấnmạnh tầm quan trọng của liên minh Mỹ - Nhật, Ngoại trưởng Hillary Clinton xuốngphương Nam, tiếp tục nỗ lực củng cố quan hệ đồng minh với Papua New Guinea, NewZealand và Australia, những quốc gia nằm ở Đông Nam Trung Quốc.

Theo dự đoán của nhiều nhà phân tích, trong hành trang của mình,Ngoại trưởng Clinton gần như chắc chắn mang tới các nước Nam Thái Bình Dương cáckhoản viện trợ, cam kết hợp tác chống tình trạng biến đổi khí hậu, bảo vệ môitrường... Mục đích của những "món quà" này không là gì khác ngoài việc gia cốcác liên minh, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự, giữa các nước Nam Thái BìnhDương với Mỹ.

Như Ngoại trưởng New Zealand Murray McCully khẳng định, chuyếnthăm của bà Clinton sẽ củng cố hơn nữa quan hệ song phương. Còn Bộ Ngoại giao vàThương mại Australia nhấn mạnh, liên minh Canberra - Washington tiếp tục là mộtphần không thể thiếu trong những cơ cấu an ninh và quốc phòng của nước này.

Củng cố liên minh, Mỹ siết chặt vòng vây Trung Quốc

Sức mạnh quân sự của Nhật được nhiều người dự đoán là tương đương Trung Quốc

Hợp tác song song kiềm chế

Có thể nói, dù Mỹ đang suy yếu tương đối, ưu thế vượt trội kinhtế toàn cầu suy giảm; quan hệ Washington - Bắc Kinh ngày càng sâu rộng; NhàTrắng vẫn cần Trung Quốc hậu thuẫn trong những vấn đề khó khăn như Triều Tiên,Myanmar cho tới Pakistan và Iran.. thì  Mỹ vẫn không ngừng tăng áp lực quân sự,vũ trang thêm cho Đài Loan, duy trì chỗ đứng ở Okinawa, mở rộng phạm vi lẫnchiều sâu hoạt động của quân đội ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tạo thànhvòng vây trên biển đối với Trung Quốc...

Tình trạng này bắt nguồn từ việc Mỹ vẫn khát khao làm bá chủ toàncầu, duy trì vai trò siêu cường duy nhất của thế giới, tìm cách  ngăn cản và hạnchế sự trỗi dậy của bất kỳ nước nào đe dọa tham vọng này; trong khi, Trung Quốctrỗi dậy mạnh mẽ, muốn tăng cường sức  mạnh quân sự nhằm tranh giành địa vị siêucường với Mỹ, bắt đầu từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Do đó, tờ Washington Post dẫn lời nhiều quan chức và nhà phântích của Mỹ cho rằng, quan hệ Washington - Bắc Kinh sẽ không tránh khỏi nhiềukhúc mắc trong tương lai, hai nước sẽ tiếp tục va chạm như thời gian qua. 

Trong bối cảnh đó, điều đáng nói là Trung Quốc sẽ không để Mỹ muốn làm gì thìlàm như trước bởi với nền kinh tế lớn mạnh không ngừng (chuẩn bị vượt Nhật, lênhàng thứ 2 sau Mỹ), chi phí quốc phòng tăng ở mức hai con số, trình độ khoa học,kỹ thuật đạt nhiều tiến bộ... Bắc Kinh ngày càng tự tin khi gặp Mỹ.

Củng cố liên minh, Mỹ siết chặt vòng vây Trung Quốc

Mỹ siết chặt các trục an ninh, bao vây Trung Quốc

Washington hôm 6/1 thông báo bán tên lửa Patriot cho Đài Bắcngày, 5 ngày sau, tức ngày 11/1, Bắc Kinh thông báo bắn thử thành công tên lửađánh chặn. Mỹ kêu gọi Nhật Bản củng cố liên minh, lập tức Bắc Kinh khẳng địnhsẵn sàng đẩy mạnh hợp tác với Tokyo. Mỹ tham gia Hiệp ước thân thiện và hợptác Đông Nam Á, vài tháng sau Trung Quốc kích hoạt khu vực thương mại tự dovới chính khối này... 

Có thể nói, Trung, Mỹ đang đua tranh khốc liệt, giống như Anh và Đức hồi đầu thếkỷ 20. Và với việc họ là hai cường quốc lớn nhất hiện nay, cuộc tỷ thí nàysẽ cực kỳ gay gắt, đốt nóng khu vực và có thể là cả thế giới. Nhưng do cả haiphụ thuộc nhau rất lớn về kinh tế, môi trường, các vấn đề toàn cầu như phổ biếnvũ khí hạt nhân, chống khủng bố... cuộc đọ sức sẽ không dẫn tới đổ vỡ quan hệhoàn toàn.

Nửa cuối thế kỷ 20, thế giới quay quanh trục Mỹ - Liên Xô. Nhưng như Tổng thốngObama khẳng định, quan hệ Trung - Mỹ sẽ định hình thế kỷ 21.

Theo Trần Lâm
Củng cố liên minh, Mỹ siết chặt vòng vây Trung Quốc



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.