"Tính mạng" Trung Quốc bị đe dọa?

Chính phủ Trung Quốc đang vật lộn để đối phó với sựgia tăng nhanh chóng của các núi rác ngày càng cao, đe dọa sức khỏe của hàngtriệu người dân.

Chính phủ Trung Quốc đangvật lộn để đối phó với sự gia tăng nhanh chóng của các núi rác ngày càng cao,đe dọa sức khỏe của hàng triệu người dân.

Với lượng chất thải phải tiếpnhận mỗi ngày là  2.600 tấn, bãi rác Shui Ge ở Nam Kinh, Trung Quốc ngàycàng phình to. Nó không chỉ “xâm chiếm” đất ở của người dân mà còn đang đầuđộc sức khỏe của họ.

Cơn lũ rác

Trong vòng 15 năm qua, sự lớnmạnh của núi rác Shui Ge đang dần “chôn vùi” ngôi làng Yuanfeng. Những quảđào thối rữa trên cây, sâu bọ côn trùng theo mùi rác đua nhau đổ tới. Nhữngcánh đồng chưa thu hoạch, nhớp nhúa rác thải, chất độc hại. Một người dân họHan cho hay, cách đây hơn chục năm, đây chỉ là một bãi rác nhỏ, cao chừng5m. Nhưng giờ đây, “ngọn núi” vươn lên 30m và chỉ riêng diện tích của “đỉnhnúi” cũng rộng gấp ba lần một sân bóng.

Khi được hỏi tại sao khôngchôn những rác thải hữu cơ để giảm tải lượng rác thải, ông Zhong Quanzhou,một quan chức trong vùng thản nhiên khẳng định: “Chúng tôi sẽ làm vậy khithấy cần thiết”.

Tình trạng quá tải tương tựcũng đang diễn ra tại Thủ đô Bắc Kinh. Mỗi năm, lượng rác thải từ các hộ giađình ở Bắc Kinh tăng 8% và cần bãi đất rộng 33ha mới đủ chứa.

"Tính mạng" Trung Quốc bị đe dọa?

Trung Quốc đang đối mặt với cơn lũ rác

Theo thông tin từ Ủy ban nhân dân Bắc Kinh (CMAB),thành phố này sẽ phải đối mặt với một “cuộckhủng hoảng rác thải” chỉ trong khoảng bốn đến 5năm nữa khi 13 trung tâm chứa rác thải hoàn toànbị quá tải. Vào thời điểm hiện tại, Bắc Kinhthải ra 18.000 tấn rác mỗi ngày trong khi khảnăng của các trung tâm chứa rác có hạn, chỉ dừnglại ở 11.000 tấn.

Báo China Daily mới đây cũngđưa tin, vào năm 2020, lượng rác thải của Trung Quốc sẽ lên đến 400 triệutấn, tương đương với tổng lượng rác của toàn thế giới vào năm 1997. "Các khuđô thị của Trung Quốc sẽ sản sinh số lượng rác tối đa mà các thành phố củanước này có thể xử lý sau 13 năm", tờ báo dẫn báo cáo của Hội đồng Hợp tácvà Phát triển quốc tế Trung Quốc (CCICD).

Người dân "kêu cứu"

Bất kể người nào tới thămngôi làng Yuanfeng gần núi rác Shui Ge từ rất xa đều có thể ngửi thấy "mùiđặc trưng" trước khi họ tận mắt thấy hình dung của nó.

“Cháu không bao giờ dám rangoài sân chơi vì cái mùi kinh khủng đó. Ban ngày cũng như ban đêm, nhà cháuphải đóng cửa kín mít”, Lele, cậu bé 5 tuổi tại ngôi nhà cách bãi rác 800mcho biết.

Đồng tình với cậu con traicủa mình, ông Axia, cha của Lele bức xúc: “Gió thổi hướng nào là hướng đónồng nặc mùi hôi. Đêm đến thì muỗi tấn công, còn ban ngày ruồi bay như ongvỡ tổ. Có khi vừa mới để bát cơm xuống là ruồi bâu đen cả bát”.

Hậu quả là trong vòng ba năm,trong làng có tới 100 người chết vì ung thư, trong đó độ tuổi nạn nhân phầnlớn là từ 30 đến 50.

Rác thải không chỉ làm nhiễmđộc không khí và đất đai, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân mà còn ảnh hưởngtới những mối quan hệ. Dân làng thường xuyên va chạm với các lái xe chở rácthải. Họ cố gắng ngăn chặn các xe tải chở rác.

Trước sự kêu cứu của người dân, chính quyền địaphương tuyên bố sẽ tổ chức các cuộc điều trầncông khai về việc “xóa sổ” núi rác Shui Ge saukhi tiến hành các cuộc khảo sát về môi trườngtại đây.

“Trong khoảng 10 năm tới, môitrường nơi đây sẽ trở nên xanh sạch hơn bao giờ hết”, quan chức họ Ren tựtin khẳng định. Tuy nhiên, đến thời điểm đó, cậu bé Lele sẽ bước sang tuổi15, và trong suốt khoảng thời gian đó, nếu gia đình Lele vẫn sinh sống quanhnúi rác này thì tuổi thơ của cậu sẽ luôn bị ám ảnh bởi mùi hôi thối của rác.Nghiêm trọng hơn, cậu bé có thể sẽ bước vào tuổi trưởng thành với thể chấtkhông khỏe mạnh.

Theo Trà My
"Tính mạng" Trung Quốc bị đe dọa?



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.