2 chiêu lừa phổ biến trên thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua hơn 11 năm phát triển. Trong giai đoạn đầu (2000 2005), các vụ gian lận, lừa đảo chưa nhiều hoặc chỉ xuất hiện với quy mô nhỏ do đầu tư chứng khoán, tại thời điểm đó, vẫn chưa phải hoạt động quá phổ biến. Tuy nhiên, kể từ năm 2006 trở lại đây, người ta ngày càng phải nghe nói nhiều về những cú lừa ngoạn mục trên thị trường chứng khoán.

Hai dạng lừađảo phổ biến nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong vòng 5 năm qualà làm cổ phiếu giả - “bán giấy ăn tiền” và lợi dụng uy tín để huy động vốnrồi chiếm đoạt.

Thị trườngchứng khoán Việt Nam đã trải qua hơn 11 năm phát triển. Trong giai đoạn đầu(2000 - 2005), các vụ gian lận, lừa đảo chưa nhiều hoặc chỉ xuất hiện vớiquy mô nhỏ do đầu tư chứng khoán, tại thời điểm đó, vẫn chưa phải hoạt độngquá phổ biến. Tuy nhiên, kể từ năm 2006 trở lại đây, người ta ngày càng phảinghe nói nhiều về những cú lừa ngoạn mục trên thị trường chứng khoán.

2 chiêu lừa phổ biến trên thị trường chứng khoán
Nhà đầu tư chứng khoán cần cảnh giác cao hơn với những lời mời chào hấp dẫn. Ảnh minh họa: Hoàng Hà

Nếu khôngkể đến chuyện làm giá của các đội lái thì các vụ lừa đảo trên thị trườngchứng khoán Việt Nam từ trước đến nay có thể được phân ra làm 2 dạngchính là làm cổ phiếu giả - “bán giấy ăn tiền” và lợi dụng uy tín để huyđộng vốn rồi chiếm đoạt.

Dạng lừa đảođầu tiên chủ yếu xuất hiện trên thị trường giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết(OTC) nơi mà hoạt động giao dịch chủ yếu diễn ra trên niềm tin và người mua,đặc biệt trong giai đoạn đầu bỡ ngỡ, rất khó xác định chứng quyền trong taylà thật hay giả.

Những vụ lừađảo theo kiểu “bán giấy ăn tiền” này bắt đầu rộ lêntrong những năm 2006 - 2007, giai đoạn được coi là cựcthịnh của thị trường OTC, nhiều công ty, đặc biệt là ngân hàng đượcthành lập, giá liên tục biến động. Giữa năm 2006, dư luận cả nước xôn xaokhi cơ quan công an phanh phui một phiên chợ cổ phiếulừa mà chủ mưu là một Việt kiều có tên là Lý Hữu Hoàng dự định tổchức tại Hải Phòng.

Khám xét nơi ởdo Hoàng thuê, cơ quan chức năng phát hiện 95 sổ cổ phiếu giả (giá trị lêntới 95 tỷ đồng) của Công ty Việt Toàn Cầu với mã cổ phiếu V5G do chính Hoàngnghĩ ra. Cùng với đó là rất nhiều giấy tờ giả, trong đó có cảgiấy mời Thủ tướng đến dự phiên chợ lừa.

Cũng trong năm2007, cơ quan chức năng cũng đã phát hiện và xử lý một vụ “in thừa” cổ phiếukhác tại Ninh Bình, nhưng với quy mô nhỏ hơn. Trong vụ việc này, đối tượnglừa đảo đã tuồn 700 cổ phiếu in thừa của một doanh nghiệp tại Ninh Bình rangoài để giao dịch.

Năm 2009,Nguyễn Quốc Hoàng nhận án 54 tháng tù từ Tòa án nhân dân quận Ba Đình (HàNội) do làm giả cổ phiếu để bán. Trở thành con nợ do kinh doanh chứng khoánOTC thua lỗ, Hoàng quyết định làm liều khi dùng làm giả bộ hồ sơ giao dịchchuyển nhượng cổ phần của Ngân hàng Quân đội (MB) và bán cho các nhà đầu tưkhác. Sau khi mua đi bán lại qua nhiều trung gian, người cuối cùng mua phải10.000 cổ phiếu rởm của Hoàng với giá 146 triệu đồng trước khi bị cơ quancông an phát hiện.

Ở chiêu thức lừa đảo thứ hai, một số người lợidụng lòng tin của nhà đầu tư để huy động vốn rồi chiếm đoạt. Điểm chung trong các vụ việc này là nhân vật chính hầu hết đều tựgiới thiệu mình làm việc tại những vị trí uy tín hoặc có “máu mặt” tronggiới kinh doanh tài chính.

Huy động vốnđể cùng đầu tư, chia lời theo thỏa thuận là cách thức làm ăn khá phổ biếntrên thị trường chứng khoán. Phần đông các trường hợp thực hiện đúng thỏathuận, coi trọng chữ tín hàng đầu. Nhưng cũng có những trường hợp lợi dụngđể chiếm đoạt vốn.

Năm 2007 -2008, Đoàn Vũ Thanh Nghĩa (trú tại Phố Huế, HaiBà Trưng, Hà Nội) tự giới thiệu với nhiều người mình có quen biết về khảnăng mua giúp được các cổ phiếu ưu đãi của doanh nghiệp đang cổ phần hóachưa đưa lên sàn giao dịch (cổ phiếu OTC). Nếu mua được loại cổ phiếu nàythì chắc chắn sẽ thu lãi từ 5-10%.

6 người đã đưatiền cho Nghĩa để đầu tư chứng khoán với số tiền tổng cộng lên hơn 42 tỷđồng. Tuy nhiên sau khi nhận tiền, Nghĩa không sử dụng để kinh doanh mua bánchứng khoán như đã hứa, mà chiếm đoạt để sử dụng chi tiêu cá nhân. “Siêulừa” này sau đó đã không có đủ khả năng thanh toán nợ và bị Tòa án Nhân dânHà Nội xét xử vào đầu tháng 8/2011 sau nhiều lần trì hoãn.

Ngoài những vụlừa điển hình với quy mô lớn như trên, trong giai đoạn từ năm 2007 đến nay,trên thị trường chứng khoán cũng xuất hiện một vài vụ mang tính chất “còcon” như lừa tiền đặt cọc của nhà đầu tư (lấy lýdo quên cổ phiếu, yêu cầu người mua đặt cọc, hẹn hôm sau chuyển nhượng sẽthanh toán đủ…). Tuy nhiên, thiệt hại trong những vụ việc này thường khônglớn (thường chỉ khoảng 5-10 triệu đồng) do nhà đầu tư đã có phần cảnh giác.

Tuy vậy, mộtđiểm chung trong hầu hết các vụ việc nói trên là các “siêu lừa” thường đánhvào lòng tham, sự cả tin và thiếu hiểu biết của nhà đầu tư. Điển hình là vụđổ bể của “nữ đại gia OTC” Huỳnh Thị Huyền Như đang được cơ quan công anđiều tra làm rõ. Con số thiệt hại chính thức của vụ việc này vẫn chưa đượccông bố nhưng theo nhiều nhà đầu tư và lãnh đạo các công ty chứng khoán, nócó thể vượt xa những vụ việc đã có tiền lệ trước đây.

Theo Nhật Minh
VnExpress



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.