Chê cả Bách Khoa lẫn Kinh tế... ĐH Ngoại thương là Havard VN?

Sau scandal bị chê “chảnh”, trên diễn đàncủa sinh viên ĐH Ngoại thương có khá nhiều người phản ứng, một số chorằng “chảnh” cũng không sao, và cá biệt có nữ sinh chê luôn cả ĐH BáchKhoa, ĐH Kinh tế, HV Tài chính và viết rằng “dù gì thì Ngoại thương cũngđược gọi là Havard Việt Nam rồi”.

Sau scandal bị chê “chảnh”, trên diễn đàncủa sinh viên ĐH Ngoại thương có khá nhiều người phản ứng, một số chorằng “chảnh” cũng không sao, và cá biệt có nữ sinh chê luôn cả ĐH BáchKhoa, ĐH Kinh tế, HV Tài chính và viết rằng “dù gì thì Ngoại thương cũngđược gọi là Havard Việt Nam rồi”.

Đoạn nội dungnày được gửi lên diễn đàn của sinh viên Ngoại thương sau khi người tạo ratopic ban đầu được ký tên là Trần Anh Tuấn K29 Ngoại thương, trong đó phảnhồi về sự việc sinh viên Ngoại thương bị chê “chảnh”, trong đó có những nộidung đáng chú ý:

Về ĐHNT “chảnh”: Theo tôi, đúng là ĐHNT cóvấn đề về môi trường văn hóa “chảnh” mà tôi cho rằng do cả nguyên nhânkhách quan và chủ quan. 
 
- Khách quan: Thứ nhất, đã có những lứa SVĐHNT (khoảng sinh năm 1960-1965) rất thành công do gặp thời khi VN mởcửa năm 1986 vào lúc họ khoảng 25-30 tuổi, được học về ngoại thương, cóngoại ngữ, có sự chuẩn bị nhất định về kinh nghiệm để nắm bắt được sựchuyển đổi to lớn và nhanh chóng của cả xã hội. Thứ hai, đầu vào ĐHNTluôn thuộc hàng cao nhất từ nhiều năm nay. 

- Chủ quan: Có vẻ các thày cô ĐHNT, ít nhất là các thày cô dạy lứa chúngtôi, cũng hay truyền cho các bạn SV một niềm tự hào thái quá về khả năngkiếm tiền và thành đạt của SV ĐHNT. Có thể là do dựa trên thành công củacác lứa SV trước đó khi ngoại ngữ là 1 ưu thế -- nhưng sẽ thật sai lầmnếu đến bây giờ mà ai đó vẫn cứ nghĩ rằng ngoại ngữ là ưu thế như nó đãtừng có cách đây vài chục năm. Thứ hai, các bạn SV ĐHNT, trong 1 môitrường như thế, cũng ít nhiều có những ảo tưởng về tương lai và sựnghiệp, mà chưa hiểu rằng ngoài khả năng, thì phải có thái độ và độnglực đúng đắn mới có cơ may phát triển được.
 
Chê cả Bách Khoa lẫn Kinh tế... ĐH Ngoại thương là Havard VN?
Hết chuyện lương nghìn đô, bị nhà tuyển dụng chê "chảnh", giờ lại tới chuyện tự nhận là Havard Việt Nam

Về nhà tuyển dụng trong quảng cáo: 
 
- Người ta chỉ đóng giầy cho vừa chân chứkhông ai làm điều ngược lại. Nên với mỗi vị trí tuyển dụng, nhà tuyểndụng khôn ngoan sẽ tìm hồ sơ phù hợp nhất (với yêu cầu công việc, mứclương dự kiến) chứ không phải hồ sơ tốt nhất (có thể quá mức ngân sáchcho vị trí đó). Nếu đọc kỹ quảng cáo tuyển dụng trong bài đã nêu thìthấy là vị trí này thực ra ở mức học việc, nên có thể không cần tuyển ĐHNT (thường yêu cầu lương không dưới 5 triệu, chứ không phải 1000 USDđâu!).

Hơn nữa, nếu làm XNK theo nghĩa làm thủ tục Hải quan, giao nhận vận tảithì yêu cầu còn đơn giản hơn nữa, thậm chí chả cần đại học, nhanh nhẹn 1tý là ổn (tôi chắc chắn về điều này vì không chỉ tôi đã làm, mà công tytôi còn có vài bạn ĐHNT chuyên làm XNK). Mà ai biết Trưởng phòng XNKcông ty đó, người có lẽ sẽ “hướng dẫn , đào tạo” (theo quảng cáo) cácbạn NV mới, có phải cựu SV ĐH NT không? Ngoài ra, còn rất nhiều lý domang tính nguyên lý tổ chức nhân sự, để nhà tuyển dụng chọn nhân viên.Ví dụ đơn giản nhất: một đội bóng nên tuyển 10 cầu thủ tấn công nhưRonaldo hay chỉ cần 1 hoặc 2?
 
- Về mặt lô-gic, trong tập hợp là các SV ĐHra trường, thì việc loại bỏ 1 trường nào đó khỏi tập hợp, hay chỉ chọncụ thể 1 vài trường như các công ty thường làm là tương tự. Ở công tytôi (và nhiều tuyển dụng khác), có những vị trí như kế toán kiểm soát,chúng tôi ghi rõ luôn phải tốt nghiệp khá, giỏi từ các trường cụ thể nhưHọc viện TC-KT hay KTQD cộng thêm 5-7 năm kinh nghiệm kế toán trưởng. 
 
- Tất nhiên không loại trừ việc Nhà tuyểndụng trong quảng cáo cũng có thể mắc lỗi nhận thức kiểu “xem voi”, thậmchí, chưa có điều kiện để tuyển ĐHNT. Vì ngoài lương (nếu đủ ngân sách),nhân viên còn nhìn vào nhiều thứ khi xin việc như: tiềm năng phát triểncủa công ty, khả năng phát triển của mình trong công ty, tầm nhìn và khảnăng của lãnh đạo…

Bài viết nàynhận được sự “cổ vũ” của rất nhiều thành viên thuộc diễn đàn FTU. Một nickname là CuongTM (K50, QTKD – KDQT) viết: “Là một sinh viên năm nhất (và đăcbiệt lúc mới vào trường), bọn em thực sự chưa có một hình dung đúng đắn vềcông việc sau này của mình, bọn em thi Ngoại thương một phần là vì điểmchuẩn, một phần là vì nhìn thấy tương lai tươi đẹp của mình qua các thế hệNgoại thương đi trước.

Những scandal từ khi K50 bọn em bước vàotrường hình như lại là chút gì đó may mắn bọn em được hưởng, em cảm nhậnnhư thế. Vì qua đó, bọn em ý thức được rõ giá trị của mình hơn, bọn emhiểu được định kiến của người khác về mình. Biết người biết mình, trămtrận trăm thắng, những năm tháng được là sinh viên Ngoại thương sắp tới,em tin chắc mình nỗ lực hơn nhiều nữa cho tương lai và sự nghiệp của bảnthân”.

Còn bạn BLT(K50, QTKD-KDQT) thì viết: Là FTUer thiết nghĩ cả việc "chảnh" và mức lương1000$ thực ra không quá đáng để phải tạo thành cái tin giật gân thế… Nhàtuyển dụng không tuyển dụng SVNT phải chăng vì họ không thể đủ điều kiện đểchi trả, môi trường để cho nhân viên như thế phát huy hết khả năng??? Việcchảnh thực ra là sự vơ đũa cả nắm, mà có chảnh đi chăng nữa là vì họ có cáiđáng tự hào. Sự biểu hiện của tự hào là ở từng người, chẳng ai giống ai”.

Ở một loạt cácdiễn đàn khác, những quan điểm bênh vực cho sinh viên Ngoại thương cũng bàytỏ những cảm xúc tương tự.

Trở lại với diễnđàn FTU, sau một loạt các phản hồi dù khá nhẹ nhàng, nhưng vẫn cho thấy“mùi” khó chịu của các sinh viên Ngoại thương khi bị chê “chảnh”, cuối cùngmột sinh viên là BTT (K48 ĐH Ngoại thương) đã “bung” hết cỡ: “Vừa mới đọc 1bài báo nói Ngoại thương tụi mình là số 1. Mát lòng mát dạ, ke ke. Kể ra thìhọ nói cái này cũng chẳng mới mẻ gì nhưng mà dù sao nói đúng thì cũng thíchnhỉ. Send cho lũ bạn nghía tí, thế mà còn bị trọc quê, kêu mình yêu trườngthái quá. Thôi kệ, dù sao cũng vui cái đã, dù gì thì Ngoại thương cũng đcgọi là Havard Việt Nam rồi”.

Có lẽ vì vừa “thăng hoa” sau khi đọc bàibáo “Sinh viên Ngoại thương vẫn là số 1”, bạn BTT tiếp tục lập luận:“Lại nói về bình luận của các anh chị hôm qua, em thấy rất đúng đólà người ta cứ làm to chuyện chứ thực ra ở đâu mà chẳng có người nọngười kia. cái doanh nghiệp tuyển dụng kia cũng quá quắt thật, k cónhu cầu thì thôi chứ lại đi bêu riếu, đổ vạ cho bao nhiêu người. Cácanh chị nói đúng, có những vị trí người ta chẳng cần người tài nhưdân Ngoại thương thì có mời hẳn hoi tử tế mình cũng chẳng làm chứnói gì tuyển dụng. ko biết cái cty này có ra hồn gì ko mà nổ lungtung thế?

Quan trọng là làm được việc, còn chảnh hay không chẳng ai quan tâm.Còn không làm đc việc thì ngoan cỡ mấy cũng bị đá đít ra đường làcái chắc. Nhìn Mourinho mà xem, kiêu căng ngạo mạn thế mà vẫn đá bayđc ông tổng giám đốc nhé, chủ tịch Real cưng nựng hết cỡ. đơn giảnvì ông ta giỏi, tài năng đặc biệt.

Cứ vào diễn đàn cựu sinh viên ngoại thương mà xem, toàn người thànhđạt làm những vị trí quan trọng khủng khiếp, tư vấn cho bộ trưởngthứ trưởng, rồi điều hành những công ty to uỵch. Phải nói thật làmấy bạn học trường kỹ thuật nhưng Bách Khoa hay ĐH công nghiệp thìcũng có tốt, nhưng tư duy làm sao nhanh như điện giống dân Ngoạithương được. Kỹ thuật cũng chỉ là 1 phần nhỏ trong cả bộ máy đồ xộcủa kinh tế. Còn mấy bạn học kinh tế quốc dân hay HV tài chính thìcũng khá khẩm tí xíu, nhưng nhìn chung cả mặt bằng thì bên ngoạithương bên mình vẫn ăn đứt. Ngoại ngữ của sv trường mình xưa nay vẫnlà thế mạnh, trường khác chạy vắt chân lên cổ cũng ko đuổi kịp. Hítkhói mãi nên cay cú, nhảy vào nói xấu trường mình. Không dưng tựnhiên nhảy xổ vào nói xấu trường mình làm gì”.

Theo GDVN

Theo bạn, Sinh viên ĐH Ngoại thương có "chảnh" hay không?

1. Quá chảnh

2. Chảnh

3. Bình thường

4. Tùy từng sinh viên



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.