Đau lòng nghịch tử giết cha đúng tết Đoan Ngọ

Lạ một điều là trước cái chết thương tâm của chồng, vợ ông Tiệp là bà Phạm Thị Tám không hề xót xa mà chỉ luôn miệng nói thương đứa con trai trẻ người non dạ...

Lạmột điều là trước cái chết thương tâm của chồng, vợ ông Tiệp là bà Phạm Thị Támkhông hề xót xa mà chỉ luôn miệng nói thương đứa con trai trẻ người non dạ...

Men theo con đường lọt thỏm giữa hai bên núi rừng âm u, chúngtôi tìm đến ngôi nhà vừa có một nỗi đau mang tên “nghịch tử”. Đó chính là vụán mạng kinh hoàng tại Xuân Lương (Yên Thế, Bắc Giang) vào trưa ngày 23/6.Cậu con trai Trần Văn Thê (SN 1991) đã nhẫn tâm ra tay giết hại cha mình làông Trần Văn Tiệp (SN 1965).

Hơn 10 năm chịu đựng chồng bạo hành

Ngôi nhà mái bằng nằm im lặng ẩn mình sau một quả đồi nhỏ. Ởđây, ngoài vành khăn tang trắng trên đầu người mẹ và cô con gái út thì mọisự yên bình đến kỳ lạ. Khi lắng nghe câu chuyện của bà Tám, chúng tôi biếtđược một câu chuyện khác. Đằng sau sự bất hiếu dã man của cậu con trai làmột chuyến đò nhầm bến của bà Tám.

Đau lòng nghịch tử giết cha đúng tết Đoan Ngọ

Bà Phạm Thị Tám đang chia sẻ câu chuyện với PV

Tâm sự với chúng tôi bà Tám cho biết, bà là người Tiên Lữ(Hưng Yên). Sau những năm tháng đi làm ăn ở khu Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên)đã bén duyên cùng anh bộ đội tên Tiệp. Hồi ấy, ông Tiệp đẹp trai, lại ănnói có duyên nên bà đã đồng ý về làm dâu miền sơn cước. Ba năm yêu nhaucũng là 3 năm ông Tiệp phải rèn luyện trong quân ngũ. Đến năm 1985, họchính thức nên vợ nên chồng với một đám cưới giản dị ấm cúng. Lúc đó, bàTám cứ ngỡ đời mình như thế là hạnh phúc.Tuy nhiên, sau khi đứa con thứtư chào đời vào năm 1995, ông Tiệp bắt đầu bộc lộ tật xấu của mình. Ônguống rượu triền miên và nghiện lúc nào không hay. Bên cạnh việc tiêu tốnmột khoản kinh tế khá lớn của gia đình, ông còn có “sở thích” đánh vợđánh con sau mỗi lần say xỉn như thế.

Nhớ về những ngày tháng phải sống với đòn roi và sự nhiếc móccủa chồng sau mỗi lần say xỉn, nét mặt bà Tám trở nên buồn thảm. Đó có lẽ làquãng đời mà bà muốn quên đi nhất. Có một chi tiết mà chúng tôi để ý thấy từđầu đến cuối câu chuyện với bà là không một lần ánh mắt bà dõi lên di ảnhchồng. Ban thờ người đàn ông xấu số nằm lặng lẽ khiêm tốn trong một góckhuất của ngôi nhà trống trải.

Bà Tám chia sẻ, cũng vì chồng thường xuyên say rượu, dồn mẹcon bà đến đường cùng, nên cơ sự mới như ngày hôm nay. Bà nhỏ giọng tâm sự:“Thật lòng tôi không muốn linh hồn người đã khuất còn vì sự trách oán củangười sống mà không được siêu thoát. Thế nhưng cực chẳng đã tôi mới phải nóira cái góc khuất của gia đình mình. Thú thật là hơn mười năm qua, cuộc sốngcủa năm mẹ con tôi chẳng khác nào địa ngục. Ông ấy hầu như ngày nào cũngsay. Mà hễ say là lại về đập phá cửa nhà, chửi mắng nhiếc móc mẹ con tôi.Bốn đứa con tôi không có đứa nào thoát những trận đòn roi oan uổng của bố”.Ba đứa con đầu của bà Tám không được học hành đến nơi đến chốn. Một phần dokinh tế khó khăn nhưng phần chính là do ông Tiệp cấm đoán. Thậm chí, ông cònđốt cả sách vở, cặp, dép và không cho chúng đến trường.

Vì quá sức chịu đựng, bà đã từng bỏ đi làm ăn mưu sinh khắpnơi từ Hải Dương đến Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nội…trong suốt hai năm 2008 -2010. Trong thời gian bà đi vắng, đứa con út ở nhà với bố tu chí học hànhnhưng ông Tiệp lại cấm đoán. Em gái bà Tám chứng kiến ông Tiệp nhiều khikhông cho con ăn cơm đi học nên đã bảo cháu ra ăn cơm. Không ngờ “làm phúcphải tội”, em gái bà bị ông Tiệp chửi mắng. Nghe em gái kể chuyện tội chocon gái nhưng bà đành ngậm bồ hòn làm ngọt. Bà trở về nhà và nhịn nhục làmăn, mong qua những đoạn nhọc nhằn của cuộc đời. Chẳng ngờ mọi chuyện lại cóngày hôm nay.

Một phút biến thành nghịch tử

Tích tụ những trận đòn roi và sự xỉ nhục của cha, đứa contrai hiền lành ngoan ngoãn đã thành kẻ nghịch tử. Cũng vẫn cái giọng sầuthảm, bà Tám kể về ngày Tết Đoan Ngọ nghiệt ngã ấy. Vào khoảng 11h trưa ngàyngày 23/6 (mùng 5/5 Âm lịch), bà Tám và các con ở nhà chuẩn bị mâm cơm để cảnhà quây quần đónTết Đoan Ngọ. Không ai biết ông Tiệp đi đâu từ sáng. Lúcvề, ông khật khưỡng với bộ dạng la đà quá chén. Rượu thịt đã chuẩn bị xongnhưng ông nhất định không dùng rượu mà đòi uống bia nên đã tự mình xách canđi mua. Can bia năm lít về được tới nhà đã vơi đi một nửa vì ông còn mải“chén chú chén anh” cà khịa dọc đường với người làng người xóm.

Đau lòng nghịch tử giết cha đúng tết Đoan Ngọ
Hiện trường nơi xảy ra vụ án

Hôm đó, nhà bà Tám có mời cả cậu em rể và một ông chú họđến dùng bữa. Trong bữa ăn, ông Tiệp liên tục bắt mọi người phải uốnghết bia, nhất định không chịu để vào tủ lạnh. Nếu không uống hết, ông sẽđổ ra sân. Cơm rượu xong xuôi, mọi người về nhà nghỉ ngơi. Bà tám cùnghai cô con gái xuống dọn mâm. Khi bưng đồ ăn thừa xuống nhà ngang để cấtthì bà thấy cánh cửa bỗng dưng có ai đó khép nhanh lại. Bà liếc ngangthấy chồng đang có ý định cài then chặt vào.

Lúc đó, ý nghĩ về những trận đòn roi những lúc chồng say xỉnvụt qua đầu bà Tám. Tuy nhiên, cậu Thê, con trai bà đã nhanh chân kịp thờichạy đến và đẩy cánh cửa ra không cho bố chốt lại. Thê bảo mẹ ra ngoài sân,có chuyện gì thì có các con che chở giúp. Đang lúc cơn men cao độ, ông Tiệpvớ cái đục ở trong góc nhà đập phá lò chè của vợ. Bà Tám chạy vào can ngănvà đẩy chồng ra. Trong lúc bố mẹ xô xát, tình thương mẹ cộng với nỗi uất ứcbao nhiêu năm dồn lại như ngọn lửa âm ỉ được dịp bùng cháy. Thê đã đập vàođầu chính người cha đang thẳng tay bạo lực với mẹ khiến ông Tiệp chết ngaytại chỗ.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, bà Tám là người đầu tiênmang cây chè về bản trồng và cũng là người đầu tiên dám mạnh dạn xây lò chètự sơ chế tại nhà cho thu nhập cao hơn. Bà là người thông minh, biết thu véngia đình nên công việc làm ăn khá thuận lợi. Nói đến đồi chè xanh um trướcnhà, bà Tám thoáng nét tươi tỉnh rồi lại trở nên sầu thảm như bất chợt nghĩđến cơn bão vừa quét qua cuộc sống của mình: “Mẹ con tôi đã từng cầu mong dùông ấy không muốn làm nhưng cũng đừng đập phá. Chỉ cần ông ấy không phá thôithì kinh tế gia đình bây giờ cũng khá lắm rồi, không phải ở nhà mái bằng nhưthế này nữa”.

Tiễn chúng tôi ra về, bà Tám khẽ nói như một lời tự vấn:“Người chết chẳng làm phiền người sống. Tôi cũng không muốn nhắc lại ký ứcđau buồn cho linh hồn ông ấy được siêu thoát. Việc nó giết cha là vi phạmpháp luật và chắc chắn sẽ phải trả giá. Tuy nhiên, giờ đây, tôi cảm thấythương nó vô cùng. Vì một phút giây không làm chủ được mình là gây ra tộilỗi. Nó không làm chủ được cảm xúc để tự biến tương lai của mình trở nên mờmịt. Tôi thương nó lắm các cháu ạ, chỉ mong sao pháp luật khoan hồng, chocháu một con đường làm lại cuộc đời”.

Được biết, Trần Văn Thê hiện đang bị tạm giữ tại CA tỉnh BắcGiang, chờ hoàn tất hồ sơ để khởi tố và nhanh chóng đưa vụ việc ra xét xửtrước pháp luật.

Mắng chửi cả công an hòa giải

Trao đổi với PV, ông Thân Văn Dần (SN 1975), trưởng Công an xã Xuân Lương (Yên Thế, Bắc Giang) cho biết: “Bản thân ông Tiệp là người thường xuyên vì say rượu và đánh đập vợ con. Nhiều khi công an xã phải vào tận bản để hòa giải, cảnh cáo nhưng người đàn ông này vẫn ngựa quen đường cũ. Thậm chí ông Tiệp còn mắng chửi cả ông an. Tình trạng bạo lực trong gia đình bà Tám khiến ai cũng cảm thấy phẫn nộ”. Ông Dần cho biết thêm, bà Tám là người chịu thương chịu khó, biết cách làm ăn. Bốn đứa con của hai người đều ngoan ngoãn, chăm chỉ. Chưa bao giờ có điều tiếng gì với ai, kể cả hung thủ Trần Văn Thê. Ông Trần Văn Thi (SN 1966), công an viên của xã trực tiếp phụ trách bản Ven (người nhà của ông Tiệp - PV) xác nhận: “Nạn nhân Trần Văn Tiệp đã có nhiều lần bị cảnh cáo vì tội hành hung vợ con. Cả bản, cả xóm, cả họ hàng ai ai cũng biết nỗi khổ mà mẹ con chị Tám phải chịu đựng trong suốt hơn 10 năm qua”.

 * Tên nhân vật đã được thay đổi.


Theo Nguoiduatin



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.