Người Sài Gòn lặng lẽ rơi nước mắt trước di ảnh Đại tướng

Vừa thấy di ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặt trang trọng trên bàn thờ trong Hội cựu chiến binh quận 1, TP HCM, người quân nhân già bật khóc. Chậm rãi lấy bài thơ đã chuẩn bị từ trước, giọng ông run rẩy.

Vừa thấy di ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặt trang trọng trên bàn thờ trong Hội cựu chiến binh quận 1, TP HCM, người quân nhân già bật khóc. Chậm rãi lấy bài thơ đã chuẩn bị từ trước, giọng ông run rẩy.

dai-tuong-JPG-3035-1381330048.jpg

Thượng tá Nguyễn Đình Bật bật khóc khi đọc những vần thơ chính tay mình viết để tiễn Đại tướng về nơi an nghỉ. Ảnh: Nguyễn Loan

"Trở về cõi Phật/ Nụ cười mênh mông/ Hoa cỏ - ruộng đồng/ Tỏa hương thơm ngát/ Biển xanh dào dạt/ Nghiêng mình bác ơi..."

Nhà ở quận Tân Bình, nhưng khi biết Hội cựu chiến binh quận 1 lập bàn thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chiều 9/10, Thượng tá Nguyễn Đình Bật vội quần áo chỉnh tề tìm đến thắp hương tiễn biệt. "Hay tin Đại tướng mất, tôi không cầm được nước mắt. Mấy hôm nay thấy người dân đến Hà Nội và Quảng Bình viếng bác, tôi không đi được thấy áy náy lắm. Lễ viếng bác ở TP HCM mấy ngày nữa mới bắt đầu nên tôi xuống đây thắp nhang trước", vị cựu quân nhân nói.

Ông Bật kể từng được nhìn thấy Đại tướng khi còn học ở Học viện kỹ thuật quân sự Hà Nội, nhân dịp khai giảng cả trường đã được đón ông về thăm. "Dù chưa từng làm việc chung, cũng chưa lần nào được trò chuyện với Đại tướng, nhưng bác đã là người mà toàn thể quân nhân và nhân dân yêu quý. Thế nên khi bác mất, tim tôi đau nhói như đã mất đi một điều gì đó rất lớn lao", ông Bật tâm sự.

Căn phòng nơi đặt bàn thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp vốn là phòng truyền thống của Hội cựu chiến binh quận 1. Ông Trần Quang Trung, Chủ tịch Hội cho biết, bàn thờ được lập ra từ tâm nguyện của những người cựu chiến binh. "Không phải ai cũng có điều kiện để ra Hà Nội viếng Đại tướng, nên mấy anh em chúng tôi bàn nhau lập bàn thờ để mọi người có nơi thắp hương cho Đại tướng", ông Trung nói.

Ông Trung bảo đã rất may mắn khi 2 lần được gặp Đại tướng. Lần đầu, khi ông còn làm ở Bộ tư lệnh hải quân thì Đại tướng đến thăm đơn vị. "Lúc đó tôi vừa lái tàu xong, còn chưa kịp tháo găng tay thì Đại tướng đã tới bắt tay. Thấy tôi ái ngại vì đôi găng tay đã quá bẩn, người nở nụ cười hiền lành động viên. Nhiều năm sau, tôi cùng đoàn Hội cựu chiến binh thành phố ra Hà Nội tham quan và được tới nhà riêng của Đại tướng. Dù tiếp xúc chưa nhiều, nhưng với tôi Đại tướng như một người cha. Ông mất đi là một mất mát lớn của cả dân tộc", giọng ông Trung trùng hẳn.

dai-tuong-2-JPG-4589-1381330048.jpg

N

hững tấm ảnh chung của các cựu chiến binh cùng đại tướng được treo trang trọng trong phòng truyền thống. Ảnh: Tư liệu

Nghe tin bàn thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp được lập ở TP HCM, không chỉ những người mặc áo lính, mà rất nhiều người dân đã tìm đến viếng.

Trời đã xế chiều, song bà Bùi Thị Thơm (ngụ quận 12) vẫn đứng lặng trước di ảnh của Đại tướng. "Thương bác quá, hôm bác mất tôi đã bảo các con tìm cho tấm ảnh của người để thờ nhưng vẫn muốn xuống đây để thắp nén hương tiễn biệt người", bà Hương nói. 

Đưa bà Hương vượt hơn chục cây số đến đây, anh xe ôm ngập ngừng mãi mới bày tỏ cũng muốn được vào thắp hương cho Đại tướng. Anh ngại ngùng vì quần áo mình không được chỉnh tề. Được các thành viên Hội cựu chiến binh quận 1 niềm nở mời vào trong, anh kính cẩn thắp nén hương, đôi tay đen xạm run run, khoé mắt đỏ hoe.

Đại tướng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam Võ Nguyên Giáp từ trần lúc 18h09 ngày 4/10 tại Bệnh viện quân y 108. Tang lễ ông sẽ được tổ chức theo nghi thức Quốc tang. Linh cữu Đại tướng quàn tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông. Lễ viếng được tổ chức cùng địa điểm từ 7h30 ngày 12/10. Một ngày sau sẽ diễn ra lễ truy điệu.

Cùng thời gian tổ chức tại Hà Nội, lễ viếng và lễ truy điệu Ðại tướng Võ Nguyên Giáp cũng sẽ diễn ra tại trụ sở UBND tỉnh Quảng Bình và Hội trường Thống nhất TP HCM.

Trong hai ngày Quốc tang, các công sở, nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí.

Theo Vnexpress



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.