Người thanh niên chọn cái chết, nhường áo phao cho phụ nữ

Người thanh niên trong lúc bơi bám vào thành tàu, thấy một phụ nữ chới với đã cởi áo phao mình mang nhường lại cho người phụ nữ này. Trong một cơn sóng mạnh, anh bị cuốn trôi mất tích.

Người thanh niên trong lúc bơi bám vào thành tàu, thấy một phụ nữ chới với đã cởi áo phao mình mang nhường lại cho người phụ nữ này. Trong một cơn sóng mạnh, anh bị cuốn trôi mất tích.

Nhường lại sự sống

Anh Nguyễn Văn Dương, nạn nhân trên chuyến tàu định mệnh kể lại: “Khi chiếc tàu đã chìm, áo phao được nhường cho những phụ nữ và người có sức yếu. Tuy nhiên, trong cơn hoạn nạn, anh Trần Hữu Hiệp đã tự nguyện nhường lại chiếc áo phao đang mang trên người cho một phụ nữ đang chới với dưới dòng nước”.

Anh Nguyễn Văn Dương kể lại hành động nghĩa hiệp của anh Hiệp.

“Nhường xong chiếc áo, anh Hiệp bám vào thành tàu cùng anh em nhưng liên tục bị nhiều cơn sóng khác đánh dạt ra. Tôi cùng mấy anh em bơi vào lại nhưng chỉ được một lúc lại bị đánh ra xa tiếp. Nhiều con sóng khác lại ập vào, anh Hiệp lúc này đã kiệt sức lại trôi ra xa, chúng tôi cố gắng níu giữ anh Hiệp. Tuy nhiên lúc này anh đã quá kiệt sức, không thở được nữa. Mấy anh em bám tàu cố gắng níu giữ lại anh Hiệp nhưng một cơn sóng khác lại đánh anh em ra xa”.

“Chúng tôi dù đã rất cố gắng nhưng bị sóng đánh tơi tả, không còn níu được anh Hiệp, xác anh ấy trôi mất hút trong đêm tối”. Anh Dương buồn kể về người đồng nghiệp có hành động nghĩa hiệp trong cơn hoạn nạn.

Chiếc điện thoại cứu nhiều người

Trong lúc sinh tử, một chiếc điện thoại trong tay các nhân viên Cổ phần sản xuất ống thép dầu khí Việt Nam, thuộc Tổng công ty dầu khí Việt Nam đã góp phần cứu sống 21 người. Chiếc điện thoại trên là của anh Nguyễn Văn Cương, 25 tuổi.

Anh Cương kể lại: “Thời điểm đó, tôi nhảy xuống biển, bơi bằng một tay, tay còn lại cầm điện thoai giơ cao khỏi mặt nước. Tôi nghĩ nếu ai cũng nhảy xuống nhưng không có điện thoại thì không thể cầu cứu, sao liên lạc được với lực lượng cứu hộ”.

Sau khi bơi quay lại tàu, mọi người tạo điều kiện cho anh Cương leo được lên đáy tàu đang nổi để gọi điện thoại cầu cứu. “Tôi leo được lên đáy tàu thì nhanh chóng làm khô điện thoại và gọi cho lực lượng cứu hộ và công ty thông báo tình trạng chìm tàu, mọi người hiện đang trôi nổi trên biển”, anh Cương nhớ lại.

Anh Nguyễn Văn Cường kể về chiếc điện thoại đã gọi cho lực lượng cứu hộ trong lúc chìm tàu.

Sau nhiều cuộc gọi, điện thoại anh Cường bị thấm nước và hết pin, mọi việc chỉ còn biết trông chờ vào thần may mắn.

Từ cuộc gọi của anh Cương, các lực lượng cứu hộ đã nhanh chóng triển khai lực lượng tiếp cứu. Nhưng vì trời tối mù, sóng lớn nên đến 1h sáng ngày 3/8 thì lực lượng cứu hộ mới tìm thấy nơi chiếc tàu bị nạn.

Theo thông tin mới nhất, khoảng 12h ngày 3/8, lực lượng tìm kiếm cứu hộ cứu nạn đã vớt được một thi thể đầu tiên trong vụ tàu chìm. Đó là thi thể chị Nông Thị Thiên, 34 tuổi, là nhân viên nấu bếp của công ty Cổ phần sản xuất ống thép dầu khí Việt Nam tham gia đi trên chuyến tàu.

Thời điểm chiếc tàu bị lật ngược, chị Thiên bị kẹt tại khoang tàu không kịp thoát ra ngoài và tử vong.

Theo Infonet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.