"Phí chồng phí" với xe cá nhân

Nhiều chuyên gia giao thông cho rằng, với 8 loại phí hiện hành và 2 loại sắp áp dụng, gánh nặng với người dùng ôtô là quá lớn. Trong khi đó, việc thu phí với xe máy cũng được cho là một vấn đề xã hội hết sức nhạy cảm.

Nhiều chuyêngia giao thông cho rằng, với 8 loại phí hiện hành và 2 loại sắp áp dụng, gánhnặng với người dùng ôtô là quá lớn. Trong khi đó, việc thu phí với xe máy cũngđược cho là một vấn đề xã hội hết sức nhạy cảm.

Với cương vị làChủ tịch Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam, câu chuyện thuế, phí từ lâu đã khiến ôngNguyễn Mạnh Hùng trăn trở. Theo tính toán của ông Hùng giá ôtô tại Việt Nam hiệncao gấp 3 lần, phần nhiều là do thuế và phí. "Phí trước bạ ở Hà Nội tăng cao tới20%, phí cấp biển số xe 20 triệu đồng, phí trông giữ xe cũng tăng cao khiếnlượng ôtô bán ra trong tháng 1 đã giảm một nửa", vị chủ tịch này cho biết.

Nay trước đề xuấtthu thêm phí của Bộ Giao thông, ông Hùng cho rằng, ôtô đã chịu quá nhiều phí,không nên thu phí hạn chế phương tiệ". Trong trường hợp cơ quan điều hành tiếptục "quyết tâm" thu thì điều cần làm là phân rõ đối tượng, khu vực và mức thucho hợp lý. "Theo tôi cần phải loại trừ các xe kinh doanh vận tải như taxi, xetập tại các trường dạy nghề, chỉ thu trực tiếp các xe đăng ký tên cá nhân", ôngHùng nói.

"Phí chồng phí" với xe cá nhân
Ôtô vào trung tâm thành phố ngày một tăng nhanh là nguyên nhân gây kẹt xe. Ảnh: CTV.

Chủ tịchHiệp hội vận tải ôtô Thái Nguyên - Lê Đình Thi cũng cho rằng ôtô vốn đãphải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm hạn chế, nay lại đứng trước khảnăng chịu thêm một loại phí nhằm múc đích này thì quả thực vô lý. "Việcthu phí hạn chế phương tiện cá nhân nếu có thì chỉ nên áp dụng tại HàNội và TP HCM, đánh đồng phương tiện tại các tỉnh là không được. Cácvùng khác chưa cần phải hạn chế xe cá nhân", ông Thi nói.

Trao đổi với VnExpress.net, một lãnh đạo của Bộ Tài chính - một trong những cơ quan thamgia ý kiến vào đề xuất lần này - cũng chia sẻ những ý kiến nêu trên. Theo vịlãnh đạo này thì việc thu phí phương tiện giao thông là hết sức nhạy cảm, ảnhhưởng đến hàng chục triệu người, do đó nên được đưa ra thảo luận ở diễn đàn Quốchội. "Việc thu ai, thu như thế nào nên được thảo luận một cách rộng rãi trướckhi ban hành", ông này cho biết.

Tuy vậy, ở góc độcá nhân, lãnh đạo này cho rằng cũng nên loại trừ xe tải ra khỏi đối tượng cầnthu phí bởi giá thành vận chuyển hiện đã gặp nhiều khó khăn, nếu lại phải gánhthêm phí loại hình này gần như sẽ mất hết tính cạnh tranh. "Đối với những hộkinh doanh nhỏ, những người phải có ôtô 200-300 triệu đồng "để làm ăn" thì việcgánh 20-30 triệu đồng phí mỗi năm quả thật là khó nghe", ông này nói thêm.

Ngoài đối tượng xetải, vị lãnh đạo này cũng cho rằng chưa nên áp dụng thu phí đối với xe máy tronggia đoạn hiện nay. Theo ông, xe máy là phương tiện phổ biến, "cần câu cơm" củađa số lao động nghèo - những người hành nghề xe ôm, chạy chợ... do vậy việc thuphí dù chỉ ở mức 500.000 đồng một năm cũng ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của họ."Nếu thu phí xe máy, tôi nghĩ chỉ nên thu xe ga, xe 125 cm3 trở lên", ông đềxuất.

Tuy vậy, ông cũngcho rằng, đề xuất thu phí hiện mới ở giai đoạn xây dựng chính sách. Do đó, cơquan soạn thảo rất cần các ý kiến phản biện từ xã hội để có được quyết định đúngđắn, hợp lòng dân.

Chia sẻ quan điểmnày, ông Trần Ngọc Thành, Vụ trưởng Vận tải, Bộ Giao thông cho rằng, đề án phíhạn chế phương tiện chưa thực hiện ngay, còn phải qua quy trình rất dài. Bộ Giaothông báo cáo Chính phủ để thẩm định trình Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết điềuchỉnh phí và lệ phí, rồi mới sửa đổi các nghị định, quy định... Do vậy, cácchuyên gia cứ có ý kiến có thể bàn bạc, thảo luận để cơ chế chính sách sau nàyđược đúng đối tượng, đúng mục tiêu, đi vào cuộc sống.

Theo tờ trình của Bộ Giao thông Vận tải, Pháp lệnh phí và lệ phí có quy định, phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ. Phí hạn chế phương tiện cá nhân đường bộ không được hoàn trả trực tiếp như quy định tại Pháp lệnh phí và lệ phí mà có tính hoàn trả gián tiếp. Người nộp phí được hưởng dịch vụ tốt hơn thông qua việc lưu thông trên đường thông thoáng hơn, tiết kiệm được thời gian, giảm nhiên liệu tiêu hao... Ngoài ra, loại phí này chính là một khoản thu của ngân sách nhà nước tạo nguồn để chi đầu tư nâng cao năng lực của hệ thống hạ tầng và đầu tư cho các công trình đảm bảo an toàn giao thông.

Một số nước đã đưa ra biện pháp hạn chế gia tăng của lượng phương tiện như Luật hạn chế lưu lượng giao thông đường bộ của Anh; Chính sách đấu thầu quyền đăng ký lưu hành ôtô của Singapore; Chính sách quay số may mắn để có quyền đăng ký lưu hành ôtô của thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc. Các quốc gia như Singapore, Anh, Mỹ, Thụy Điển đều áp dụng thu phí tắc nghẽn giao thông ở quy mô thành phố theo thời gian và vị trí mà phương tiện lưu hành.

Theo Vnexpress



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.