Phố “di tích” sẽ không còn nguyên vẹn

Con phố nhạy cảm Còn nhớ đầu năm 2009, khi những tranh luận và phản biện về việc nên hay không nên xây dựng trên nền chợ 1912 (cũ) một khu trung tâm thương mại đi vào hồi kết, ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Chánh văn phòng UBND thành phố đã trao đổi với báo chí rằng: Việc chuyển trung tâm thương mại sang địa điểm 41 Hai Bà Trưng là lựa chọn tốt nhất bởi nó đảm bảo được lợi ích của nhà đầu tư, của thành phố và nhất là của bà con kinh doanh trong chợ 1912

Hơn 1 năm kể từ ngày UBNDthành phố Hà Nội có quyết định về việc không triển khai dự án xây dựng trung tâmthương mại trên tuyến phố 19-12 (chợ cũ), con phố này đã thực sự trở thành mộtdi tích đối với người dân Hà Nội. Thế nhưng, thời gian gần đây, dư luận lại bắtđầu xôn xao khi Công ty TNHH Thủ đô 2 xây dựng Trung tâm Thương mại Dịch vụ19-12 tại địa chỉ 41 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm nhưng lại mở lối đi thẳng sangtuyến phố này.

Con phố nhạy cảm

Còn nhớ đầu năm 2009, khi những tranh luận và phản biện về việc nên hay khôngnên xây dựng trên nền chợ 19-12 (cũ) một khu trung tâm thương mại đi vào hồikết, ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Chánh văn phòng UBND thành phố đã trao đổi vớibáo chí rằng: Việc chuyển trung tâm thương mại sang địa điểm 41 Hai Bà Trưng làlựa chọn tốt nhất bởi nó đảm bảo được lợi ích của nhà đầu tư, của thành phố vànhất là của bà con kinh doanh trong chợ 19-12.

Phố “di tích” sẽ không còn nguyên vẹn
Mặt tiền của Tập thể Thương Mại & Dịch vụ 19/2 tại phố Hai Bà Trưng

Trước đó, khi việc tiến hành xâydựng mới chỉ bắt đầu công trình này vấp phải nhiều ý kiến phản đối khá gay gắtbởi nơi đây vốn là nơi chôn cất liệt sỹ, nhân dân hy sinh trong ngày Toàn quốckháng chiến (19-12-1946). Với các nhà văn hoá, con phố này mang nhiều ý nghĩalịch sử của Thủ đô. Với các nhà kiến trúc, việc xây dựng hai khối nhà cao tầngtại vị trí liền kề với khách sạn Melia và toà tháp Hà Nội Tower sẽ phá vỡ cảnhquan kiến trúc của cả tuyến phố Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt cùng các công trìnhcổ uy nghiêm như Viện Kiểm sát, Toà án nhân dân ở gần đó. Cuối cùng, UBND thànhphố Hà Nội huỷ bỏ việc xây dựng trung tâm nói trên và thay vào đó là một khutưởng niệm 19-12 với con đường lát đá hai làn, có vườn hoa, tiểu cảnh. Quyếtđịnh này lập tức nhận được sự đồng thuận của người dân, của các nhà sử học.

Chưa hết, dù con phố 19-12 đãđược xây dựng thì sự quan tâm của người dân vẫn chưa dừng lại. Đó là việc có nêncho người dân, cơ quan, tổ chức sống ở hai bên mặt phố 19-12 mở mặt tiền rađường? Một lần nữa, quyết định không cho phép mở mặt tiền ra đường 19-12 đượcđưa ra cân nhắc. Cuối cùng thì để giữ sự tôn nghiêm, toàn vẹn cho khu tưởng niệmvà cả tuyến phố, mấy chục hộ dân sống trong khu tập thể Toà án nhân dân tối caochấp hành quyết định của thành phố, đồng ý xây dựng bức tường cao 3m chắn toànbộ lối đi ra đường 19-12. Kết quả là phố 19-12 hoàn thiện, đưa vào sử dụng vớimột đặc trưng độc nhất vô nhị: không có số nhà. Một con đường thẳng tắp, tĩnhlặng, uy nghi, toàn vẹn…

Sẽ lại thành chợ?

Câu chuyện đến đây sẽ chẳng có gì phải nói nếu như khoảng giữa tháng 7 vừa qua,người dân phát hiện hàng loạt luống hoa trên vỉa hè phố 19-12 sát với số 41 HaiBà Trưng, bỗng dưng bị quây kín bằng tôn. Hàng loạt cú điện thoại phản ánh liêntiếp gọi tới Báo An ninh Thủ đô bày tỏ những lo lắng, bức xúc xung quanh vấn đềnày. Có mặt tại đây, phóng viên ghi nhận những lo ngại này là hoàn toàn có cơ sởbởi Công ty TNHH Thủ đô 2 chính là đơn vị thực hiện việc tháo dỡ, di dời khutrồng hoa và cây bồ đề tại hè đường 19-12 (đoạn liền kề với số nhà 41 Hai BàTrưng).

Ông Nguyễn Anh Cường - Giám đốc Công ty TNHH Thủ đô 2 cho biết: “Công ty đangtiến hành xây dựng Trung tâm Thương mại dịch vụ 19-12 và mọi việc thi công nhưhiện nay đều đang được thực hiện theo đúng trình tự”. Cũng theo ông Cườngthì việc quây tôn tại phần tiếp giáp của công trình với phố 19-12 là để thựchiện việc mở cổng của trung tâm thương mại sang tuyến phố này. Công ty được phépdi dời, chuyển cây xanh ở vị trí phố 19-12 để xây dựng công trình Trung tâmThương mại Dịch vụ 19-12 theo phê duyệt. Cụ thể, mặt tiền mà Công ty Thủ đô đượcphép mở phía phố 19-12 là 48,3m.

Lý giải về việc mở cổng tại đường 19-12, ông Cường cho rằng công trình mà Côngty Thủ đô 2 đang xây dựng là một tổ hợp, trong đó có văn phòng, trung tâm thươngmại và chợ truyền thống. Mặt tiền ở đường Hai Bà Trưng chỉ dài 20m nên không đápứng được yêu cầu giao thông, đi lại cho bà con tiểu thương, khách hàng khi họpchợ truyền thống. Khi phóng viên đặt vấn đề, việc mở thêm cổng (làm lối đi chohoạt động của chợ) sẽ ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của công trình tưởng niệm19-12 thì ông Cường không có ý kiến gì về việc này.

Việc xây dựng công trình phố tưởng niệm 19-12 thay vì xây dựng Trung tâm Thươngmại cho thấy UBND thành phố đề cao giá trị lịch sử, văn hoá của Hà Nội. Thànhphố cũng đã cương quyết trong việc đảm bảo cảnh quan nơi đây (xây tường bịt lốira của khu dân cư liền kề), thế nên nếu con phố uy nghiêm này bỗng dưng có thêmmột “cổng chợ” có lẽ nó sẽ mất đi nhiều giá trị văn hoá, lịch sử, phá vỡ cảnhquan và ý nghĩa nhân văn ban đầu mà thành phố đã tốn công xây dựng.

Theo Nguyễn Long
ANTĐ




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.