Tốn 27 tỉ đồng, vẫn ùn tắc

Ngay từ sáng sớm 16, những người dân lưu thông qua ngã tư Đê La Thành Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội khá ngỡ ngàng khi hệ thống đèn đỏ hoạt động trở lại, dải phân cách di động bằng inox bịt ngã tư được Sở GTVT Hà Nội dựng lên cách đây chưa đầy 1 năm cũng được dỡ đi.

 Sở GTVT Hà Nội đã phải “giải phóng” ngã tư ĐêLa Thành - Giảng Võ sau một thời gian bịt lại. Thêm một dự án giảm ùn tắcgiao thông tốn tiền tỉ nhưng không hiệu quả.
 

Ngay từ sáng sớm 1-6, những người dân lưu thông quangã tư Đê La Thành - Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội khá ngỡ ngàng khi hệ thốngđèn đỏ hoạt động trở lại, dải phân cách di động bằng inox bịt ngã tư được SởGTVT Hà Nội dựng lên cách đây chưa đầy 1 năm cũng được dỡ đi.

Duy ý chí

Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biếtsau khi được phân luồng, nút giao thông Đê La Thành - Giảng Võ đã xảy ra hiệntượng ùn ứ phương tiện tại các điểm cua đầu, không chỉ vào giờ cao điểm. Sau khinghiên cứu, Sở đã tiến hành cải tạo lại bốn góc của ngã tư này.

Theo đó, sẽ xén bớt vỉa hè để tạotiết diện góc cua rộng, thông thoáng; đồng thời sẽ cấm ô tô rẽ trái để giúp việclưu thông tại đây tốt hơn. Lãnh đạo thanh tra sở cũng cho biết sắp tới sẽ nghiêncứu tháo bớt đảo giao thông trên nút Nguyễn Chí Thanh (quận Đống Đa).

TS Khuất Việt Hùng, Phó việntrưởng Viện Quy hoạch và Quản lý giao thông - Trường Đại học GTVT Hà Nội, chobiết ngay từ khi Hà Nội triển khai việc bịt ngã tư, phân luồng giao thông, ôngđã phát biểu giải pháp này chỉ có tác dụng trong thời gian từ 6 tháng tới 1 năm.“Tôi thấy rằng Hà Nội đã duy ý chí khi tiến hành ồ ạt bịt ngã tư, phân luồngtrong thời gian qua. Chưa thí điểm đã triển khai ồ ạt nhưng đường phố vẫn tắcthì có thể sẽ gây lãng phí tiền của”-TS Khuất Việt Hùng nói.

Tốn 27 tỉ đồng, vẫn ùn tắc
Tốn nhiều tiền cho các giải pháp nhưng đường phố Hà Nội vẫn bị ùn tắc giao thông.( Ảnh: THẾ KHA)

Trước đó, tháng 8-2009, UBND TPHà Nội đã phê duyệt cho Sở GTVT Hà Nội 27 tỉ đồng để tiến hành tổ chức, phânluồng lại giao thông tại các “điểm đen” ùn tắc của TP. Toàn bộ nguồn kinh phínày được dùng để mua hàng rào di động, biển báo... phục vụ phân luồng giao thôngvà chi phí hỗ trợ lực lượng giữ gìn trật tự giao thông, giải tỏa vi phạm tại cácnút, tuyến giao thông đang là điểm nóng trên địa bàn TP...

Sau một thời gian phân luồng, bịtngã tư, nhiều tuyến đường như Đê La Thành - Giảng Võ, Nguyễn Chí Thanh, Tôn ĐứcThắng - Ô Chợ Dừa, Kim Mã- Ngọc Khánh... vẫn xảy ra tình trạng ùn tắc.

Bài học của quá khứ

Trước đó, vào tháng 2-2007,UBND TP Hà Nội và Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã phát động Tuầnlễ An toàn giao thông và chọn tuyến đường Chùa Bộc - Thái Hà làm thí điểm.Bên cạnh việc cắt xén vỉa hè, thay đổi dải phân cách, các phương tiện trêntuyến này sẽ được tách làn theo từng loại xe.

Tại dự án này, JICA đã tàitrợ 700.000 USD để cải tạo hạ tầng và tuyên truyền tới người tham gia giaothông, với hy vọng ý thức người tham gia giao thông sẽ thay đổi nhanh chóngvà giảm ùn tắc trên tuyến.

Tiếp đó, vào đầu năm 2009,với sự hỗ trợ của JICA, Hà Nội triển khai thí điểm phân làn phương tiện trêntuyến giao thông Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt. Tuyến đường được chia thành 5làn đường: 2 làn dành cho ô tô; 2 làn cho mô tô xe máy và một cho phươngtiện thô sơ.

Hà Nội đã tổ chức tuyêntruyền rầm rộ về việc phân luồng giao thông trên tuyến phố kiểu mẫu nàytrước khi nhân rộng ra nhiều tuyến đường khác như Nguyễn Trãi - Quốc lộ 6,Phạm Hùng- Phạm Văn Đồng, Nguyễn Chí Thanh, Giải Phóng... Tuy nhiên, sau 4tháng huy động rất đông lực lượng tham gia, xử lý hàng trăm trường hợp đisai làn đường, lãnh đạo Hà Nội và đại diện JICA đều thừa nhận kết quả đạtđược không như mong đợi và có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết.

TS Khuất Việt Hùng cho rằngcác dự án đều được nước ngoài giúp đỡ nên có thể chưa hiểu và tính toán hếtđược về giao thông Hà Nội. Để giải bài toán ùn tắc tại thủ đô, ông Hùng chorằng phải tiến hành thu phí phương tiện lưu thông vào khu vực ùn tắc songsong với việc phát triển giao thông công cộng.

66 triệu USD cho giao thông giai đoạn 2011-2015

Hà Nội đang triển khai giai  đoạn 2 (2011-2015) của dự án phát triển nguồn nhân lực an toàn giao thông (TRAHUD) với số kinh phí dự kiến lên tới 66 triệu USD nhằm tạo thói quen tuân thủ luật lệ cho người dân khi tham gia giao thông (trên 90% người dân đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy), giảm 7% số vụ tai nạn giao thông và số người chết vì tai nạn giao thông, nâng cao năng lực và chức năng của các tổ chức liên quan tới công tác an toàn giao thông. Số tiền trên sẽ được dùng để cải tạo các nút giao thông, hạ tầng cho người đi bộ, xây cầu vượt bộ hành, cắm biển báo...

 
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia giao thông cho rằng đường sá chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, việc phân làn, tách dòng phương tiện nhưng chỉ được thời gian đầu sau lại đâu vào đấy nên cần chú ý tới hiệu quả kinh tế khi triển khai các dự án tốn kém.

Theo Phùng Kha
Người lao động




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.