Xác minh lý do vắng mặt của luật sư Thủy

Sáng ngày 1310, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao đã mở phiên toà xét xử phúc thẩm theo đơn kháng cáo của bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa (SN 1984, thường trú tại quận Kiến An, Hải Phòng) hung thủ trong vụ án "xác chết không đầu" tại khu Chung cư G4 Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Sáng ngày 13/10,Tòa phúc thẩm- TAND Tối cao đã mở phiên toà xét xử phúc thẩm theo đơn kháng cáocủa bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa (SN 1984, thường trú tại quận Kiến An, Hải Phòng) -hung thủ trong vụ án "xác chết không đầu" tại khu Chung cư G4 Trung Yên, quậnCầu Giấy, Hà Nội.

Tuy nhiên, ngay sau phần thủ tục, HĐXX phúc thẩm đã quyết địnhhoãn phiên tòa với lý do luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa vắng mặttại tòa.

Nhiều nhàbáo phải bổ sung "Giấy phép con"!

Trước đó (ngày14/7), khi xét xử sơ thẩm vụ án này, HĐXX TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáoNguyễn Đức Nghĩa 6 năm tù về tội "Cướp tài sản", tử hình về tội "Giết người",tổng hợp hình phạt là tử hình, đồng thời buộc bị cáo phải bồi thường cho giađình nạn nhân Nguyễn Phương Linh 113 triệu đồng.

Xác minh lý do vắng mặt của luật sư Thủy
Nghĩa bị đưa ra xe về trại tạm giam. ảnh Ngôi sao

Sau khi phiên toà sơthẩm kết thúc, nhiều ý kiến cho rằng, án tử hình dành cho Nguyễn Đức Nghĩa làxứng đáng với hành động dã man của y. Tại phiên toà sơ thẩm, Nguyễn Đức Nghĩacũng tỏ ra ăn năn và nói rằng sẽ không kháng án vì "có chết hàng ngàn lần cũngkhông hết tội", tuy nhiên sau đó Nguyễn Đức Nghĩa lại bất ngờ kháng án. Đượcbiết, động cơ để Nguyễn Đức Nghĩa viết đơn kháng án là vì cha - ông Nguyễn ĐứcHùng, luôn động viên Nghĩa làm đơn chống án để có hy vọng được sống dù rất mongmanh.

Đây là một vụ án đặcbiệt nghiêm trọng, hành vi giết người của bị cáo vô cùng man rợ, gây chấn độngdư luận trong suốt thời gian qua. Có lẽ vì vậy mà vụ án được rất nhiều ngườiquan tâm.

Theo quan sát củaPV, mới hơn 7h sáng đã có khoảng gần trăm người dân và hơn 30 phóng viên, nhàbáo tập trung quanh khu vực tòa án để theo dõi phiên toà. Tuy nhiên an ninh ngaytừ vòng ngoài đã được thắt chặt, lực lượng công an chuyên trách và bảo vệ củatòa cũng được tăng cường. Cánh cửa chính ra vào trụ sở Toà Phúc thẩm -TAND Tốicao được đóng kín, chỉ trừ một lối đi nhỏ đi qua chốt bảo vệ. Bất cứ ai ra vàođều phải xuất trình giấy tờ có liên quan đến phiên tòa trên, sau đó mới được lựclượng bảo vệ chỉ dẫn vào phòng xét xử.

Điểm khác với cácphiên tòa trước đó, các phóng viên báo đài khi vào tác nghiệp, ngoài xuất trìnhthẻ nhà báo, lực lượng công an bảo vệ còn yêu cầu bắt buộc phải có giấy giớithiệu của cơ quan báo chí. Do vậy không ít phóng viên vì "mộng tưởng" giống nhưở phiên sơ thẩm, "ăn chắc" thẻ nhà báo đút túi ung dung tự tại tới tòa đã "táhỏa tam tinh", vội vàng chạy xe về tòa soạn xin "giấy phép con"!

Đúng 8h15, chiếc xethùng màu trắng chở Nguyễn Đức Nghĩa lao vào cổng tòa án và đỗ xịch ngay tại cửaphòng xử án (tầng 1). Trên xe có khoảng 6 cán bộ cảnh sát cùng hơn chục đồngnghiệp trực sẵn ra hỗ trợ áp giải Nghĩa vào phòng xử.

Người cười,kẻ khóc

Từ trên xe bướcxuống, Nguyễn Đức Nghĩa trông gầy và xanh xao hơn nhiều so với hình ảnh y xuấthiện tại phiên toà sơ thẩm, quần áo sọc, tay khóa còng số 8 cúi đầu đi thẳngtrước hàng chục ống kính của PV và vòng vây của người nhà hai gia đình bị cáo vàbị hại. Chỉ tới khi ông Nguyễn Đức Hùng (cha bị cáo Nghĩa) gọi giật giọng tên"Nghĩa", như phản xạ tự nhiên Nghĩa chùng chân bước, đầu húi cua và lấp loángcặp kính cận ngoái lại nhìn cha, nhoẻn cười trong giây lát rồi lầm lũi bước đi.Bất giác, tôi thấy thấp thoáng bóng người đàn bà là mẹ Nghĩa đứng cạnh ông Hùng.Bà thẫn thờ đưa ánh mắt nhạt nhòa vô vọng nhìn về phía con và đưa tay chấm nướcmắt...

Phiên tòa phúc thẩmbắt đầu lúc 8h30. Ngay trong phần thủ tục, chủ tọa đã công bố đơn xin hoãn phiêntòa của luật sư Ngô Ngọc Thủy, bào chữa cho bị cáo Nghĩa, với lý do "phải đitham dự hội thảo quốc tế từ ngày 12 đến 25/10". Sau đó, bị cáo Nguyễn Đức Nghĩacũng yêu cầu được hoãn tòa vì bị cáo không thể tự bào chữa cho mình.

Xác minh lý do vắng mặt của luật sư Thủy
Nghĩa trong phòng xử sáng 13/4. ảnh Ngôi sao

"Luật sư chỉ có mộtlá đơn xin hoãn phiên xử, đưa ra lý do tham dự hội nghị quốc tế nhưng không kèmtheo giấy mời, tổ chức ở đâu. Sau đây, chúng tôi sẽ làm công văn gửi các cơ quancó thẩm quyền như Bộ Tư pháp, Đoàn Luật sư Hà Nội xác minh có phải luật sư Thủytham gia hội nghị quốc tế hay không?", vị thẩm phán, chủ tọa phiên toà cho biết.

Đại diện VKS cũngcho rằng đây là một vụ án đặc biệt nghiêm trọng, do tòa sơ thẩm đã kết án NguyễnĐức Nghĩa tử hình, nên theo quy định, bị cáo có quyền yêu cầu luật sư bào chữa.Do đó, việc thiếu luật sư sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng việc xét xử. Vì vậy, đạidiện VKS đề nghị hoãn phiên tòa. VKS cũng đồng ý với ý kiến của vị chủ tọa phiêntòa về việc xác minh luật sư Ngô Ngọc Thủy có đi hội thảo hay không, vì trongđơn xin hoãn tòa không có giấy mời tham dự hội thảo cũng như giấy tờ chứng minhviệc này.

Sau khi hội ý, HĐXXđã quyết định hoãn phiên tòa và sẽ mở lại trong thời gian sớm nhất.

Ngay sau khi HĐXXtuyên bố lý do hoãn phiên phúc thẩm, bên ngoài hành lang phòng xử, ông NguyễnVăn Ba, bố của nạn nhân Nguyễn Phương Linh bày tỏ sự bức xúc vì cho rằng, lý dohoãn tòa là không chính đáng, không đủ cơ sở. Ông mong muốn phiên tòa sẽ sớm kếtthúc, xử đúng người, đúng tội.

Ông Ngô Ngọc Thuỷ - Luật sư bào chữa cho Nguyễn Đức Nghĩa:

“Tôi sẽ tập trung bào chữa theo hướng hành vi giết người có mục đích hay không”

Sáng ngày 13/10 phiên toà xét xử bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa trong vụ án giết người, cướp của tại chung cư G4 Trung Yên hồi tháng 5/2010 đã bị hoãn lại vì sự vắng mặt của luật sư Ngô Ngọc Thuỷ, người bào chữa cho bị cáo Nghĩa. Trước đó, luật sư Ngô Ngọc Thuỷ đã có cuộc trao đổi với phóng viên, Luật sư Thuỷ cho rằng: "Tại phiên toà sơ thẩm, tôi mới chỉ nói một phần quan trọng…".

Thưa luật sư, dư luận rất quan tâm tới việc tại phiên sơ thẩm, bị cáo Nghĩa không hề có ý định kháng cáo?

Đó là tâm lý của con người. Với bị cáo Nghĩa, đó cũng là một phút không kiềm chế cảm xúc bản thân. Nhưng tôi cho đó là nhận thức cao nhất của bị cáo về tội lỗi, còn bị cáo hoàn toàn có quyền xin tha tội. Nhận thức về tội lỗi không có nghĩa là từ bỏ quyền xin tha lỗi. Nhận tội và xin tha tội là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Nếu tư duy rằng, bị cáo đã nhận lỗi tại sao còn xin tha lỗi thì đó là độc ác.

Là người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa tại phiên phúc thẩm, cho đến thời điểm này, vụ án có thêm tình tiết mới nào không thưa luật sư?

Thực ra vẫn không có thêm tình tiết nào mới để đưa ra trong phiên toà phúc thẩm sắp tới, chỉ có những suy nghĩ nhưng chưa "chín"... và tôi sẽ nói trong phiên phúc thẩm. Tuy không thể phủ nhận Nghĩa phạm tội giết người, nhưng cần xem xét tính chất, mức độ, hành vi phạm tội của Nghĩa. Luật pháp quy định, giết người man rợ phải là làm cho người bị giết cảm nhận sự đau đớn tột cùng, dần dần đi đến cái chết. Còn Nguyễn Đức Nghĩa giết người sau 2 tiếng đồng hồ mới tính đến việc phi tang, xoá dấu vết là hoàn toàn mang tính bản năng và không phải là hành vi man rợ. Sau khi giết người, con người ta vẫn mưu sống nên tìm cách che đậy dấu vết và kinh nghiệm nào ập đến đầu tiên trong suy nghĩ, con người sẽ hành xử theo kinh nghiệm đó.

Ở phiên phúc thẩm, tôi sẽ tập trung bào chữa cho hành vi giết người có mục đích hay không. Tôi cho rằng, việc bị cáo Nghĩa giết người là do tình huống chứ hoàn toàn không có chủ mưu.

Với những lập luận của mình, luật sư có cho rằng thân chủ của mình sẽ thoát khỏi án tử hình?

Tôi sẽ đấu tranh để bảo vệ thân chủ. Khung hình phạt áp dụng đối với bị cáo Nghĩa là 20 năm đến chung thân hoặc tử hình. Dù tại phiên toà sơ thẩm, Nghĩa đã bị tuyên mức án cao nhất nhưng việc toà phúc thẩm sẽ xét xử và vận dụng thế nào khung hình phạt đó lại là quan điểm của tòa phúc thẩm. Tuy nhiên, cần có một phán quyết để bị cáo tâm phục khẩu phục. Còn về phía quan điểm của luật sư, tôi cho rằng nếu áp mức án tử hình đối với bị cáo Nghĩa là quá khắc nghiệt.

Vậy theo ông, mức án nào dành cho Nguyễn Đức Nghĩa mới là thoả đáng?

Tôi vẫn mong toà chấp nhận không tuyên án tử hình với bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa. Hãy cho bị cáo một cơ hội để cải tạo chính mình.

Cảm ơn luật sư!

                             *********************

Phải xem xét lý do hoãn tòa của luật sư có chính đáng hay không

Luật sư Hà Đăng (Đoàn Luật sư Hà Nội): Theo tố tụng thì luật sư bào chữa cho bị cáo được vắng mặt tại tòa nếu có lý do chính đáng. Thực ra, vấn đề ở đây lý do vắng mặt của luật sư thuyết phục hay không thuyết phục không quan trọng, mà điều quan trọng là phải xem xét xem lý do đó là có thật hay không có thật.

Luật sư Vương Trọng Thế, Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội: Đây là một vụ án hình sự nghiêm trọng, tòa sơ thẩm tuyên phạt bị cáo mức án tử hình nên khi xét xử phải rất thận trọng. Quyền được luật sư bào chữa là quyền cơ bản của bị cáo, nếu luật sư vắng mặt mà bị cáo cũng đề nghị xin hoãn phiên tòa thì tòa cũng chấp nhận. Còn nếu bị cáo vẫn yêu cầu tòa xét xử vắng mặt luật sư thì tòa vẫn có thể xét xử bình thường. Như vậy, trong trường hợp phiên phúc thẩm xử vụ Nguyễn Đức Nghĩa, bị cáo Nghĩa đề nghị tòa hoãn xét xử do luật sư bào chữa vắng mặt và tòa chấp nhận hoãn xét xử là đúng nguyên tắc. Điều đó thể hiện việc tòa rất tôn trọng quyền cơ bản của bị cáo.

Pháp luật không hạn chế việc hoãn phiên tòa, bởi khi có những lý do bất khả kháng thì không thể tiến hành xét xử được, ví dụ như bị cáo đi cấp cứu, luật sư phía bị hại ốm... Quan trọng là phải xem lý do đó có chính đáng hay không.

Về sự vắng mặt của luật sư tại tòa, theo nguyên tắc tố tụng thông thường, không phải là trường hợp bất khả kháng, luật sư chỉ được vắng mặt 1 lần, còn lần sau buộc anh phải tham gia, nếu anh không tham gia thì anh phải gửi bài bào chữa, nếu không tòa vẫn xét xử bình thường. Tuy nhiên, có những trường hợp ngoại lệ như bất khả kháng, nếu luật sư vắng mặt có lý do mà lý do đó HĐXX thấy chính đáng thì vẫn có thể chấp nhận.

Tôi nghĩ lý do vắng mặt của luật sư bào chữa cho Nguyễn Đức Nghĩa có thể coi là bình thường. Giả sử lịch xét xử tòa báo cho luật sư sau khi luật sư đã có lịch tham dự sự kiện khác chẳng hạn. Còn theo đúng nguyên tắc, khi luật sư nhận được lịch xét xử của tòa, nếu không tham dự được thì phải thông báo với tòa, bởi những vụ án hình sự có bị cáo đang bị tạm giam, khi xét xử phải có cả công an dẫn giải và còn rất nhiều người liên quan như phía bị hại, có thể họ ở rất xa nên phải báo trước để những người liên quan có thể chủ động về mặt thời gian. Điều quan trọng là phải xem lý do của luật sư có đúng hay không. Nếu không đúng thì lý do vắng mặt sẽ bị bác bỏ.

 

Theo Đời sống pháp luật




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.