Rằng: “Trai thương vợ cũ, gái nhớ chồng xưa”…

Khoảng cách về trình độ học vấn, bất đồng quan điểm sống là những vấn đề khiến cho vợ chồng chị Nguyên và anh Khang phải đặt dấu chấm hết cho cuộc hôn nhân của mình. Chia tay, mỗi người nhận nuôi một đứa con. Không lâu sau đó, cả hai anh chị lần lượt tái hôn

Có những cặp vợ chồng sau khiđổ vỡ mãi mãi không còn muốn nhìn mặt nhau. Nhưng cũng có những cặp dù hôn nhânđã kết thúc vẫn mang hoài niệm về quãng thời gian xưa cũ trong cuộc hành trìnhmới của mình. Để rồi một lúc nào đó, sự yếu mềm lại dẫn họ về cõi “trai thươngvợ cũ, gái nhớ chồng xưa” và vô tình kéo theo nhiều hệ lụy sau đó…

Chồng xưa: Hết yêu nhưng vẫn còn…thương

Khoảng cách vềtrình độ học vấn, bất đồng quan điểm sống là những vấn đề khiến cho vợ chồng chịNguyên và anh Khang phải đặt dấu chấm hết cho cuộc hôn nhân của mình. Chia tay,mỗi người nhận nuôi một đứa con. Không lâu sau đó, cả hai anh chị lần lượt táihôn. Thoạt nhìn vào tổ ấm của hai người ai cũng nghĩ có lẽ cuộc ly hôn của họlà…đúng đắn vì có vẻ như cả hai đều hạnh phúc với cuộc hôn nhân mới.

Rằng: “Trai thương vợ cũ, gái nhớ chồng xưa”…
Ảnh minh họa

Thế rồi, bạn bè và những người quen biết bỗng nhiên thấy anhKhang và chị Nguyên thường xuyên gặp lại nhau. Thậm chí, đôi khi họ còn đưa cảhai đứa con chung đi ăn uống ở đâu đó. Ai có thắc mắc, chị Nguyên bảo ly hôn rồikhông là vợ chồng nữa nhưng vẫn là bạn của nhau. Vả lại, vì những đứa con, họvẫn có quyền được gặp gỡ và giao lưu với nhau bình thường. Nghe thì có vẻ làvậy, xét về lý thì cũng chẳng có gì sai. Ấy vậy nhưng thỉnh thoảng người ta lạibắt gặp những cử chỉ yêu thương, chăm sóc chị Nguyên dành cho anh Khang.

Có lúcchị tìm đến tận cổng cơ quan anh đưa cho anh cái áo chị vừa mua xong. Chị bảohôm nay tan làm rảnh rỗi đi siêu thị mua đồ cho chồng con “mới”; tiện thể chịmua cho chồng cũ cái áo sơ mi. Chị bảo ngày trước còn chung sống với nhau, muaquần áo cho anh Khang toàn một tay chị nên số đo, màu sắc cũng như kiểu dáng chịđều mua phù hợp. Từ ngày ly hôn rồi có vợ mới, anh Khang mất hẳn cái vẻ tươm tấtngày nào.

Cũng tại cô vợ mới vụng đường chợ búa, chuyện mua sắm cho chồng hầunhư cô không đụng đến. Sở thích thời trang của ai thế nào người đó tự đi muasắm. Bởi vậy, anh Khang mất phong độ trông thấy. Mỗi lần gặp lại chồng cũ, chịNguyên cứ thấy…thương thương. Vậy là mỗi lần mua sắm, chị lại tiện thể mua nốtcho anh Khang..

Không chung sống với nhau hàngngày nữa nên những bất đồng mâu thuẫn cũng ít xảy ra, gặp lại nhau chị Nguyên vàanh Khang bỗng nhiên thấy dễ chịu khác lạ. Họ chia sẻ về cuộc hôn nhân mới, phànnàn về những người chồng, người vợ không hiểu mình như người cũ. Một chút nuốitiếc len lỏi trong lòng họ. Giờ đi đâu, ai có hỏi, chị Nguyên cũng bảo với chồngcũ chị hết yêu nhưng vẫn còn thương nhiều lắm.

Do đó, sự chăm sóc hay quan tâmanh vẫn còn trong chị là đương nhiên. Dẫu sao thì họ cũng đã có với nhau mộtquãng thời gian dài chung sống. Nghe chị Nguyên nói có người bảo biết là vậy, lyhôn rồi nhưng vẫn giữ được tình bạn thân thiết thì quý lắm, nhưng cũng có ngườinói chị Nguyên nên dừng cái sự “hết yêu nhưng vẫn còn thương” ấy lại nếu khôngcó ngày sẽ gặp họa.

Vợ cũ: Mất rồi mới thấy tiếc

Trước tòa, anhChung nhắc đi nhắc lại lý do không thể chung sống tiếp được với chị Thu là dochị sống quá quy tắc. Trong gia đình, chị luôn đặt ra một quy tắc nhất định vàbắt mọi người phải tuân thủ theo. Cũng chính vì những quy tắc đó mà anh Chungtrở thành người luôn vi phạm và mắc lỗi nhiều nhất. Mỗi lần phạm lỗi là mỗi lầnanh bị vợ hạ bệ trước mặt con cái. Dần dần, anh cảm thấy mình không còn uy quyềntrong gia đình. Ngột ngạt, o ép,anh muốn giải thoát khỏi đó dù cho chị Thu xinanh nghĩ lại để gia đình không đổ vỡ, con cái không thiệt thòi.

Ly hôn xong, anh Chung thoải mái tìm đối tượng của mình. Vìkhông phải nuôi con nên chuyện tái hôn của anh khá dễ dàng. Trong khi chị Thutâm niệm sẽ không tái hôn để tập trung nuôi hai đứa con khôn lớn thì anh Chungđã nhanh chóng kết hôn với người mới. Bạn bè đến chia vui đều dành cho anh mộtlời chúc là “vợ mới hoàn hảo hơn vợ cũ”. Anh Chung bảo sẽ phải như vậy vì lầnlựa chọn thứ hai kỹ càng hơn. Cứ ngỡ, với kinh nghiệm rút ra từ cuộc hôn nhân đổvỡ trước thì anh Chung sẽ tìm hạnh phúc. Không ngờ, mấy lần gặp lại, lần nào tôicũng được nghe anh Chung than thở giờ mới thấy tiếc vợ cũ.

Hóa ra, cô vợ mới của anh không hề đặt ra một quy tắc nàotrong gia đình cứ mạnh ai người nấy sống. Anh thích làm gì thì làm ngược lại vợanh cũng thế. Không ai có quyền can thiệp vào công việc cũng như sở thích củanhau. Cả ngày có một bữa cơm chung, vợ anh hỏi anh thích ăn gì rồi mua thứ đó.Nhà chỉ có hai vợ chồng mà mỗi người một món. Món anh thích ăn thì chị khôngđụng đũa, món chị thích anh cũng chẳng thấy hợp khẩu vị.

Thoạt nhìn qua chẳngkhác gì hai người ăn cơm bụi với nhau. Cũng chính vì sống quá thoải mái không bị“bắt” phải thế này, thế khác nên cuộc sống của anh cứ tự do và vô kỷ luật. Dầndần anh thấy nhớ những cái quy tắc trước đây của vợ cũ. Hóa ra, cái quy tắc đócũng không phải là không có ích. Nhờ nó mà mỗi người trong gia đình có tráchnhiệm, có mối ràng buộc với nhau hơn.

Thêm vào đó cô vợ mới do tuổi cao nên khósinh con, nhà cửa lúc nào cũng vắng hoe làm cho anh tiếc nuối tổ ấm cũ. Giờ thìđi đâu, gặp “tâm giao” nào ngồi nói chuyện gia đình, anh không khỏi ân hận rằngvợ cũ như con cá to mà xưa nay ông bà ta chả nói ‘cá mất bao giờ cũng là cá to”đấy thôi.

Họa vì “nhớ cũ thương xưa”…

Rằng: “Trai thương vợ cũ, gái nhớ chồng xưa”…
Ảnh minh họa

Chuyện hết yêu chồng cũ nhưng vẫncòn…thương của chị Nguyên một ngày đến tai anh chồng mới. Dù chị có đưa ra đủmọi lý do để thanh minh cho sự trong sạch của mình nhưng anh chồng mới vẫn khôngtin. Anh ta bảo chỉ có người mất trí thì mới tin điều ấy. Chẳng có lý gì mộtngười đang chung sống với người mới mà vẫn để tâm lo cho người cũ từng “manh áomặc”; thỉnh thoảng lại còn giãi bày tâm sự với nhau.

Anh ta còn bảo đến cả phápluật còn rạch ròi, đưa ra hẳn cả ranh giới giữa mới và cũ. Vậy tại sao anh talại không có quyền ngăn cấm vợ mình chấm dứt hẳn mọi quan hệ với chồng cũ. Cứthế cơn ghen của anh chồng mới đốt cháy âm ỉ hạnh phúc mới của chị Nguyên. Oáiăm, càng bị chồng mới hành hạ bao nhiêu thì chị lại càng cảm thấy cô đơn, muốntìm về người cũ để được chia sẻ, được che chở như thuở nào. Vậy là “tình cũkhông rủ cũng tới”, chị Nguyên công khai chuyện đi lại với chồng cũ của mìnhhơn.

Chị bảo vì đứa con chung, không thể cắt đứt tình cảm mẹ con khi đã ly hônnhưng thực chất là chị muốn tìm lại cảm giác bình yên mà một thời chị đã có đượcvới anh Khang. Giờ ngẫm nghĩ lại, chị mới thấy họ chia tay quá vội vã. Nếu lúcđó hai người đừng hiếu thắng, đừng đưa cái tôi của mình lên hàng đầu thì có lẽđến giờ phút này họ không phải đối mặt với chuyện người cũ, người mới rắc rối vàkhông kém phần đau khổ.

Rằng: “Trai thương vợ cũ, gái nhớ chồng xưa”…

Cuộc sống càng hiện đại, càngnăng động thì càng cuốn cuộc sống gia đình vào cơn lốc xoáy thị trường. Có nhữngcuộc hôn nhân hợp rồi tan chỉ vì một lý do hết sức đơn giản mà nếu tỉnh táo mộtchút họ sẽ tránh được sự đổ vỡ. Thế nhưng chỉ vì một chút quá đà, mất tự chủtrong những lúc nóng giận, họ ký vào đơn ly hôn rồi ra Tòa. Để rồi sau một thờigian bình tĩnh lại, họ mới chợt nhận ra sự vội vã của mình nhưng làm lại thì đãquá muộn, vì hoàn cảnh mỗi người lúc bấy giờ đều trong tình trạng “ván đã đóngthuyền”.

Thêm vào đó, sự đổi mới lại không bằng cái cũ nên trong niềm hoài niệm,họ vô tình rơi vào trạng thái “nhớ cũ thương xưa”. Kết quả là những cuộc tìnhkiểu “trai thương vợ cũ, gái nhớ chồng xưa” lại lần lượt xuất hiện. Hệ lụy làcuộc sống gia đình mới bất ổn, lại một lần xáo trộn, nặng thì đổ vỡ nhẹ thì sốngtrong tình trạng luôn “phòng chống bão lũ”.

Theo Bảo Nam
Đời sống gia đình



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.