Điểm mặt những món ăn mới xuất hiện đã tạo thành "cơn sốt"

Mỗi mùa hè lại xuất hiện một món quà vặt nào đó gây “chao đảo”. Nhưng cũng không thể phủ nhận, những "cơn sốt" đó không chỉ nhờ sự hấp dẫn của món ăn mà còn cả tâm lý a dua theo đám đông.

Mỗi mùa hè lại xuất hiện một món quà vặt nào đó gây “chao đảo”. Nhưng cũng không thể phủ nhận, những "cơn sốt" đó không chỉ nhờ sự hấp dẫn của món ăn mà còn cả tâm lý a dua theo đám đông.

1. Chè khúc bạch

Chè khúc bạch đã thực sự tạo nên cơn sốt vào mùa hè năm ngoái. Đây được xem là món ăn giải khát thanh đạm và thơm ngon. Cái tên gọi “khúc bạch” cũng đủ để miêu tả hình dáng của món ăn, đó là những viên thạch rau câu được cắt khúc vừa ăn có màu trắng của sữa hay nước cốt dừa.

Món chè có vị béo của sữa, của kem, vị bùi của hạnh nhân, vị ngọt thanh của đường phèn và trái vải này hấp dẫn đông đảo bạn trẻ và dân văn phòng.

Sau “cơn sốt” tại Sài thành, món chè này lại chu du khắp các tỉnh thành miền Trung rồi tiến ra phía Bắc. Nhưng đến năm nay, món chè này không còn được các bạn trẻ ưa chuộng.

2. Quả thanh mai

Thanh mai đang trở thành một loại quả thu hút người tiêu dùng ở thủ đô Hà Nội trong thời gian gần đây vì tên gọi mỹ miều và vị chua ngọt dễ "gây nghiện". Loại quả này được trồng nhiều tại các tỉnh như Lào Cai, Quảng Ninh...

Cây thanh mai mọc tự nhiên trên rừng và quả thường được dùng để ăn trực tiếp hoặc ngâm đường pha nước uống giải nhiệt trong mùa hè khi thời tiết nắng nóng đỉnh điểm, thậm chí siro loại quả này được cho là có tác dụng trị ho và làm đẹp da.

Vốn là thứ quả rừng nhưng bỗng nhiên lên “cơn sốt” khiến quả thanh mai hiện tại có giá bán không hề rẻ, từ 70.000-150.000đ 1kg. Thanh mai được bày bán "la liệt" trên nhiều tuyến đường ở Hà Nội và được bán online rất đắt khách.

Tuy nhiên, mới đây, "rộ" lên nghi vấn quả thanh mai có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc đã khiến không ít người lo lắng.

3. Bánh canh ghẹ

Bánh canh ghẹ là món mới nổi ở Hà Nội cách đây ít lâu. Bánh canh là món ăn phổ biến ở các tỉnh vùng biển phía Nam, từ Đà Nẵng trở vào. Sợi bánh canh làm từ bột năng hoặc bột gạo, to hơn sợi bún ngoài Bắc, màu trắng hơi trong trong, ăn dai hơn bún. Nước dùng bánh canh cũng thường có dạng sền sệt, ngòn ngọt ninh từ thịt, cua ghẹ hải sản và một số phụ liệu khác, chứ không loãng như nước dùng bún phở ngoài Bắc.

Có khá nhiều loại bánh canh như bánh canh tôm, thịt lợn nhưng "ám ảnh" nhất vẫn là bánh canh ghẹ. Con ghẹ to, luộc chín, màu đỏ cam bắt mắt ngự trên bát bánh nóng hổi, ăn kèm với chả tôm, chả cá, có nơi còn cho thêm cả trứng cút luộc... 

Giá thành không rẻ, bát bánh canh cũng không khiến người ăn đủ no nhưng vẫn gây sốt với thực khách Hà thành.

4. Trà sữa thái

Trong những ngày nắng nóng này, tại các thành phố lớn lại rộ lên “mốt” uống trà sữa Thái Lan.

Trà sữa Thái trông rất ngon mắt. Nếu tìm hiểu về nguyên liệu và thử thưởng thức một lần, bạn sẽ không cảm thấy ngạc nhiên khi thức uống này lại tạo nên cơn sốt tại Việt Nam. Cốc trà luôn thoang thoảng hương thơm dịu nhẹ từ lá trà, khi uống, cho cảm giác gần giống trà xanh nhưng vị trà nhẹ hơn. "Beo béo, man mát nhưng không ngấy" là mô tả của các thực khách khi nếm món trà này.

Cốc trà sữa vị thảo mộc thể hiện sự tinh tế của người Thái khi khéo léo kết hợp một số loại thảo mộc như hồi, thảo quả, đinh hương... cùng với hương vị đặc trưng của trà. Một cốc trà Thái được pha chế khá đơn giản, giá dao động từ 25.000 - 40.000 đồng/cốc. Trà sữa Thái nhanh chóng trở thành thức uống mới trong menu của nhiều quán cafe, nhà hàng.

5. Bún hải sản

Mới ra đời những tháng đầu đông 2014, nhưng món ăn này đã tạo nên cơn sốt không hề nhỏ. Điển hình là các phương tiện truyền thông liên tục phản ảnh thông tin thực khách xếp hàng chờ thưởng thức món ăn, hay hết lời ca ngợi món ngon này.

Với 30.000 đồng, bạn sẽ được thưởng thức một tô bún đầy ắp, có cả tôm, cua, cá, bề bề, mực thái lát, đậu rán giòn và rau cải xanh.

6. Hoa bụp giấm

Cách đây 2-3 năm, người ta bắt đầu bán hoa bụp giấm. Bụp giấm hay còn gọi là bụt giấm, atisô đất, hoa vô thường... mọc dại ở khá nhiều nơi. Bụp giấm rất dễ trồng, bạn có thể trồng chúng trong vườn nhà để lấy đài hoa làm nước uống, mứt hoặc ngâm làm thuốc chữa bệnh. Bụp giấm (hibicus) giàu canxi, niacin, riboflavin, vitamin C, chất sắt, thường được sử dụng như phương thuốc nhuận tràng, lợi tiểu, tốt cho mật, thận cũng như trong điều trị ung thư.

Nhiều bà nội trợ truyền tai nhau về công dụng chữa bách bệnh của loại hoa này, tạo nên cơn sốt ngâm bụp giấm làm siro pha chế nước uống.

Bạn là người yêu thích du lịch, những món ăn cổ truyền hay đặc sản của từng vùng miền khác nhau. Hãy chia sẻ những trải nghiệm thú vị, những kinh nghiệm bỏ ích của bạn tới Tintuconline qua địa chỉ mail:  tintuconline@vietnamnet.vn


Hải Anh/VietNamNet (tổng hợp)



Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp
Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.