Văn hóa “hậu ly hôn”

Khi hôn nhân tan vỡ, hầu hết các cặp vợ chồng trở thành những người xa lạ và nghĩ về nhau với lòng chán ghét, hận thù.

Khi hôn nhân tan vỡ,hầu hết các cặp vợ chồng trở thành những người xa lạ và nghĩ về nhauvới lòng chán ghét, hận thù.

Vì vậy, hai bên thường “nhiệt tình” gâykhó khăn cho phía bên kia: vợ kiện chồng không cấp dưỡng nuôi con,chồng “tố” vợ cản trở việc thăm con, dạy con nói xấu cha. Đó là thựctrạng chung thời hậu ly hôn ở ta...

Di chứng hôn nhân

Trung bình, mỗi thángchúng tôi nhận được hàng trăm đơn thư và e-mail phản ảnh việcchồng/vợ (cũ) cố tình chia cắt tình cha-con, mẹ-con hay không cấpdưỡng nuôi con, dù có bản án của tòa. Mối quan hệ giữa hai ngườitừng một thời “không thể chia lìa”, trở nên căng thẳng, thậm chíthành thù địch.

Văn hóa “hậu ly hôn”

Khi hôn nhân tan vỡ, hầu hết các cặp vợ chồng trở thành những người xa lạ và nghĩ về nhau với lòng chán ghét, hận thù

Những đức tính tốtcủa “người xưa” khi hương lửa mặn nồng như đã chết theo mâu thuẫncủa đời sống hôn nhân. Những lần vợ chồng gây gổ, cãi vã đã để lạitổn thương và di chứng trong lòng của mỗi người. Vì vậy, khi chiatay, hai người chẳng còn muốn nhìn mặt nhau và sẵn sàng làm khónhau. Những đứa con vô tình trở thành “vật tế thần” cho cuộc chiếngiữa vợ chồng cũ.

Sau bảy năm chịu đựngngười chồng nhậu nhẹt, cờ bạc, vô trách nhiệm, chị Huỳnh Kim Yến(Q.Bình Thạnh) quyết định ly hôn vào đầu năm 2010. Chia tay, lòngchị thanh thản vì được giải thoát khỏi cuộc hôn nhân tù ngục, nhưngnhững trận đòn của anh Tùng - chồng chị, sau mỗi lần đi nhậu về thìchị không sao quên được. Vết sẹo còn hằn trên cổ cứ buộc chị nhớ nhưin ngày chồng chị như một tên đồ tể, kề dao vào cổ vợ bắt đưa tiềnđi cá độ bóng đá.

Trong mắt chị, anh làkẻ tồi tệ “toàn tập” và chị luôn sợ cậu con trai năm tuổi sẽ bịnhiễm thói hư tật xấu của cha, nên ra sức cách ly hai cha con. Chịdọa con không được theo cha đi chơi vì “ổng sẽ bán con khi thua độ”.Chị dặn dò các cô ở trường: ngoài chị không ai được đến đón bé về.Còn khi anh đến nhà, lúc anh xỉn thì chị Yến cho là anh đến nhà quấyrối hai mẹ con, không cho gặp. Anh tỉnh, chị lại bảo đã đến giờ conphải học bài hoặc đi ngủ.

Biết vợ cũ cố tìnhlàm khó, anh Tùng kiếm cách trả đũa. Anh tranh thủ những lúc gặp conđể… kể tội mẹ bé và nhà ngoại,  “tiêm” nọc độc vào đầu con: “Mẹ làkẻ xấu xa, độc ác".  

Cũng chẳng còn muốnnhìn mặt chồng cũ là chị Nguyễn Ngọc Lan (Q.8). Chị dứt khoát ly hônsau lần thứ ba bắt quả tang chồng ngoại tình. Lần nào anh Hùng -chồng chị cũng xin tha thứ và hứa “cải tà quy chánh”, nhưng ngựa cứquen đường cũ. Ra tòa, chị xin được nuôi hai cô con gái  hai và bốntuổi, hứa sẽ tạo điều kiện cho chồng đến thăm. Tuy nhiên, thực tế làchị đã quyết định cắt đứt mọi mối quan hệ giữa con và nhà nội. Chịđã nhờ cha mẹ đến ở chung với mình, mục đích là canh không cho anhHùng đến gần con.

Anh Hùng khiếu nại raphường, chị Lan thanh minh: “Tôi vẫn luôn tạo điều kiện cho anhấy thăm con nhưng do anh ấy từng có mâu thuẫn với ba má tôi nên làmsao dám cho vào nhà, lỡ có chuyện gì xảy ra thì sao? Nếu anh ấy muốnthăm con thì cứ đến trường”.

Giờ bé đi học, thờigian giải lao chẳng là bao nên anh gần như chỉ đứng ngắm con từ xa.Một tuần anh mới được gặp con khoảng 15 phút. Ba anh nhớ cháu nội,muốn trò chuyện, bồng ẵm nhưng chẳng bao giờ được chị Lan cho phép.Vì vậy, anh đang làm đơn khởi kiện xin thay đổi quyền nuôi con. ChịLan thì “thủ” bằng cách làm đơn thưa chồng không cấp dưỡng nuôi connhư đã hứa ở tòa, lấy đó làm “bằng chứng” biện hộ cho việc không choanh đón con đi chơi.

Cả hai trường hợp kểtrên, các ban ngành của địa phương đã hòa giải đến hai, ba lần,khuyên can thấu tình đạt lý nhưng “người trong cuộc” vẫn “giữ vữnglập trường”. Trong họ đã cố định ý nghĩ: “Đã xấu với mình thì cũngxấu với con” nên càng cố cắt đứt con với người kia, cho rằng làm vậylà bảo vệ con và tốt nhất cho con.

"Bánh ít đi, bánhquy lại"

Văn hóa “hậu ly hôn”

Bỏ qua tự ái cá nhân, đặt quyền lợi của con lên trên là thông điệp, bài học từ những người đã thành công trong việc nuôi dạy con cái, “níu kéo” được người xưa làm tròn trách nhiệm với con khi hôn nhân đổ vỡ

Nhiều người thườngcho rằng, nguyên nhân ly hôn là thước đo của mối quan hệ sau nàygiữa “cựu” vợ chồng. Một vụ ly hôn do không phù hợp tính tình sẽkhông “đau” như bị ngoại tình; hoặc chồng cờ bạc, vô trách nhiệmkhông  gây ám ảnh bằng sự đổ vỡ do bị bạo hành.

Tuy nhiên, các chuyênviên tâm lý cho rằng, nguyên nhân ly hôn chỉ đóng vai trò phụ, cáichính là cách hành xử của hai bên thời hậu ly hôn: hữu hảo hay thùđịch. Nếu người này không hận thù, nói xấu hay vẫn còn giữ nhữnghình ảnh tốt về “ai kia” thì “ai kia” cũng sẽ hành xử như thế. Đó lànguyên tắc “bánh ít đi, bánh quy lại”, rất hiệu quả đối với nhữngcặp vợ chồng gãy gánh - dù sự chia tay nào cũng ít nhiều để lại tổnthương.

Chị Nguyễn Thị KimHương (Q.Bình Thạnh) kể câu chuyện “khó tin có thật”. Sau gần 10 nămchung sống, chị phát hiện chồng ngoại tình với một cô nhân viêntrong công ty của anh. Và, chồng chị đã quyết định theo “người tình”khi chị yêu cầu lựa chọn. Trái tim chị tan nát, cảm giác nhục nhã ámảnh vì thấy mình thua cả cô gái kém mình mọi thứ: từ hình thức đếnhọc vấn.

Từ khi vụ việc bịphát hiện, tôi yêu cầu ly hôn, anh ấy đột ngột cắt bảo hiểm đangđóng cho hai con và không trợ cấp nuôi con, dù anh đang là phó giámđốc một công ty. Nhưng sáu tháng sau, vừa ly hôn xong, anh hỏi tôi:“Em có cần hỗ trợ gì không?”. Lúc đó, lòng tôi vẫn còn đau đớndo bị chồng phản bội nhưng vì con, tôi nói: “Lúc nào em cũng sẵnsàng nhận sự hỗ trợ của anh”. Tôi không xem anh là chồng mìnhnữa mà chỉ là cha của hai con tôi.

Tôi xuống nước đểanh thể hiện trách nhiệm, để hai con tôi được hưởng sự chăm sóc vềvật chất và tinh thần của cha. Tôi nghĩ, thà lụy một người đàn ôngmình từng yêu thương, còn hơn lụy vào người đàn ông khác. Từ đó đếnnay đã sáu năm, đều đặn mỗi tháng anh chuyển tiền trợ cấp vào tàikhoản cho tôi nuôi con, anh cũng đóng bảo hiểm và thường xuyên đếnthăm con. Nếu ngày xưa tôi vì tự ái mà “không thèm” như tâm lý củanhiều phụ nữ khi đường ai nấy đi, có lẽ các con tôi sẽ không bao giờnhận được sự chăm sóc của cha như hiện nay”. 

Nhà báo T.M, đãchoáng váng khi chấp nhận ở nhà nuôi con để chồng ra nước ngoài làmluận án tiến sĩ, nhưng lúc về, anh lại “đồng hành” cùng người phụ nữkhác. Chị sốc và căm giận chồng, nhưng thương cô con gái chín tuổiđã không được ở cạnh cha từ nhỏ, nên nén tự ái để liên lạc, bàn bạcvới chồng việc nuôi dạy con.

Đến mùa hè, chị lạicho con ra Bắc chơi với bố và ông bà nội. Khi con gái đòi chạy xemáy, chị là dân thể thao, nhưng vẫn nhờ chồng tập xe cho con vì muốngắn kết tình cảm cha con. Năm nay con gái chị đã học 12, rất ngoan,học giỏi và không cảm thấy buồn tủi hay sang chấn tâm lý như thườngthấy ở trẻ khi cha mẹ chia tay.

Cũng đặt quyền lợicủa con lên trên tự ái bản thân là đạo diễn, diễn viên Minh Hạnh.Khi chia tay, lòng chị đầy tổn thương và chị hoàn toàn có thể lo chohai con cuộc sống đủ đầy về vật chất. Nhưng, chị biết con mình cầntình thương của cha và nhà nội nên các dịp lễ, Tết chị đều đưa haicon sang thăm viếng, dù chị không muốn đi, sợ bị hiểu lầm là muốnníu kéo tình cảm. Vì con, chị đã “vượt lên chính mình”.

Chị chia sẻ: “Khicha mẹ ly hôn, con cái cần được bù đắp tình cảm nhất, vì chính cáccháu là người chịu thiệt thòi kép. Hơn nữa, để trẻ con phát triểntoàn diện và cân bằng, cần có vai trò của cả cha lẫn mẹ. Đem con đigiấu hay ngăn cản quyền thăm nuôi, dạy con ghét người sinh thành chỉlà để thỏa mãn sự ích kỷ và lòng hận thù của cha mẹ.

Điều đó sẽ cànggây tổn thương, thiệt thòi nhiều hơn cho con. Chồng/vợ có thể khôngtốt với nhau, nhưng với con thì phải khác. Phá bỏ, đạp đổ thì dễ,giữ lại được nội - ngoại cho con mới khó. Hiện con trai tôi đãtrưởng thành, cháu vẫn thường nói: “Con cảm ơn má đã giữ cho con bavà gia đình nội”. Tôi thật sự hạnh phúc vì mình đã hành xửđúng”.

Bỏ qua tự ái cá nhân,đặt quyền lợi của con lên trên là thông điệp, bài học từ những ngườiđã thành công trong việc nuôi dạy con cái, “níu kéo” được người xưalàm tròn trách nhiệm với con khi hôn nhân đổ vỡ. Giữ được tình thân,cội nguồn cho con, và quan trọng hơn là chính người trong cuộc cũngkhông còn sống trong sự giận hờn, căm ghét - là những giá trị tíchcực mà mỗi người cần tự trang bị cho mình.

Chị Kim Hương khẳngđịnh: “Hành xử văn hóa với nhau thì hình ảnh đẹp của người xưavẫn hiện diện và nhiều ông bố, bà mẹ không phải vất vả gửi đơn kiệnkhắp nơi với nỗi khao khát: “Được quyền thăm hay nhận được trợ cấpnuôi con”.

Theo ThùyDương
PNO




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.