Từ chiếc máy tính xách tay mẫuđầu tiên năm 1968 đến máy tính mini OLPC XO và máy tính bảng Apple iPad... Tấtcả đã tạo nên những nút thăng trầm của ngành công nghiệp máy tính xách tay.

Kể từ năm 1968 khi một nhà thiếtkế của công ty Xerox PARC trình diễn máy tính xách tay mẫu đầu tiên - Dynabook,ngành công nghiệp máy tính đã chứng kiến liên tiếp những sáng tạo mới. Năm nay,lần đầu tiên doanh số laptop sẽ vượt quá doanh số máy tính để bàn - theo khảosát của công ty nghiên cứu thị trường iSuppli.

Cùng nhìn lại những dấu ấn trên thị trường laptop:

Dynabook - nguồn cảm hứng của máy tính xách tay hiện đại. Là ý tưởng củanhà thiết kế Alan Kay, đến từ công ty Xerox PARC, năm 1968, Dynabook được tưởngtượng như là máy tính cá nhân cho trẻ em.

15 dấu ấn “đáng nể” trên thị trường laptop

Ý tưởng của Kay là tạo ra mộtthiết bị di động mỏng, nhẹ chưa đến 1kg và có màn hình xấp xỉ bằng tờ giấytrắng. Đáng tiếc, công nghệ để sản xuất máy tính này gần đây mới xuất hiện, vàcho đến hôm nay, máy tính Dynabook theo ý tưởng của Kay chưa trở thành hiệnthực.

Osborne 1

15 dấu ấn “đáng nể” trên thị trường laptop

Giới yêu công nghệ cảm thấy rấtphấn khích với chiếc máy tính xách tay Osborne 1 ra đời năm 1981. Đúng nghĩa làmáy tính cầm tay đầu tiên trên thế giới, chỉ có điều Osborne 1 nặng hơn 1 yến,màn hình CRT 5 inch và có kích cỡ bằng một chiếc máy khâu.

Grid Compass 1100

15 dấu ấn “đáng nể” trên thị trường laptop

Mặc dù có kiểu dáng khá… ngonnhưng Compass không mấy thành công trên thị trường thời đó bởi nó không chạy hệđiều hành MS-DOS.

Grid Compass 1100 là máy tính đầu tiên có thiết kế gập giống như kiểu dáng củalaptop hiện đại ngày nay. Ban đầu được thiết kế cho Trung tâm NASA và sau đó báncho người dùng cá nhân năm 1982, Compass 1100 có bộ nhớ 340KB và giá bán 8.000USD. Mặc dù đã đặt dấu ấn trong lịch sử laptop nhưng Compass không mấy thànhcông trên thị trường thời đó bởi nó không chạy hệ điều hành MS-DOS.

IBM PC Convertible

15 dấu ấn “đáng nể” trên thị trường laptop

Năm 1986, máy tính IBM PCConvertible chính thức lên kệ. Với giá bán 1995 USD, đây là laptop thương mạithành công đầu tiên trên thị trường. Và, máy tính xách tay đầu tiên của IBM cóđĩa mềm 3.5 inch. IBM PC Convertible nặng 5,4kg.

Compaq SLT/286

15 dấu ấn “đáng nể” trên thị trường laptop

Tháng 10/1988, Compaq SLT/286 rađời. Đây là máy tính đầu tiên sử dụng đồ họa VGA (640x480 pixel). SLT/286 nặng6,3kg và có ổ cứng 20MB, vi xử lý 12MHz, và bàn phím có thể tháo rời khỏi thânmáy. Compaq SLT/286 là một trong những máy tính “thu nhỏ” đầu tiên.

Apple PowerBook 100

15 dấu ấn “đáng nể” trên thị trường laptop

Năm 1991 xuất hiện một bước tiếnlớn trên thị trường laptop tiếp sau Compaq SLT/286. Apple trình làng máy tínhPowerBook 100 - do Sony sản xuất. PowerBook 100 có một trackball có chức năngcủa một con chuột, và chỗ nghỉ tay của máy giúp người dùng cảm thấy thoải máihơn khi sử dụng máy tính. Sau đó, chỗ nghỉ tay trở thành tính năng chuẩn tronglaptop.

ThinkPad

15 dấu ấn “đáng nể” trên thị trường laptop

Cuối năm 1992, IBM tạo ra mộtcuộc cách mạng nữa với dòng máy tính ThinkPad – điển hình nhất là ThinkPad 700C,giá bán 4.350 USD, chạy hệ điều hành Windows 3.1, ổ cứng 120MB, CPU 25MHz 486SLCvà màn hình màu TFT 10,4 inch.

Bàn di chuột TouchPad

15 dấu ấn “đáng nể” trên thị trường laptop

George Gerpheide phát minh ra bàndi chuột năm 1988 nhưng phải đến năm 1994, công nghệ này mới xuất hiện trênlaptop - Apple PowerBook 500.

Pin Lithium Ion

15 dấu ấn “đáng nể” trên thị trường laptop

Đầu năm 1994, 1,5 năm trước khihệ điều hành Windows 95 ra mắt, Toshbia trình làng 2 phiên bản máy tính đầu tiêntrong dòng Portege T3400. Máy T3400 (2.599 USD) có màn hình đen trắng, trong khiđó phiên bản T3400CT (3.900 USD) sử dụng màn hình màu.

Toshiba quảng cáo laptop của mình có thiết kế đẹp, vỏ màu sám thời trang và sửdụng pin lithium ion – “công nghệ điện năng di động tiên tiến nhất”. Toshiba chohay T3400 cho thời lượng pin sử dụng 6 tiếng sau mỗi lần sạc.

Laptop “nồi đồng cối đá”

15 dấu ấn “đáng nể” trên thị trường laptop

Năm 1996, khi hầu hết các nhà sảnxuất máy tính dốc sức tung ra laptop mỏng hơn và tốc độ hơn các đối thủ thìPanasonic nhắm tới phân khúc hoàn toàn khác – laptop mỏng nhẹ nhưng có sức bền.Toughbook CF-25 là laptop đầu tiên trong dòng máy tính “nồi đồng cối đá” củaPanasonic, và dòng máy này vẫn tiếp tục được nâng cấp cho đến thời điểm này.CF-25 được thiết kế có thể sống sót khi rơi từ độ cao 0,6m và chịu được bụi bẩnvà hơi ẩm.

iBook G3 và card không dây đầu tiên

15 dấu ấn “đáng nể” trên thị trường laptop

Book G3 là một trong nhiều ýtưởng sáng tạo của Steve Jobs khi ông này quay trở lại với Apple năm 1996. Năm1999, tại triển lãm Macworld Expo ở New York, Jobs đã khiến cả khán phòng trầmtrộ khen ngợi khi giới thiệu máy tính iBook cùng với chiếc card không dây đầutiên trên thế giới.

CEO này miêu tả iBook G3 như là máy tính di động nhanh thứ hai trên thế giới,(PowerBook nhanh nhất).

Camera tích hợp

15 dấu ấn “đáng nể” trên thị trường laptop

Năm 1999, Sony trình làng laptopVAIO C1 PictureBook (2299 USD) nặng chưa đến 1,35 kg với thiết kế cực kỳ gọngàng và được tích hợp camera.

Máy tính siêu di độngUltraportable

15 dấu ấn “đáng nể” trên thị trường laptop

Đầu năm 2008, Apple MacBook Airmở đầu cho kỷ nguyên laptop siêu di động. Macbook Air được trang bị chip thế hệmới của Intel, pin không thể tháo rời và máy không có ổ đĩa quang.

Netbook

15 dấu ấn “đáng nể” trên thị trường laptop

2 năm trước khi Asus Eee PC rađời, ông Nicholas Negroponte đã vẽ ra ý tưởng máy tính xách tay 100 USD tại diễnđàn kinh tế thế giới 2005 ở Davos, Thụy Sỹ. Giấc mơ của ông Negroponte đã mangmáy tính One Laptop Per Child (OLPC) XO có thể truy cập Internet cho trẻ emnghèo ở nhiều nước trên thế giới.

Máy tính bảng Tablet

15 dấu ấn “đáng nể” trên thị trường laptop

Máy tính bảng lướt web có vẻ nhưsẽ là cuộc cách mạng tiếp theo trong ngành công nghiệp điện toán. Apple iPadkhiến chúng ta nhớ lại ý tưởng Dynabook từ năm 1968.

Theo N.H
15 dấu ấn “đáng nể” trên thị trường laptop