Chính phủ vừahoàn thành và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội Báo cáo Tình hình kinh tế xãhội 5 năm 2006 - 2010 và dự kiến kế hoạch 2011 - 2015. Đáng chú ý trong Báocáo này là 2 kịch bản tăng trưởng được Chính phủ xây dựng để điều hành trong5 năm tới.
![]() |
Chính phủ vẫn ưu tiên lựa chọn mục tiêu tăng trưởng cao hơn cho 5 năm tới. Ảnh: WSJ |
Ở kịch bảnkém lạc quan hơn, Chính phủ cho rằng kinh tế thế giới sẽ diễn biến phứctạp, tăng trưởng thấp trong năm 2011 và 2012. Thách thức đối với nhữngnăm sau đó thậm chí còn lớn hơn với nguy cơ khủng hoảng nợ công và suythoái kép. Sự suy giảm về ODA cũng như thị trường xuất khẩu gây ảnhhưởng xấu đến kinh tế Việt Nam.
Trong bối cảnhnhư vậy, Chính phủ cho rằng tăng trưởng trong 5 năm tới của toàn nền kinh tếsẽ ở mức 6,5%. GDP năm 2015 sẽ tương đương gần 180 tỷ USD trong khi thu nhậpbình quân đầu người sẽ đạt khoảng 1.965 USD. Tại thời điểm đó, chỉ số giátiêu dùng (CPI) phấn đấu chỉ tăng 7%.
Mặc dù gặpnhiều khó khăn về thị trường khi kinh tế suy giảm nhưng Chính phủ dự kiếntăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng trung bình 12% trong vòng 5 nămtới. Nhập siêu đến năm 2015 kiểm soát ở mức 12% kim ngạch xuất khẩu, trongkhi bội chi ngân sách ở mức 4,5%.
Cũng theophương án này, nợ công đến cuối 2015 của Việt Nam không quá 65% GDP (trongđó, nợ Chính phủ không quá 55%, nợ quốc gia không quá 50% GDP). Với số liệutương ứng cuối năm 2010 là 57,3%, 45,7% và 42,2% GDP, kế hoạch này khá phùhợp với tuyên bố gần đây của Chính phủ về chủ trương tiếp tục gia tăng nợ đểphục vụ nhu cầu phát triển.
Cũng xuất pháttừ dự báo tương tự kịch bản một, nhưng với kỳ vọng kinh tế sáng sủa hơn vàocuối nhiệm kỳ, các nhà điều hành đề ra kịch bản thứ 2 với mức tăng trưởngbình quân 5 năm khoảng 7%. Đây là phương án được Chính phủ ưu tiên lựa chọn.
Với kịch bảnnày, GDP 2011 của Việt Nam vẫn sẽ có mức tăng khoảng 5,8-6%, phù hợp với cácthống kê hiện tại. Tuy nhiên, đến năm 2012, con số dự kiến có thể đạt khoảng6,5% và cao hơn trong giai đoạn 2013 - 2015. Tính bình quân trong 5 năm, cóthể tăng khoảng 7%, đáp ứng được chỉ tiêu mà Đại hội XI của Đảng đề ra(7-7,5%).
GDP năm 2015,nếu căn cứ theo lộ trình này, có thể tương đương 184 tỷ USD. Thu nhập bìnhquân đầu người đạt 2.000 USD. Kim ngạch xuất khẩu bình quân 5 năm đạt khoảng14% và nhập siêu chỉ tương đương 10% xuất khẩu. Các chỉ tiêu về lạm phát,bội chi ngân sách và dư nợ cơ bản tương đương kịch bản thứ nhất.
Theo Chính phủthì điểm chung trong điều hành kinh tế 5 năm tới, dù theo kịch bản nào, vẫnlà ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Cùng với đó là duy trìtăng trưởng hợp lý gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăngtrưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh.
Đây là luậnđiểm được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá cao tại Báo cáo thẩm tra vềkế hoạch của Chính phủ. Ủy ban Kinh tế cũng tán thành với việc lựa chọn tốcđộ tăng GDP trung bình 5 năm ở mức 7% là phương án ưu tiên. Tuy nhiên, cơquan này cho rằng Chính phủ cần có giải pháp cụ thể và căn cứ vào tình hìnhthực tế để đề xuất phương án điều hành hợp lý.
Về vấn đề lạmphát, Báo cáo thẩm tra cho rằng cơ quan điều hành cần có giải pháp để lậptức đưa tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng về mức một con số ngay trong năm2012. Giai đoạn 2013 - 2014, con số này phải đạt dưới 6% và giảm về khoảng5% vào năm 2015. Nợ Chính phủ và nợ công cũng phải thấp hơn khoảng 5% so vớiđề xuất của cơ quan điều hành.
Riêng về xuấtkhẩu, Ủy ban Kinh tế cho rằng Chính phủ cần có quyết tâm cao hơn nữa nhằmgiảm dần nhập siêu hàng năm, kiểm soát ở mức khoảng 4% kim ngạch xuất khẩuvà không quá 5 tỷ USD vào năm 2015. Kết quả này sẽ giúp cân bằng cán cânthương mại của Việt Nam, tiến tới kim ngạch xuất khẩu bằng nhập khẩu vào năm2020.
Ngoài ra, Ủyban Kinh tế cũng đề xuất với Chính phủ một số giải pháp nhằm ổn định các cânđối vĩ mô khác như đưa nguồn vốn trái phiếu Chính phủ vào cân đối ngân sáchtừ năm 2013 (để cải thiện hoạt động quản lý nợ), có báo cáo chi tiết về cáncân thanh toán quốc tế (dự kiến thặng dư 19 tỷ USD trong vòng 5 năm tới).Cuối cùng, Ủy ban cho rằng Chính phủ cần bố trí vốn đầu tư hợp lý để pháttriển ngành điện (dự kiến nhu cầu tăng 15-16% mỗi năm) cũng như các nguồnnăng lượng khác của quốc gia để phục vụ tốt các mục tiêu phát triển.
|
Theo Nhật Minh
VnExpress