Bạn
có thể dành cả 1 ngày để vừa lang thang phố xá, vừa thưởng thức các món
ăn vặt từ sáng sớm cho tới đêm khuya, no căng mà tiền thì cũng không
vơi đi là mấy...
1. Nem chua nướng Ấu Triệu
Quán
nem chua nướng Ấu Triệu mở cửa từ 14h cho tới 0h sáng. Tuy được gọi là
quán nhưng nơi này rất đơn giản. Bàn ăn ở đây thực chất chỉ là những
chiếc khay đặt trên ghế xanh xếp liền nhau và đặt ở một phía của ngõ để
không chắn đường đi lại.
Không giống nem chua
rán vốn khô và có màu vàng ruộm, nem chua nướng vẫn giữ nguyên được màu
hồng tươi của thịt cùng với một chất keo dinh dính bao bọc bên ngoài.
Chấm một chút ớt trong chiếc bát đựng nhỏ, mùi thơm cùng miếng nem nướng
như hòa quyện và tan ra khi đưa lên miệng. Ngoài nem nướng, bạn còn có
thể chọn những món nhắm khác như cá chỉ vàng, cá bò hay mực nướng...
Giá
bán cho một chiếc nem chua nướng ở đây là 4.500 đồng, trà đá 3.000 đồng
một cốc, trà chanh 7.000 đồng một cốc, hoa quả khoảng 15.000 đồng một
đĩa.

Nem chua nướng Ấu Triệu

2. Nem lụi phố Phan Huy Ích
Nem
được làm từ giò sống, vo tròn sau đó ghim vào que tre đem nướng trên
than hoa, có khi ấn dẹp quấn vào cây sả để nướng. Món này dùng tương đậu
nành pha với gan xay nhuyễn, nấu lên nêm vào tí đường, nước chấm hơi
sền sệt, phía bên trên rắc lạc rang.


Nem lụi phố Phan Huy Ích
3. Nem rán ngõ Tạm Thương
Nem
chua được làm từ thịt, bì lợn, thính (gạo rang rồi nghiền), nhờ có sự
lên men do được ủ kín từ 2-3 ngày mà nem khi chín có vị chua, ngậy hấp
dẫn, khi đem rán dậy lên mùi rất thơm. Nem rán phải thưởng thức lúc nóng
mới ngon, vừa ăn vừa chấm tương ớt cho đỡ ngấy, hòa quyện cùng vị thanh
mát của những lát dưa chuột quả là ngon tuyệt. Nem rán chua có thể ăn
kèm với nhiều loại hoa quả khác nhau, nhưng phổ biết nhất là củ đậu, dưa
chuột, xoài… Nếu bạn chỉ thưởng thức nem cùng vài đồ ăn kèm thì khoảng
80.000 đồng là đủ cho hai người.


Nem rán ngõ Tạm Thương
4. Bún ngan và chả ngan nướng ở vỉa hè phố Hàng Bông
Nằm
trên vỉa hè phố Hàng Bông, gần ngã tư Phủ Doãn (Hà Nội), quán ngan Hiền
nằm lọt thỏm giữa những cửa hàng thời trang nên không phải ai cũng biết
tới quán này. Nhưng khi đã ăn ở đây một lần, bạn sẽ không quên được vị
đậm đà của món chả ngan, đặc sản của quán cùng món canh măng thơm ngọt.
Thịt
ngan được tẩm ướp gia vị, rồi nướng trên bếp than hoa. Sau khi nướng
xong, những miếng chả vẫn giữ được vị thơm ngọt của thịt ngan. Chả ăn
kèm với nước mắm ớt tỏi, loại nước mắm này được cô chủ pha chế đặc biệt
không giống bất kỳ hàng chả ngan nào khác.
Bạn
có thể ăn kèm chả ngan với bún, bạn cũng nên gọi thêm một bát canh măng
tiết ăn kèm để phòng khi bạn cảm thấy chưa đủ no. Canh măng ở quán Hiền
có vị ngọt và ngậy của xương ngan, bạn nhớ gọi bát nước trong nếu không
muốn ăn quá nhiều mỡ béo. Quán ngan Hiền bắt đầu mở cửa vào lúc chiều
muộn và bán tới tận khuya.



Bún ngan và chả ngan nướng ở vỉa hè phố Hàng Bông (gần ngã tư Phủ Doãn, Hà Nội)
5. Chè xoài Nguyễn Trường Tộ
Quán
chè này nằm ở phố Nguyễn Trường Tộ, đoạn giao với phố Hàng Than. Quán
có hàng chục món chè, thạch rau câu nhưng hầu hết mọi người đều nếm thử
chè xoài trước tiên, rồi mới lựa chọn các loại khác.
Xoài
được cắt miếng, đem nấu đông cùng rau câu rồi để ra bát nhỏ. Tiếp đến
cho một lớp kem trộn sữa lên bề mặt. Vì thế khi ăn, thực khách sẽ cảm
thấy vừa có vị béo ngậy của sữa, vừa có vị thanh của xoài. Mỗi bát chè
xoài có giá 8.000 đồng.


Chè xoài Nguyễn Trường Tộ
6. Phở rán ở Khâm Thiên
Từ
miếng bánh phở lớn và trắng mềm ban đầu, đầu bếp sẽ cắt thành những
miếng vuông chừng khoảng nửa bàn tay. Sau đó, bánh được rán sơ qua cho
vàng đều, và khi có khách gọi, bánh sẽ được rán giòn và hơi cháy cạnh
thơm phức.
Khi cho ra đĩa, phở rán sẽ như những
chiếc bánh pizza nhỏ, có vị thơm của bánh, ăn vào cảm thấy giòn tan ở
lớp ngoài, và mềm dai ở lớp bánh bên trong. Phở sẽ ăn kèm với nước sốt
thịt bò nóng hổi. Nước sốt đặc sánh, gồm thịt bò, hành tây, cà rốt và
tim cật, bầu dục (nếu bạn gọi suất đầy đủ). Bạn có thể thêm một chút
dấm, dưa góp, su hào ngâm và rau sống vào bát nước sốt để thêm khẩu vị
ưa thích.


Phở rán ở cuối phố Khâm Thiên
7. Lòng nướng phố Gầm Cầu
Cùng
với Mã Mây, phố Gầm Cầu (Hà Nội) là điểm hẹn quen thuộc của giới trẻ
mỗi khi nhớ món nướng. Ở đây có khá phong phú các loại nguyên liệu như
lòng, dạ dày, tràng, cổ hũ, bò, nầm... Để tạo chút khác biệt, nhà hàng
thường tẩm mật ong trước khi nướng nên ăn cũng thấy lạ lạ.
Lòng nướng chấm với tương ớt pha loãng. Những miếng lòng, dạ dày sần sật, giòn giòn có thêm vị cay cay, ăn cũng hay hay.


Lòng nướng phố Gầm Cầu
8. Sữa chua mít Hoàng Anh - Bà Triệu
Nằm
ở phố Bà Triệu, đoạn gần ngã tư Hàng Khay - Tràng Thi rẽ xuống, quán
sữa chua mít nhỏ xíu Hoàng Anh nằm ngay trên vỉa hè. Chỉ với một tủ kính
đơn giản, quán lúc nào cũng đông kín khách ngồi khoảng 20 chiếc ghế.
Ở
đây có đa dạng các món chủ yếu chế biến từ sữa chua như chè sữa chua,
sữa chua hoa quả, sữa chua trân châu thạch, sữa chua nếp cẩm, đặc biệt
là sữa chua mít.

Sữa chua mít Hoàng Anh - Bà Triệu
9. Bánh cuốn Thanh Vân ở Hàng Gà, Gia An ở Thái Phiên
Nổi
danh nhất nhì ở Hà Nội, bánh cuốn Thanh Vân mở hàng cách đây hàng chục
năm, đây là địa chỉ quen với dân Hà thành và nơi "nhất định phải đến"
của khách du lịch.
Điểm hút khách của quán
chính là chất lượng bánh, mỏng, mềm, nhân cũng rất ngon. Nhà hàng có món
bánh cuốn nhân gà, 30.000 đồng một đĩa, thịt gà được cắt nhỏ xíu lẫn
với mộc nhĩ. Hành khô của hàng cũng tự làm nên ăn giòn, không bị khô, ỉu
và có mùi hôi như loại làm hàng loạt, giao khắp các hàng. Ruốc tôm của
nhà hàng được xay mịn, ăn cũng khá ngon.

Bánh cuốn Thanh Vân ở Hàng Gà, Gia An ở Thái Phiên
10. Bánh mì sốt vang Hàng Bông
Thịt
bò dùng để làm sốt vang chính là giẻ sườn và cho thêm chút gân bò. Thịt
sau khi được tẩm ướp gia vị, sẽ được hầm lên cùng một chút rượu để làm
cho thịt bò mềm và thơm.
Nước sốt được đổ vào
hầm với thịt, và các gia vị khác, cùng với một ít bột năng để tạo độ
sánh cần thiết. Khi nước sốt đã sánh đặc vừa phải, đầu bếp cho thêm rau
húng Láng, mùi ta, hành thái nhỏ để cho dậy mùi. Bánh mì ăn kèm phải đảm
bảo nóng, giòn vàng ươm thì đặt cạnh bát bò sốt vang mới ngon và bắt
mắt được.


Bánh mì sốt vang Hàng Bông
Theo Tạp chí Guu