1. Cấm con làm bài tập về nhà
3 đứa trẻ của nhà anh chị Scott và Clare Crew (Adelaide, Úc) đang có một
đặc quyền mà mọi đứa trẻ đều mong muốn: không phải làm bài tập về nhà.
Thay vào đó, anh chị cho các con tự do vui chơi và khám phá sau giờ học.
Bọn trẻ có thể ra ngoài trời, đến khu dã ngoại hay đùa nghịch cùng lũ
gà, giúp chị chuẩn bị bữa tối hay bày bừa cũng chẳng sao.

Những đứa trẻ không phải làm bài tập và được làm những gì chúng thích.
Theo
chị Clare: "Trẻ sẽ phát triển trí tuệ mạnh mẽ hơn thông qua trải nghiệm
cuộc sống và cho rằng trẻ học thông qua vui chơi. Trẻ sử dụng các giác
quan của mình và chúng sẽ dành thời gian đó để nạp lại năng lượng, sẵn
sàng cho một ngày mới tại trường vào hôm sau. Trẻ sẽ không tiếp thu được
thêm và có lẽ sẽ chẳng thu được lợi ích gì về học thuật”.

Chị cũng khuyên các ông bố bà mẹ khác nhìn nhận lại việc liệu dành
hàng giờ làm bài tập về nhà có phải là cách hiệu quả để giúp trẻ hấp thụ
kiến thức hay không. Theo thống kê, trẻ em ở Úc dành khoảng 7 tiếng một
tuần để làm bài tập về nhà và 71% cha mẹ cảm thấy mình không dành đủ
thời gian bên con.
2. Dạy con theo kiểu “muốn làm gì thì làm”
Bea Marshall - bà mẹ 37 tuổi của 2 cậu con trai có cách dạy con
kì lạ khi không bao giờ từ chối những ước muốn của chúng. Ở nhà, bọn
trẻ có thể xem ti vi cả đêm, có thể ăn kem thay cho bữa sáng, chơi điện
tử nếu không muốn làm bài tập. Thậm chí khi con trai chị làm 1 việc nguy
hiểm là cắt dây sạc điện thoại, chị không hề ngăn cản hay mắng mỏ mà
còn đưa cho con các đồ vật tương tự khác để cắt.
Nhiều
người tỏ ra ngạc nhiên về cách bà mẹ này đáp ứng mọi yêu cầu của con
thay vì chỉ cho chúng điều gì nên làm và điều gì không. Lí giải về lí do
chị chọn cách dạy con như vậy, Marshall cho biết:
“Tôi đã từng là một bà mẹ nghiêm khắc với hàng loạt những quy định dành
cho con và luôn luôn nói “không” với chúng. Và tôi đã thử luôn nói
‘được” với chúng trong 6 tuần liên tiếp, tôi đã thấy bọn trẻ có sự thay
đổi. Thay vì luôn nói “không” với chúng, tôi nghĩ mình cần cho chúng
biết và tự nhận ra đâu là giới hạn.”

Bà mẹ trẻ để con thích làm gì thì làm.
Sau
khi đòi ăn kem buổi sáng và chơi điện tử thâu đêm suốt 2 tháng liên
tiếp, hai đứa trẻ đã quyết định không ăn kem và không chơi điện tử nữa.
Peep và Jos bắt đầu tỏ thèm ăn cơm và biết lựa chọn những loại thực phẩm
đúng đắn, khỏe mạnh cho bữa ăn.
Nhiều
chuyên gia phản đối phương pháp giáo dục con của Marshall, cho rằng bọn
trẻ quá nhỏ để biết đặt giới hạn cho mình và lo sợ chúng sẽ dính tới
say xỉn hay nghiện ngập. Tuy nhiên, bà mẹ này khẳng định 2 đứa trẻ đã
biết cư xử tốt hơn và vẫn tiếp tục tin tưởng vào sự lựa chọn của mình.
Trong suốt 10 năm, Andy Baio luôn bắt con trai của
mình chơi tất cả các loại trò chơi điện tử mà anh đưa ra, theo thứ tự ra
đời của chúng. Vào sinh nhật 4 tuổi, cậu bé Eliot được bố tặng đĩa game
đầu tiên, đó là trò Galaxian, trò chơi có tuổi đời lớn hơn cậu 25 năm.
Andy bắt con mình chơi tất cả 25 loại trò chơi điện tử khác nhau, bao
gồm từ Rally-X (1980), Pac-man (1982) đến những trò chơi thế hệ mới như
katamari.

Những trò chơi mà anh Andy cho phép con trai chơi.
Thực
chất, Andy đang cố thực hiện một thí nghiệm trên chính con trai mình,
để thằng bé có thể khám phá, trải nghiệm sự thay đổi của các phương tiện
truyền thông theo thời gian. Andy muốn con tiếp xúc với những loại trò
chơi điện tử cũ với thiết kế nghèo nàn trước khi đến với các loại game
hiện đại có đồ họa tinh vi và bắt mắt. Theo Andy: “Tôi
muốn con biết trân trọng những hình ảnh, thiết kế cũ trong game và sẽ
nhận ra giá trị của những thứ bé nhỏ, kì lạ hay cũ kĩ”.
Theo Trí thức trẻ