Bỏ ruộng đồng đi bắt ốc
Bà Nguyễn Thị Nụ ở thôn Cấn Thượng, xã
Cấn Hữu (Quốc Oai, Hà Nội) cho hay: “Chiều đến, hoạt động mua bán ốc
bươu vàng mới diễn ra tấp nập. Sau đó, các chủ hàng đóng thùng xốp rồi
đưa lên xe tải chở đi tiêu thụ”. Bà Nụ cho biết, trong gia đình bà cũng
có vài con cháu tham gia bắt ốc, duy có bà do tuổi cao nên quanh quẩn ở
nhà làm ruộng.
Còn nông dân Lê Văn Lượng (Cấn Hữu,
Quốc Oai) chia sẻ: “Gia đình anh có 5 khẩu đều đi bắt ốc bươu vàng để
bán”. Theo anh Lượng, có ngày “trúng quả”, riêng tiền bán ốc của gia
đình cũng lên cả triệu đồng, có vụ kiếm được 60 - 70 triệu đồng. Vì thế,
nhiều gia đình bỏ cả ruộng để đi bắt ốc.
Anh Lượng còn tới tận Nam Định, Thái
Bình hoặc lên Bắc Ninh săn tìm ốc. Ốc mua về được luộc chín, thân tách
ra khỏi vỏ, vứt bỏ nhân, trứng… chỉ lấy lưỡi. Giá thu mua ban đầu khoảng
23.000 đồng/kg, nhưng gần đây, các chủ thu mua giảm xuống còn 19.000
đồng/kg. Ruột ốc được mang đến lán thu mua, sau khi rửa qua nước, ốc
được cân và cho vào thùng xốp, ướp muối, đá lạnh và dán kín để bảo quản.
Mỗi thùng xốp được đóng 55kg ốc ruột đã sơ chế.
Trung bình mỗi ngày, chủ thu mua bán
được hơn 30 thùng xốp như thế. Anh Lượng nhẩm tính, có những ngày gia
đình anh bắt được 2 - 3 tạ ốc bươu vàng, ngày ít cũng thu từ 400.000 -
500.000 đồng.
1 kg thịt ốc bán với giá 15-16 nghìn đồng, có
thời điểm 23-25 nghìn đồng. Như vậy, giá của 3 kg thóc không bằng 1 kg
ốc bươu vàng.
![]() |
Cơn sốt săn ốc bươu vàng bán cho Trung
Quốc cũng đổ bộ vào miền nam. Một chủ thu mua cho biết, Hậu Giang có 5
cơ sở thu mua ốc bươu vàng. Những điểm thu mua thủy sản ở Vị Thủy, Long
Mỹ (Hậu Giang) giờ chỉ tập trung thu mua ốc bươu vàng. Trung bình mỗi
ngày 4 tấn thịt ốc được thu mua.
Vừa qua, Trung Quốc cũng ồ ạt mua đỉa,
nhiều mặt hàng nông sản khác với giá cao, mục đích thu mua là gì cả
chính quyền và người dân không hay biết nhưng rõ ràng mọi người đều thừa
nhận, lợi trước mắt, thu nhập nông dân tăng cao.
Ai nghe công văn khẩn?
Ông Nguyễn Văn Lân, Chi cục phó Chi
cục Bảo vệ Thực vật, Sở NN&PTNT tỉnh Long An cho biết, một hộ dân
tại xã Mỹ Phú (huyện Thủ Thừa, Long An) đến chi cục xin đăng ký… nuôi ốc
để lấy trứng nhân giống. Nhờ vậy mà chi cục mới phát hiện hộ này nuôi
ốc bươu vàng trong ao đã lâu, dự định xin giấy tờ hợp thức hóa nên đã
kịp thời ngăn chặn.
“Thực tế để kiểm tra chuyện người dân
có nuôi ốc để bán hay không là vô cùng khó bởi đặc trưng nhiều ao hồ của
vùng Đồng Tháp Mười. Dù vậy, sắp tới, chúng tôi cũng sẽ tăng cường kiểm
tra để nếu có sẽ phát hiện kịp thời. Người dân cũng không nên vì lợi
ích trước mắt mà nuôi ốc với bất cứ hình thức nào”, ông Lân nói.
Trước tình trạng dân đổ xô đi bắt ốc
bươu vàng bán với giá cao, người dân nhân, nuôi ốc bươu vàng đem bán.
Ngày 30/10 vừa qua, Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn đã có Công văn
khẩn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW yêu cầu tăng cường kiểm
tra, xử lý vi phạm, ngăn chặn việc nhân, nuôi ốc bươu vàng.
Bộ NNPTNT đề nghị Chủ tịch UBND các
tỉnh, thành phố trực thuộc TW chỉ đạo các Sở NNPTNT tăng cường thanh
tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm của các tổ chức, cá
nhân có hành vi nhân nuôi, vận chuyển, phát tán ốc bươu vàng.
Đặc biệt nghiêm cấm việc nhân nuôi ốc
bươu vàng. Nếu phát hiện không chỉ xử phạt vi phạm hành chính mà còn
buộc phải tiêu huỷ theo quy định.
Ông Đỗ Văn Hùng, Phó chủ tịch UBND xã
Cấn Hữu (Quốc Oai, Hà Nội) cho biết, việc đi bắt ốc của người dân thấy
rõ là có tăng thêm thu nhập cho mỗi gia đình. Vì vậy, không thể cấm
người dân được. Nhưng hệ lụy kéo theo là môi trường ở địa phương bị ô
nhiễm.
Ông Hùng lấy dẫn chứng, sau khi đã lấy
ruột ốc đem bán thì số vỏ ốc đó được người dân đem đổ trộm ra các kênh
mương, bờ ruộng lúa. Nắng nóng thì bốc lên mùi hôi thối. Gặp lúc mưa, vỏ
ốc trôi khắp ruộng đồng, điều này gây cản trở cho người dân làm ruộng
vào các vụ mùa sau đó.
“Xã đã báo cáo lên huyện để tìm phương
án xử lý. Ở huyện Quốc Oai có ba xe chở rác thì đã dành một xe về xã
Cấn Hữu để chuyển vỏ ốc đi”, ông Hùng nói.
Theo ĐVO