Đợt vây bắt Rùa Hoàn Kiếm lầnhai được dự báo sẽ khó hơn sau lần bắt hụt ngày 8-3 và, vì vậy, cần có một sốchỉnh sửa căn bản ở lần bắt thứ hai dự kiến vào cuối tuần này, các chuyên gialưu ý.
Cụ vẫn khỏe
Đợt bắt hụt Rùa Hoàn Kiếm ngày8-3 đem đến một thông tin tích cực cho nhóm chuyên gia chịu trách nhiệm chữatrị. Đấy là cụ vẫn còn rất khỏe.
“Sau khi quan sát phần đầu rùanổi lên mà lần đầu tiên tôi trực tiếp thấy cạnh vị trí lưới rách, cảm nhận làsức khỏe rùa khả quan hơn nhiều”, một nhà khoa học trong nhóm điều trị nói. Nayphác đồ điều trị khẩn cấp bao gồm cả các loại thuốc đặc trị có thay đổi chút ít.Phác đồ đang được thử nghiệm trực tiếp trên ba ba tại Viện Nghiên cứuΝôi trồngThủy sản 1.
![]() |
Ngày 13-3-2011, Rùa Hoàn Kiếm lại nổi. Ảnh: Xuân Phú. |
Trong cuộc họp nội bộ các tổchuyên môn, các mặt chưa được của cuộc vây bắt vừa qua được mổ xẻ toàn diện.Đáng chú ý là sự vội vàng ở nhiều khâu, trong đó có khâu vây bắt. Từng cókhuyến cáo, khi vây bắt cưỡng bức, không được bắt lên ngay; thay vào đó,phải thực hiện từ từ, phải kéo dài thời gian vây vài chục tiếng, thậm chí,vài ngày hoặc một tuần.
Với khuyến cáo như thế, huy độngcùng một lúc hơn 30 người xuống hồ hôm ấy là không cần thiết. Thay vào đó, lẽ racần chia thành các nhóm nhỏ, đổi ca cho nhau, để trường kỳ vây trước khi chínhthức bắt.
Bất cứ một kế hoạch bắt cưỡng bứcnào tới đây mà có sự tham gia của nhiều người, nhiều lực lượng, sẽ không tỷ lệthuận với khả năng thành công. “Đấy là chưa kể vây, dồn hùng hậu quá mức cầnthiết có thể gây sốc cho rùa”, nhà động vật học Vũ Ngọc Thành, Bảo tàng Sinhhọc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, lưu ý.
Nhà khoa học nhiều năm kinhnghiệm về lưỡng cư bò sát còn ít kỳ vọng vào hiệu quả của việc chuẩn bị bắt tựnhiên đang triển khai trên gò Tháp Rùa: “Chỉ riêng các vật thể lạ dựng trên mộtkhông gian hẹp ở Tháp Rùa cũng đủ khiến động vật hoang dã ngại tiếp cận. Đấy làchưa kể cho sơn các hàng rào, cọc sắt, rồi mùi lạ tỏa từ các thiết bị mới, thiếtkế các lối lên xuống cho rùa gọn gàng, vuông thành sắc cạnh như với khu nghỉmát, khó có thể là cái bẫy dẫn dụ tự nhiên”.
Bắt bằng lưới, rất khó
Một nhóm 40 chuyên gia nước ngoàiđã soạn thảo một khuyến cáo từ Singapore và gửi đến các cơ quan chuyên môn ViệtNam từ ngày 24-2-2011. Khuyến cáo đề cập một cách toàn diện từ vây, bắt, đếnchữa trị cho Rùa Hoàn Kiếm.
Đáng chú ý, chuyên gia nước ngoàiđề xuất vị trí vây bắt Rùa Hoàn Kiếm khác hẳn vị trí thực hiện hôm mùng 8-3. Đặcbiệt, họ cảnh báo, dùng lưới bắt rùa có kích thước lớn “sẽ rất khó khăn”, nhấtlà với hồ Hoàn Kiếm có diện tích rộng.
Hồ Hoàn Kiếm rộng 12,4 ha, với độsâu trung bình 0-5-1,5 m và sở hữu một lớp bùn dày. “Bắt một rùa trên 100 kgtrong một không gian như thế sẽ rất khó”, khuyến cáo dài hơn 2.000 từ tiếng Anhviết.
TS Nimal Fernando, người trựctiếp chữa cho hai cá thể rùa lớn (được cho là cùng loài với Rùa Hoàn Kiếm) ởVườn thú Tô Châu, Trung Quốc, cho hay, thủy vực ở đó chỉ bằng 1/10 so với hồHoàn Kiếm, thế mà việc vây bắt diễn ra vài ngày trời.
Có ý kiến còn đề cập sự nhanhnhẹn bất ngờ, sự khỏe mạnh kỳ lạ của loài vật tưởng như lúc nào cũng “chậm nhưrùa” này. Bất lợi nữa của vây bắt rùa kích thước lớn bằng lưới là có nguy cơ gâyra các vết thương phụ cho các vết thương có sẵn trên cơ thể.
Để tránh nguy cơ này, một mặtkhông phản đối dùng lưới bắt, mặt khác, các chuyên gia vẫn đề xuất một hệ thốngvây bắt khác, từng được áp dụng thành công trên thế giới để bắt các loài độngvật hoang dã dưới nước có kích thước lớn. Hệ thống vây bắt này hoạt động theonguyên lý đón lõng rùa rồi đưa vào một lồng giữ đảm bảo các chỉ tiêu an toàn nhưkhông gây cọ sát lên da, không gây ngộp thở cho rùa khi vùng vẫy.
Vây ở đâu?
Vị trí vây bắt hụt Rùa Hoàn Kiếmhôm mùng 8-3 bị cho là không tối ưu và cần tính toán thay đổi trong lần bắt tới.Vị trí ấy là khoảng không gian hồ Hoàn Kiếm ở mạn Tháp Rùa hướng về phố Lê TháiTổ. Thời điểm vây bắt Rùa Hoàn Kiếm ở đó, người ta còn nhặt được không ít vậtcứng, vật sắc nhọn dưới bùn.
Trong bối cảnh hồ Hoàn Kiếm quárộng cho việc bắt rùa kích thước lớn, từ kinh nghiệm bắt ở Trung Quốc, 40 chuyêngia nước ngoài đề nghị phải thu hẹp diện tích vây bắt rùa. Vị trí ấy phải đảmbảo mấy nguyên tắc cơ bản. Thứ nhất, bề mặt đáy hồ phải được vét bớt bùn, phảilàm sạch các vật cứng sắc nhọn để tránh nguy cơ gây trầy xước lên cơ thể rùa.Thứ hai, vị trí ấy càng phù hợp với tập tính di chuyển của rùa càng tốt.
Căn cứ vào các thông tin thu nhậnđược, Rùa Hoàn Kiếm thường thấy nổi nhiều nhất ở mạn đông bắc hồ Hoàn Kiếm, khuvực gần bùng binh đài phun nước cũ, phía khu phố cổ. Nhóm chuyên gia cho rằng,đấy chính là nơi tối ưu tổ chức vây bắt Rùa Hoàn Kiếm. Vị trí này khác hoàn toànvới vị trí mà nhóm vây bắt do ông Nguyễn Thế Khôi, Chủ tịch Tập đoàn KAT, thựchiện hôm 8-3.
Tuy không bình luận trực tiếpphương án chữa trị trên gò Tháp Rùa, các chuyên gia nước ngoài cho rằng, nênchuyển Rùa Hoàn Kiếm đến vị trí khác. Khi coi Cụ rùa là bệnh nhân đặc biệt, đảmbảo điều kiện không gian, thiết bị chữa trị và dưỡng thương lại càng cần thiết.Một diện tích chưa đầy 400 m2 giữa hồ, lại không đảm bảo các điều kiện vệ sinh,vô trùng trong quá trình chữa trị, bị cho là có nhiều rủi ro hơn.
“Tôi biết nhiều người trong cuộccho rằng khuyến cáo của nước ngoài chỉ đúng về lý thuyết, ai nói cũng được”, ôngVũ Ngọc Thành tâm sự. “Chính chúng ta không sở hữu được thông tin gì hơn họ vềRùa Hoàn Kiếm. Đấy là chưa kể, chúng ta hầu như chưa có chuyên gia thú y nàochuyên về động vật hoang dã. Chuyên môn hơn về lưỡng cư, bò sát, về các loài rùamai mềm lớn lại càng không có”.
Theo Quốc Dũng
Tiền Phong