“Khi tham gia thương mại hoá dịch vụ công nghệ 4G, chúng ta phải chọn thờiđiểm chín mùi, hội tụ đầy đủ các yếu tố từ công nghệ tới giá thành thiết bịphải phù hợp với túi tiền người tiêu dùng”.

Trả lời các phóng viên vànhững người quan tâm đến sự phát triển 4G ở Việt Nam, Cục Tần số Vô tuyếnđiện (VTĐ) và các diễn giả từ các hãng công nghệ tham gia Vietnam Comm 2011đồng quan điểm phải 2 - 3 năm nữa mới là thời điểm đến Việt Nam thương mạihóa công nghệ công nghệ 4G - LTE.

ViệtNamlà một nước nghèo, khi tham gia thương mại hoá dịch vụ công nghệ 4G, chúngta phải chọn thời điểm chín mùi, hội tụ đầy đủ các yếu tố từ công nghệ tớigiá thành thiết bị phải phù hợp với túi tiền người tiêu dùng. Đây là lý dođể 2014 - 2015 là thời điểm thích hợp cho chính thức cung cấp 4G, đại diệnCục Tần số VTĐ cho biết tại phiên thảo luận của Hội thảo chuyên đề VietnamComm 2011.

4G: Việt Nam không nên vội vàng

Một yếu tố quyết định việc thương mại hoá 4G là quy hoạch tần số 4G. Chotới thời điểm này, Cục Tần số VTĐ cho biết vẫn chưa quy hoạch tần số cụthể cho 4G. Tiêu chí mà cơ quan quản lý nhà nước đưa ra là khi lựa chọnbăng tần cấp phép cho các công nghệ mới như 3G, 4G đó là làm sao băngtần đó phải được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng.

Theo đại diện của Cục Tầnsố VTĐ, có vậy mới tạo nên được một thị trường lớn, giá thành dịch vụ và máyđầu cuối theo đó cũng sẽ rẻ hơn. Tiếp nữa là chi phí giải phóng băng tầnphải thấp nhất có thể. Đây phải là bài toán được xem xét kỹ để có lời giảihợp lý nhất.

Trưởng đại diện phụ tráchhệ thống mạng khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Nokia Siemens Network,ông Marko Lius, cho rằng thời điểm này Việt Nam không nên vội triển khai 4Gmà hãy để khoảng 2 - 3 năm nữa. Đã có kinh nghiệm triển khai mạng 4G tại 16quốc gia trên thế giới, trong đó có các thị trường lớn như Nhật Bản, HànQuốc, Nokia Siemens Network cho rằng giá thiết bị đầu cuối đóng một vai tròquan trọng để thương mại hoá công nghệ này.

Ông Marko Lius cho rằng giácác thiết bị đầu cuối 4G còn khá đắt đỏ vào thời điểm này. 4G chỉ có thểđược ứng dụng rộng rãi khi giá thành thiết bị giảm xuống, chẳng hạn như mộtchiếc smartphone dành sử dụng dịch vụ 4G chỉ còn khoảng 100 USD hay ít hơn.Các dòng điện thoại 3G hiện tại cũng có thể nâng cấp lên 4G song để việctriển khai 4G ở Việt Nam, giá thiết bị đầu cuối cần phải giảm xuống nữa.

Chủ tịch Hiệp hội InternetViệt Nam Vũ Hoàng Liên cũng cho rằng thiết bị đầu cuối là yếu tố ảnh hưởnglớn tới triển khai công nghệ 4G. Ông cho rằng mỗi công nghệ đều có giai đoạnkích cầu, quá trình cung cấp dịch vụ phải chín mùi thì kinh doanh mới cólãi, khi cung cấp dịch vụ, phải mất vài năm doanh nghiệp mới đạt được sựbùng nổ về dịch vụ.

Từ kinh nghiệm của Ericssonvề 3G, Phó Tổng giám đốc Ericsson Việt Nam Denis Brunetti cho biết "Chúngtôi thấy có những quốc gia khi lần đầu tiên triển khai 3G, họ xây dựng hệthống mạng một cách từ từ và có chút dè dặt quan sát xem thị trường sẽ phảnứng thế nào, liệu có phát triển không. Nhưng thành công lại phụ thuộc vàonhững nhà mạng tiến hành những bước đi mạnh mẽ trong việc triển khai và đầutư cho 3G. Philippine là một ví dụ điển hình về hiệu quả mà họ thực hiện khi3G bắt đầu vào năm 2006, dựa trên hai yếu tố là vùng phủ sóng và chất lượngvận hành của mạng".

Với thị phần hơn 60% vềLTE/4G trên thế giới hiện nay, ông Denis Brunetti cho rằng 4G sẽ thực sự cầnthiết ở Việt Nam vào năm 2015. Hiện tại ViệtNam còn rất nhiều tiềm năng và cơ hội chosự phát triển của 3G.

Cũng chia sẻ những kinhnghiệm triển khai 4G, Giám đốc quốc gia của Orange tại Việt Nam, ôngLaurent Zylberberg và Giám đốc bộ phận kinh doanh dịch vụ tối ưu mạng củaCông ty Netop,  Rosenberger, ông Zhu Lin đều cho biết công nghệ triển khai4G không phải là điều quan trọng nhất mà là nhu cầu của người sử dụng.

Tại Hội nghị và Triển lãmLTE Asia 2011 diễn ra ở Singapore từ 6 - 7/9/2011, một số diễn giả lại chorằng châu Á nên chờ đợi Trung Quốc và Ấn Độ triển khai LTE ở băng tần nàothì sẽ đi theo đó bởi hai thị trường này sẽ có 2 tỷ thuê bao di động nên sẽcó ảnh hưởng rất lớn.

Theo Dân Trí