Làm việc với những vị sếp hơi... khó chịu, tốt nhất là bạn không nên tỏ thái độ phản kháng. Hãy bình tĩnh và tìm cách giải quyết để duy trì năng suất lao động nếu bạn không muốn mất công việc yêu thích.
Những cách dưới đây sẽ giúp bạn đối phó trong trường hợp này:1. Thực hiện yêu cầu với một thái độ tích cực
Nếu sếp yêu cầu bạn pha một cốc cà phê, hãy pha một cốc cà phê tốt nhất hiện có và trong khả năng bạn có thể làm được. Sếp sẽ không thể phàn nàn nếu bạn làm mọi thứ hoàn hảo với một thái độ tích cực. Thêm vào đó, bạn cũng cảm thấy tinh thần thoải mái hơn, vui vẻ hơn để làm việc. Đừng than vãn và rên rỉ bởi điều đó chỉ khiến môi trường làm việc trong công ty xấu đi. Thay vào đó, hãy cho mọi người thấy giá trị và đạo đức làm việc của bạn.
2. Coi đó như một cơ hội học tập
Cơ hội quan trọng nhất trong công việc không phải là được học các kỹ năng chuyên môn, mà là việc học tập những kỹ năng mềm, chẳng hạn như: làm thế nào để trở thành nhà quản lý giỏi, đàm phán với khách hàng thế nào cho hiệu quả. Các doanh nghiệp thường được xây dựng trên những mối quan hệ đa chiều và kỹ năng mềm phân biệt bạn với những người khác trong công ty. Luôn có những người khó tính cả trong công việc và cuộc sống. Vì thế, hãy tận dụng những tình huống bạn gặp phải với vị sếp khó tính để học cách giải quyết những tình huống khó khăn sau này.
3. Hiểu những gì sếp quan tâm
Có thể, sếp quan tâm đến việc rời khỏi văn phòng lúc 5 giờ chiều để đón con ở trường, hoặc ông ấy để ý đến việc sử dụng những phong bì thân thiện với môi trường... Dù cho mối quan tâm của sếp là gì, bạn cũng nên chú ý để hiểu sếp hơn, thân cận và có được sự ủng hộ của sếp. Khi đó, bạn có thể tham gia vào những kế hoạch lớn hơn hoặc giữ vị trí cao hơn ở công ty.
4. Để ý thói quen làm việc của sếp
Một
người quản lý có thể muốn được thông báo công việc bằng tin nhắn. Người
khác có thể lại muốn một email chi tiết. Bạn hãy chủ động tìm hiểu thói
quen làm việc của sếp để có thể tìm ra một quy trình làm việc mượt mà
nhất có thể. Sếp sẽ rất hài lòng với những nhân viên làm đúng ý mình.
5. Đừng coi sếp là thần thánh
Không
phải ai cũng thích hợp để làm sếp va việc trở thành người quản lý tốt
là điều không hề dễ dàng. Bất cứ ai đi làm cũng đều mong muốn sẽ leo lên
các chức vụ cao hơn trong công ty cho dù nó phù hợp hay không. Điều đó
có nghĩa rằng, đôi khi, người lãnh đạo không được chuẩn bị kỹ càng cho
việc nhận chức vụ mới. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng, không có ai hoàn hảo
cả, sếp cũng chỉ là một người bình thường, không phải là thần thánh. Vì
thế, những điều khó chịu sếp tạo ra cho mọi người xung quanh cũng chỉ
là "chuyện nhỏ" mà thôi.
Với tư cách là nhân viên, bạn hãy cố gắng tìm ra những điều tốt đẹp nhất trong con người của sếp. Khi bạn đồng cảm và tôn trọng sếp, chắc chắn, họ sẽ đối xử với bạn theo cách tương tự.
Theo Trí thức trẻ