Đây là nhận định của TS Bùi Quang Tề, Viện Nuôi trồng Thủy sản và là Trưởngnhóm chẩn đoán và chữa bệnh cho rùa hồ Gươm. Tuy nhiên, cuối tuần này mới cókết luận chính xác về bệnh trạng, giới tính, tuổi thọ… của cụ rùa.



Sau cuộc quây bắt thành công đưa rùa hồ Gươm "nhập viện", Hội đồng chữa trịđã tiến hành các thủ tục thăm khám sức khỏe để xác định chính xác nguyênnhân của các vết thương trước khi quyết định phương thức điều trị. Nhiều khảnăng, Việt Nam sẽ phải nhờ tới sự giúp đỡ của các chuyên gia quốc tế bởi lẽchúng ta chưa có kinh nghiệm trong việc chữa trị cá thể rùa mai mềm kíchthước lớn như rùa hồ Gươm. Dự kiến, quá trình điều trị có thể kéo dài từ vàitháng tới hai năm.

90% rùa hồ Gươm là
Rùa hồ Gươm vào lưới quây bắt ngày 3/4.

Theo TS Bùi Quang Tề, nhóm đãthu mẫu ADN, nhưng dựa vào đặc điểm hình thái của cụ rùa, có thể gần nhưkhẳng định là "cái”.

"Nhận định ban đầu là cụ chỉ bị bệnh loét mãn tính ngoài da do vi khuẩn vànấm. Bước đầu chỉ cần bôi thuốc Castellani kháng khuẩn và theo dõi hằngngày, chưa cần tiêm hoặc cho uống thuốc", TS Tề nhận định và cho biết thêm,cụ rùa không bị mất móng. Vết màu trắng trên chân phía trước và trên cổ làdo giảm sắc tố da sau khi vết thương đã thành sẹo. Tuy nhiên, lo ngại nhấtcủa nhóm chẩn đoán là nguy cơ rùa mắc bệnh viêm phổi.

Trong một diễn biến khác, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, việc xác định giớitính ở rùa là rất khó vì đây là loài động vật hoang dã, vốn có giới tínhkhông rõ ràng.

Ông Hoàng Văn Hà, cán bộ chương trình Bảo tồn rùa châu Á cho biết, việc xácđịnh giới tính rùa được thực hiện dựa trên 3 phương pháp: thứ nhất dựa trênđộ dài và to của đuôi. Đuôi của con đực to và dài hơn đuôi của con cái cùngloại. Thứ hai là xác định vị trí của hậu môn. Hậu môn của con đực nằm xa gốcđuôi hơn so với con cái. Cuối cùng là sự khác nhau của yếm. Con đực trưởngthành có yếm lõm, con cái có yếm phẳng (tiêu chí này áp dụng cho một sốloài). “trong trường hợp chỉ có 1 cá thể thì việc xác định giới tính làkhông thể”, ồn Hà bày tỏ.

PGS.TS Lê Quang Huấn, trưởngphòng Công nghệ Tế bào Động vật, Viện Công nghệ Sinh học, việc xác định tuổivà giới tính của rùa bằng công nghệ là rất khó. Công nghệ gen chỉ có thể đọcđược đó là loài nào, tên gì, có giống với các loài rùa trước đây hay không.

Hiện nay, với thông tin hồGươm có ít nhất 2 cụ rùa đang sinh sống, ông Nguyễn Ngọc Khôi, lãnh đạo tậpđoàn KAT - đơn vị vây bắt cụ rùa ngày 3/4 và có kinh nghiệm nuôi chăm sócrùa nhiều năm, cho biết ông đã quan sát thấy hai đường tăm rùa cùng lúc nổitrên mặt hồ khi quây bắt, nên đang cho thuyền đi tìm cụ rùa thứ 2.

Theo Vũ Anh
Đất Việt