Nhắc tới này, không thể không nhắc tới hai nhân vật, một là Giả ChấnLâm - Bí thư xã An Phong, huyện An Dương; hai là Phan Vĩ Bân - Phó giám đốc Sởnghiên cứu văn vật khảo cổ Hà Nam.
Năm 2005, Giả Chấn Lâm được điều từ nơi khác về làmBí thư xã An Phong. Một năm sau đó, liên tiếp xảy ra những vụ đào trộm ngôi mộcổ “Đông Hán” nằm ở vị trí giáp ranh giữa tỉnh Hà Nam và Hà Bắc, nên rất đượcquan tâm. Đây cũng là lần đầu tiên, Lâm nghe nói đến mộ cổ “Đông Hán”, Tào Tháo,Lỗ Tiềm gắn với địa danh An Dương.
Một mặt, Giả Chấn Lâm đốc thúc công an xã điều tra, mặt khác ông tổ chức cho dânđịa phương bịt lại tất cả các lỗ bọn đào trộm mộ khoét tường. Những lúc rảnhrỗi, vị bí thư xã này lại tranh thủ đọc “Tam Quốc chí”, nghiên cứu “Tấn thư” xemcó gì thú vị không.
“Kể từ lúc đó, tôi mới biết chuyện trước khi chết, Tào Tháo dặn lại phải an tángđơn giản, tiết kiệm. Quan trọng hơn, sử sách chép rằng Đường Thái tổ Lý Thế Dânkhi dấy binh chinh phạt nước Câu Ly đã đến đây tế bái lăng mộ Tào Tháo”, GiảChấn Lâm cho biết.
Theo vị bí thư này, nhiều tư liệu ghi chép rằng tranh cãi xung quanh mộ Tào Tháochỉ phổ biến từ sau thời Tống, trước đó rất ít tin đồn. “Hơn nữa, Lý Thế Dân làhoàng đế nhà Đường, sao có thể tế bái một ngôi mộ giả được?” Lâm phân trần vớiphóng viên.
Mặc dù đã một lần phá án vụ trộm “mộ cổ Đông Hán” nhưng không thu hoạch đượcthêm thông tin nào, tuy nhiên Giả Chấn Lâm ngày càng quan tâm tới ngôi mộ cổnày. Tháng 5/2006, khi bọn trộm mộ lại khoét “mộ Tào Tháo”, Giả Chấn Lâm sốtsắng mời một số nhà khảo cổ đến kiểm tra, trong đó có Phan Vĩ Bân.
“Mặc dù chưa thể kết luận đây có phải mộ Tào Tháo hay không, nhưng từ quy mô vàkết cấu ngôi mộ, có thể thấy đây là một mộ cổ thời Đông Hán, mặt khác chủ nhânngôi mộ là người có chức sắc rất cao, chí ít cũng hàng vương hầu.” Thông tintrên của Phan Vĩ Bân khiến Giả Chấn Lâm rất vui, vì nếu đúng như vậy thì khikhai quật, địa phương này sẽ được những gì không cần nói cũng rõ.
|
Nhân vât Tào Tháo trong các tác phẩm điện ảnh, truyện kiếm hiệp ngày nay |
Thời điểm này, hoạt động khai quật lăng mộ đế vươngđược quản lý rất chặt, hơn nữa công việc này tiêu tốn khá nhiều nên tạm thờiviệc khai quật “mộ cổ Đông Hán” phải gác lại, nhưng hai nhân vật này vẫn tíchcực tìm cách “để cụ Tháo lại nhìn thấy mặt trời”.
Đầu năm 2008, ngôi mộ cổ này tiếp tục bị bọn trộm mộ tàn phá, trong đó có nhữngcổ vật có giá trị rất lớn bị đánh cắp khiến giới khảo cổ như ngồi trên đống lửa.Phan Vĩ Bân và Giả Chấn Lâm lại tiếp tục kêu gọi khai quật khẩn cấp.
Đến cuối năm 2008, đề xuất này được chấp thuận. Nhóm phóng viên thời sự củatruyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đi theo đoàn và đưa tin liên tục trongmấy tháng trời, khiến dư luận hết sức quan tâm.
Dưới áp lực của dư luận phải bảo vệ khẩn cấp ngôi “mộ cổ Đông Hán”, ngày12/12/2008, được Cục văn vật Quốc gia cho phép, Sở nghiên cứu văn vật khảo cổ HàNam chính thức khai quật khẩn cấp ngôi mộ này. Phan Vĩ Bân đã dẫn đầu một đoàncác nhà khảo cổ học hơn 20 người xuống thôn Tây Cao Huyệt.
Bia đá, minh kí, sọ người, nhưng vẫn chưa ngã ngũ
Công việc khai quật diễn ra khá thuận lợi và nhanh chóng. Đào xuống lòng đấtkhoảng 1,7 m, người ta phát hiện thấy đường vào ngôi mộ, bắt đầu từ đây từng cmđều được đào rất cẩn thận. Đến độ sâu 15 m phát hiện được cửa mộ, sau đó các cổvật như vân mẫu, ngọc thạch, bia đá lần lượt lộ diện.
Khi phát hiện được chiếc kích, đao ghi tên Ngụy Vũ Vương, câu hỏi Ngụy Vũ Vươnglà Tào Tháo hay Lưu Tương vẫn không ai trả lời được. Không lâu sau đó, người taphát hiện thấy quan tài, bên trong có hài cốt một người đàn ông chừng khoảng 60tuổi và hài cốt 2 phụ nữ, một người khoảng 20 - 25 tuổi, người kia trên dưới 50.
Trong một năm đó, các nhà khảo cổ Hà Nam đã khai quật được 250 hiện vật, trongđó có 8 tấm bia hình ngọc khuê rất quý. Chính quyền huyện An Dương cũng đặc biệtquan tâm và tài trợ cho hoạt động khai quật lên tới trên 6 triệu NDT (khoảng 870ngàn USD).
Bia đá, minh văn, thậm chí là hài cốt đều đã tìm thấy. Ngày 13/12 vừa qua, cácnhà khảo cổ, chuyên gia thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc gồm hơn 10 vị đầungành đã đến An Dương. Sau khi tranh luận, bàn bạc đi đến thống nhất, ngôi mộnày chính là Cao Lăng, nơi an táng Tào Tháo. Một kế hoạch bảo tồn, phát triển ditích thành khu du lịch văn hóa lập tức được vạch ra.
Tuy nhiên, thông tin Sở nghiên cứu văn vật Hà Nam công bố ngày 27/12 vừa rồikhiến dư luận xã hội Trung Quốc dấy lên nhiều luồng thông tin, đánh giá khácnhau. Người ta ủng hộ, nghi ngờ, phản đối, thậm chí là châm chọc theo cách củahọ.
Phương án xét nghiệm ADN được vạch ra, và một loạt vấn đề mới lại nảy sinh khilấy ADN của ai làm đối chứng? Hài cốt Tào Thực, hài cốt hậu duệ họ Tào ở HàoChâu - An Huy, quê hương Tào Tháo hay tìm kiếm dòng dõi của Tào Thừa tướng cònđang sống? Hiện nay các nhà khảo cổ Trung Quốc vẫn chưa đưa ra được phương ánnào khả thi.
Theo Bình Nguyên