Vụ đấu giá “ảo” với số tiền kỷlục (73,9 tỷ đồng) đang gây bức xúc trong dư luận. Tất cả các bên liên quan đếnvụ việc này đều khẳng định “tổ chức đấu giá vì miền Trung”. Nhưng nếu buổi đấugiá thành công thì bên nào mới thật sự là bên hưởng lợi nhiều nhất?
Ai định giá?
Trước khi diễn ra buổi đấu giá“khủng” tại "Đêm hội Hoa hậu Trái đất và Doanh nhân hướng về miền Trung" được tổchức vào đêm 11/11 tại TP.Hồ Chí Minh, thông tin về giá khởi điểm của 4 “bảovật” được đưa ra đấu giá khiến nhiều người “choáng” thật sự: Trống đồng 1.000năm Thăng Long - Hà Nội có giá khởi điểm 6 tỷ đồng, viên Ruby hồng ngọc thô nặng10kg có giá khởi điểm 4 tỷ đồng, bức tranh đá quý có chữ ký của hơn 90 hoa hậucó giá khởi điểm 90 triệu đồng.
Đặc biệt, bộ Tứ linh hội tụ"Long - Ly - Quy - Phụng" bằng gỗ lũa tự nhiên có giá khởi điểm 40 tỷ đồng(tương đương 2 triệu USD).
![]() |
Bộ tứ linh long - ly - quy - phụng có giá khởi điểm 2 triệu USD |
Thông tin về giá gốc của sảnphẩm gần như “mù tịt” vì không thấy công khai. Không biết các “siêu phẩm” nàyđược định giá thế nào?
Lấy bộ tứ linh “Long – Ly –Quy – Phụng” làm ví dụ. Khi được hỏi vì sao đưa ra mức 1 triệu USD (mức sẽ nhậnlại sau khi đấu giá thành công), ông Võ Ngọc Hà, chủ nhân bộ Tứ linh cho biết:“Tác phẩm của tôi là một tác phẩm nghệ thuật, tâm linh, độc nhất vô nhị, khôngđơn vị nào có thể định giá được, nó là tài sản vô giá. Tuy nhiên, tôi vẫn đưa ramức 1 triệu USD (coi như giá gốc của tác phẩm) vì trong triển lãm tại Bảo tàngHà Nội dịp Đại lễ, đã có người trả tôi mức giá này nhưng tôi không bán”.
Một chuyên viên thẩm định giátại Công ty Cổ phần thẩm định giá và dịch vụ tài chính Hà Nội VFS cho biết,trước khi diễn ra buổi đấu giá này, anh cũng đã nhận được (qua e-mail) một bứchình chụp bộ Tứ linh của ông Võ Ngọc Hà. Người gửi bức hình muốn nhờ chuyên viênnày thẩm định xem giá thật của tác phẩm “Tứ linh hội tụ” là bao nhiêu tiền.
“Với các thiết bị, tôi có thểthẩm định giá dựa trên giá thành sản xuất, các chi phí đầu vào, còn với sản phẩmlà bộ Tứ linh hội tụ thì tôi không có cơ sở để thẩm định để đưa ra mức giá chínhxác, vì không có thông tin nào về chi phí để làm ra nó, cũng không có tài sảntương tự để so sánh”, chuyên viên này nói.
Có vụ lợi không?
|
Sở dĩ, giágốc của sản phẩm đấu giá được quan tâm trongcâu chuyện này, vì người ta muốn biết phầnchênh lệch là bao nhiêu, và ai là người đượchưởng nhiều lợi nhất.
Trên thực tế,giá khởi điểm và giá thắng đấu giá đã cáchxa giá gốc, nhưng khoản tiền chênh lệch nàykhông rơi vào quỹ ủng hộ miền Trung.
Cụ thể: Trống đồng 1.000 nămThăng Long - Hà Nội có giá khởi điểm 6 tỷ đồng, giá thắng đấu giá là 12 tỷ đồng.Viên Ruby hồng ngọc thô nặng 10kg có giá khởi điểm 4 tỷ đồng, giá thắng đấu giálà 11 tỷ đồng. Bức tranh đá quý có chữ ký của hơn 90 hoa hậu có giá khởi điểm 90triệu đồng, giá thắng đấu giá là 3 tỷ đồng. Bộ Tứ linh hội tụ có giá khởi điểmlà 2 triệu USD (đắt gấp đôi giá gốc) có giá thắng đấu giá là 47,9 tỷ đồng.
Nếu đấu giá là thật (không xảyra lùm xùm như hiện nay), các đơn vị trả đủ tiền thì tổng số tiền thắng đấu giá4 “bảo vật” là 73,9 tỷ đồng. Trừ đi tổng giá khởi điểm (50,9 tỷ đồng cho cả 4sản phẩm) thì miền Trung "nhận" được 23 tỷ đồng.
Quay lại với bộ Tứ linh hội tụ, giá chủ sở hữu đưa ra là 1 triệu USD. Ngay khiphát giá khởi điểm, đơn vị đại diện tham gia đấu giá (là Công ty Truyền thôngASEAN C&C) đã đưa giá khởi điểm là 2 triệu USD (40 tỷ đồng, gấp đôi giá gốc).Giá thắng đấu giá là 47,9 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Trung Thành, Chủtịch HĐQT Công ty truyền thông ASEAN C&C khẳng định: “Mục đích của việc đấu giánày là làm từ thiện, quảng bá hình ảnh đơn vị chứ không phải để làm kinh tế”.
![]() |
“Mục đích của việc đấu giá này là làm từ thiện, quảng bá hình ảnh đơn vị chứ không phải để làm kinh tế”. |
Nhưng khoản chênh 1 triệu USD (giữa giá gốc củachủ sở hữu và giá khởi điểm của công ty ông Thành) rơi vào túi ai?
Ông giải thích: “2 triệu USD là giá khởiđiểm đưa ra khi chúng tôi được thông báo rằng đêm hội có rất nhiều doanh nhântham dự, chúng tôi muốn số tiền thu về dành cho đồng bào vùng lũ được nhiều hơn".
Thế nhưng, không thấy ông Thành cộng khoản chênh lệch 1 triệu USD này (tươngđương 20 tỷ đồng) sẽ “san sẻ” cho miền Trung như thế nào?
Ông Thành cho biết, công ty của ông đã bỏ vào chương trình khoảng 1 tỷ đồng,trong đó riêng tiền bao thầu 10 bàn tiệc tại đêm hội hơn 600 triệu đồng. Số nàycũng chưa thấm vào đâu so với khoản chênh lệch 20 tỷ đồng trên.
Tuy vậy, ông Thành vẫn khẳng định: "Đólà tiền từ thiện, không phải tiền làm thương mại. Mục đích của tôi là "kích"người ta ủng hộ càng nhiều càng tốt. Giá đó là để người ta ủng hộ, chứ khôngphải là giá để tôi tiêu, không phải tôi thu số tiền 1 triệu USD đó về để tôidùng!”.
|
Theo Vietnamnet