Cạnh con rạch Xẻo Luông,rạch Bà Đằng, có hơn 60 hộ thuộc ấp Thạnh Phước, xã Trung Thạnh (Thốt Nốt,Cần Thơ), lấy nghề làm cơm rượu gia truyền để mưu sinh qua ngày.

Ấm nồng cơm rượu

Bà Lê Thị Tự, 70 tuổi, 55 nămtrong nghề vừa làm cơm rượu vừa gánh đi bán, cho biết: “Nghề làm cơm rượu đãtrở thành cái nghiệp, vắng làm, vắng bán là như muốn bệnh. Trước đây, tuichèo xuồng đi bán vất vả lắm, mệt thì nhắp chút men, ăn miếng cơm rượu làthấy người khỏe ra”.

Nếp và men là 2 thứ quyết định việc ngon, dở củaổ cơm rượu. Nếp phải là nếp rặt không lẫn lộn,còn men phải mua loại men ở An Giang. Trước khiủ phải nghiền men thật nhuyễn, trộn nếp và menthật đều trước khi ủ. Theo kinh nghiệm nhữngngười làm nghề kỳ cựu, nếp làm men phải vo thậtsạch, ngâm khoảng 1 tiếng đồng hồ đem lên đểráo, nấu sôi bằng nước sông.

Điều cấm kỵ là khi ủ cơm rượukhông được dùng lá chuối cau vì như vậy cơm rượu sẽ bị đắng, chỉ dùng láchuối xiêm hay chuối hột.

Chỉ tốn một, hai ngàn đồng đãcó chén cơm rượu thơm nồng. Đây là món ăn khoái khẩu của hầu hết chị em buônthúng bán bưng, người lao động bình dân, cho đến các cô cậu học trò… Hươngvị cay cay, nồng nồng của nó cũng gần gũi thân thương với tuổi thơ của baongười.

Theo Thất Lang
Ấm nồng cơm rượu