- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Làng cá kho Vũ Đại tiết lộ bí mật 10 loại gia vị, 15 giờ đợi chờ của đặc sản bạc triệu
Đến hẹn lại lên, cứ Tết đến xuân về, khi mưa phùn ướt mặt lá chuối là dân làng Vũ Đại lại rủ nhau ra ao làng bắt cá, băm riềng, bắc bếp chẻ củi, xếp niêu gọn gàng, rộn ràng chuẩn bị làm món cá kho.
Đến hẹn lại lên, cứ Tết đến xuân về, khi mưa phùn ướt mặt lá chuối là dân làng Vũ Đại lại rủ nhau ra ao làng bắt cá, băm riềng, bắc bếp chẻ củi, xếp niêu gọn gàng, rộn ràng chuẩn bị làm món cá kho.
Nói chẳng ngoa, 1 năm mới có 1 lần món quà quê anh "Chí Phèo" tái xuất rầm rộ, cả làng rộn rã tiếng cười vui, tiếng chày thớt nhịp nhàng, và cuối ngày thì ngào ngạt mùi thơm, đủ khiến bất kỳ ai cũng thèm muốn gói chiếc niêu con con nóng hổi tro bếp mang về nhà, thưởng thức món đặc sản ngon nức lòng bên gia đình, người thân.
Hẳn nhắc đến làng Vũ Đại thì nhiều người nghĩ ngay đến địa danh có thật trong tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nam Cao. Miền đất nghèo vùng chiêm trũng Hà Nam ấy nổi tiếng với rất nhiều món ẩm thực dân dã, như chuối Ngự Đại Hoàng, mắm cáy Bình Lục, bánh cuốn Phủ Lý... và tất nhiên còn gắn liền với nhân vật Chí Phèo nữa. Ngôi làng cổ lưu truyền một món ăn đặc biệt suốt hàng trăm năm qua, đến bây giờ vẫn còn vẹn nguyên hương vị đặc sắc, xứng đáng nổi danh nhất vùng Hà Nam. Đó chính là cá kho niêu đất.
Tìm
về nhà bà Nguyễn Thị Thìn (làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà
Nam), đúng vào lúc chuẩn bị mẻ cá kho mới. Người ra kẻ vào tấp nập, mùi
tanh của cá lẫn với hương chanh, riềng, cả mùi rơm ngai ngái khói. Thanh
niên trai tráng khỏe như vâm, ngồi giữa sân gạch cầm bàn chải tuốt mình
cá, vẩy cá to như miếng vỏ sò, nghe tách tách thật vui tai.
Theo dõi cả quá trình chế biến cầu kỳ, chẳng biết các cụ ngày xưa vì sao nghĩ ra được món này, hợp thời tiết đến lạ, ngon không tả nổi, mà phải về Vũ Đại mới được tận hưởng cảm giác miếng cá đưa vào miệng là tan ngay nơi đầu lưỡi, đọng lại dư vị đậm đà khó quên.
Thế nào cũng có
người chép miệng bảo rằng, cá kho thì ở đâu chẳng có, ra chợ kiếm cân cá
tươi ngon, thêm mấy nghìn dưa chua, riềng sả ớt cay, nêm nếm cho hợp
khẩu vị là đủ. Nhưng mà nếu được thử, dù chỉ là 1 thìa nước cốt cá kho
Vũ Đại, đảm bảo câu nói trên sẽ đi vào dĩ vãng!
Bà Thìn chia sẻ: "Khâu quan trọng nhất đầu tiên là lựa cá, chỉ lấy những con trắm đen nuôi ăn ốc từ 3 năm trở lên, nặng 3-5kg, mình thon dài, bụng bé thì mới ngon và chắc thịt, ít mỡ, chứ không như cá trắm cỏ ăn cám, nhạt thịt. Cá được trai làng lội xuống ao bắt lên, làm vẩy cắt khúc tại chỗ, đem kho chỉ có mỗi khúc giữa thôi, bỏ đầu đuôi".
Kế đến là những chiếc niêu đất dùng để kho cá cũng rất đặc biệt, phải mang từ trong Nghệ An ra, còn vung thì đặt nghệ nhân làm riêng ở Thanh Hóa, tưởng chẳng liên quan mà lại rất vừa vặn. Tại sao cá kho ngon nhất luôn phải bằng niêu đất, mà không phải chất liệu khác? Vì từ xưa ông bà ta đã nghiệm ra rằng, chiếc nồi đất dày dặn hình vòm rất hợp với món ăn đun lâu trên bếp lửa, lại giữ nhiệt đủ để thịt cá bên trong chín đều, thơm ngon hơn, tắt bếp bưng ra vẫn nóng hổi, hương vị bữa cơm sẽ trọn vẹn hơn rất nhiều.
Trước khi xếp những khúc cá tươi vào niêu, sẽ có một lớp dày những miếng gừng riềng thái lát rải đều lót đáy, để đun cá trong vòng 12 - 16 tiếng không bị cháy, các loại gia vị nước cốt cũng ngấm cả vào thịt cá, không bị thấm ra niêu. Điều kỳ diệu làm nên hương vị quyến rũ của món cá kho chính là nằm ở gia vị, các "nghệ nhân kho cá" kỳ cựu trong làng đều ghi nhớ đủ đầy danh sách các thứ phải nêm vào cá, cùng công thức nêm khiến cho món ăn này trở nên độc nhất vô nhị.
Phần nước cốt của cá kho niêu làng Vũ Đại khá lạ, đó là nước cốt sườn lợn, cốt chanh chua và nước dừa tươi. Người ta xếp những miếng dẻ sườn lên trên lớp riềng lót nồi, rồi đến cá, tiếp tục rải thêm hành khô, gừng, riềng tươi giã nhỏ, cuối cùng là rưới các loại gia vị, nước cốt đều khắp niêu cá.
Niêu cá được xếp đầy chặt, với lớp riềng thái mỏng lót dưới cùng, đến sườn lợn, cá tươi, riềng gừng băm nhỏ.
Đậy chiếc vung gốm tròn trịa xong, tưởng vậy là chỉ ngồi canh bếp chờ cá chín, nhưng đó mới là lúc bắt đầu thử thách. Thành bại của mẻ cá tùy thuộc vào người trông niêu, bởi hàng chục niêu cá sẽ được đun liên tục trong vòng 12 - 15 tiếng đồng hồ, mất cả nửa ngày trời nên phải vô cùng cẩn trọng: giữ lửa cháy đều sao cho niêu chỉ phát ra tiếng lục bục nhỏ, thường xuyên chú ý đảo củi, châm thêm nước cho đến khi nước cô đặc chỉ còn lại khoảng 1 thìa là dập lửa bắc ra. Củi kho cá cũng phải là củi nhãn khô, dưới là vỏ trấu, để lửa đượm đều quanh niêu, tạo mùi thơm đặc trưng cho cá sau khi nấu.
Ngày cuối năm lạnh lẽo, được ngửi mùi gia vị thơm nức trong không gian, rồi thò đũa nhẹ xắn miếng cá vàng ươm như mật, ăn với cơm nóng hổi, vào bụng đến đâu ấm đến đó, thì quả là sung sướng không gì bằng. Với tuổi đời hàng trăm năm, một niêu cá kho công thức "chính hiệu" làng Vũ Đại có quy trình chế biến rất cầu kỳ, nguyên liệu chọn lọc kỹ lưỡng, chứa đựng những bí quyết cổ truyền riêng mà người nông dân nơi đây đã tích lũy qua nhiều thế hệ.
Từ ngày xưa, khi những mẻ cá kho đầu tiên ra đời, người dân làng Vũ Đại đã biết tính toán sao cho món ăn này có thể giữ lại tất cả nguyên liệu, thịt ngọt, xương mềm, cả niêu không bỏ đi miếng nào kể cả gia vị. Chính vì sự khắt khe giữ gìn hương vị ngon đúng điệu, nên giá của món ăn này không hề rẻ, so với nồi cá kho đơn giản chỉ vài trăm ngàn trong bữa cơm thường ngày thì nó đắt gấp cả chục lần. Niêu nhỏ nhất 1kg có giá khoảng 500 ngàn, còn loại 4-5kg dao động khoảng 1 triệu, có khi đắt hơn.
Đắt xắt ra miếng nên rất nhiều người sẵn sàng bỏ khoản tiền lớn để được thưởng thức món ăn dân dã hội tụ đầy tinh hoa tuyệt phẩm này. Dịp Tết này, có một nồi cá kho chính hiệu làng Vũ Đại, lúc quây quần ăn cơm giở ra có khúc cá cay cay, ngọt mặn, lại thơm nồng ấm áp, trộn với bát cơm trắng dẻo thơm, thì còn gì tuyệt vời hơn?
Nó không phải là chuyện "sĩ diện nhà giàu" bỏ
tiền xách về một nồi cá, đó là sự mến mộ của nhiều người dành cho món ăn
mang cái hồn quê nhà, nhất là với những người sành ăn. Nếu xuân này
có thể mua về thưởng thức món ăn tinh tế ấy, chắc chắn các thợ kho cá
sẽ không làm bạn thất vọng.
Theo Helino
-
Vào bếp8 giờ trướcMón thịt viên sốt cà chua dễ làm, từ trẻ em đến người già đều thích, dù trời nóng hay lạnh đều rất dễ "đưa cơm".
-
Vào bếp14 giờ trướcCá viên chiên bí đỏ là món ăn vặt được nhiều bạn nhỏ yêu thích, cách làm món ngon này cũng rất đơn giản.
-
Vào bếp1 ngày trướcThay cho món lạc rang muối hay lạc rang nước mắm truyền thống, bạn có thể biến tấu đôi chút với món lạc kho tương ăn "cuốn" đến mức bao nhiêu cơm cũng hết.
-
Vào bếp2 ngày trướcBò xốt tiêu đen là món ăn thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng. Hôm nay, VietNamNet sẽ giới thiệu cách làm món thịt bò xốt tiêu đen đơn giản, hấp dẫn.
-
Vào bếp2 ngày trướcChả cá Phan Thiết là món ăn hấp dẫn, mang đặc trưng của xứ biển miền Trung, cách làm món ăn này khá cầu kỳ nhưng chỉ cần học một lần là bạn sẽ chế biến thuần thục.
-
Vào bếp3 ngày trướcCàng ghẹ rang me là món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích, món ăn ngon này lại có cách chế biến cực kỳ đơn giản, nhanh gọn.
-
Vào bếp3 ngày trướcMón ức gà xào nấm sốt tiêu đen đáp ứng cả 3 tiêu chí: Dễ làm, ngon miệng và lành mạnh, vừa thỏa mãn thú vui ăn uống vừa không lo tăng cân.
-
Vào bếp4 ngày trướcChanh đào ngâm đường phèn mật ong là một phương thuốc dân gian có hiệu quả cao trong việc giảm ho, đau họng và tăng cường hệ miễn dịch trong mùa đông.
-
Vào bếp5 ngày trướcNhiều gia đình rất thích ăn sữa chua và tự làm sữa chua tại nhà, sau đây chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu cách làm sữa chua đơn giản nhất.
-
Vào bếp5 ngày trướcCá kèo kho nghệ là món ăn dân dã, dễ chế biến được nhiều gia đình yêu thích, món ăn này vô cùng hao cơm.
-
Vào bếp6 ngày trướcThịt lợn kho sữa chua Yakul là món ăn đang gây sốt dữ dội trên mạng xã hội Trung Quốc, mọi người đua nhau làm thử, chia sẻ công thức và kinh nghiệm.
-
Vào bếp18/11/2024Bún mắm là món ăn đặc trưng của người dân miền Tây Nam Bộ, mang hương vị đậm đà từ mắm cá linh, cá sặc kết hợp với các loại hải sản và rau sống tươi ngon.
-
Vào bếp18/11/2024Thực đơn cỗ cưới không những cần ngon, chất lượng mà còn cần sự bắt mắt và phù hợp với văn hóa địa phương từng vùng miền. Dưới đây là những mâm cỗ cưới ở miền Bắc được nhiều người lựa chọn để các cặp đôi có thể tham khảo cho đám cưới của mình.