- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Lật tẩy siêu lừa tự xưng là 'Hoàng tử Montenegro'
Cảnh sát Italia đang củng cố chứng cứ để xin lệnh bắt “Hoàng tử rởm" này.
Trung tuần tháng 6/2017, cảnh sát Italia đã khởi tố Stefan Cernetic, 57 tuổi, người tự xưng là “Hoàng tử Montenegro” cùng với đồng bọn, một người đàn ông 63 tuổi luôn được giới thiệu là "đại sứ" của Stefan Cernetic ở Italia về tội khai man, sở hữu và sản xuất giấy tờ tùy thân giả mạo, tờ Repubblica đưa tin.
Nữ minh tinh Hollywood Pamela Anderson từng được “Hoàng tử Montenegro” trao tước hiệu rởm |
Nhiều người nổi tiếng cũng mắc lừa
Theo Newsweek, từ đầu năm 2014, Stefan Cernetic đã lập một trang web và trang mạng xã hội cá nhân Facebook để khoe thông tin bịa đặt của mình. Vị “hoàng tử” cùng “đại sứ” giả đã đi khắp Italia, Pháp và Monaco trên một chiếc Mercedes mang biển đăng ký ngoại giao và cờ của Cộng hòa Montenegro.
Tuy nhiên, cặp đôi này bị nghi ngờ từ tháng 8 năm ngoái, khi họ nghỉ lại 1 tuần tại khu nghỉ dưỡng sang trọng ở Puglia. Khi khu nghỉ mát gửi đơn thanh toán đến Bộ Ngoại giao Montenegro, họ bị từ chối trả tiền.
Văn bản của Bộ Ngoại giao Montenegro đề ngày 21/10/2016 khẳng định, Cernetic không phải là Hoàng tử Montenegro. “Cernetic không phải sinh ra ở Montenegro, không cư trú tại Montenegro, không có hộ chiếu Montenegro và không phải là đại diện ngoại giao của Montenegro”, Đại sứ Anton Sbutega viết.
Chính xác thì Montenegro không còn duy trì chế độ quân chủ kể từ sau Thế chiến thứ nhất.
Sau đó, nhà chức trách đã mở cuộc điều tra, thu thập chứng cứ như một số tem, giấy phép ngoại giao và giấy chứng nhận giải thưởng quốc tế gắn với quốc huy Montenegro đều là giả. Trên trang cá nhân, Cernetic tự nhận mình là hậu duệ trực tiếp của Hoàng đế La Mã Constantine.
Nhưng thực tế, Cernetic là công dân Italia, sinh ra ở Trieste, gần biên giới với Slovenia và sống ở thành phố Turin, trong khi “đại sứ” của đối tượng là người ở Quindici, miền Nam Italia. “Đây là một màn kịch được dàn dựng để các đối tượng có thể lưu trú ở những nơi có uy tín của Italia và châu Âu mà không phải trả tiền”, Hãng thông tấn Italia Ansa trích lời một công tố viên nói.
Trên trang Facebook của Stefan Cernetic đăng rất nhiều ảnh nhân vật nổi tiếng trong giới doanh nhân, chính trị gia, cả những người dòng dõi Hoàng gia thực mà Stefan Cernetic đã gặp, trong đó nhiều người được trao tước Hiệp sỹ và các giải thưởng, danh hiệu… vô giá trị.
Trong đó, hôm 20/10/2014, siêu mẫu, diễn viên Pamela Anderson đã từng được “Hoàng tử rởm” ban tước Hiệp sỹ cho những đóng góp của cô trong việc bảo vệ sinh vật biển và bảo tồn động vật hoang dã.
Thế giới từng có không ít “Hoàng tử rởm”
Mặc dù, hiện giờ Stefan Cernetic mới bị điều tra ở Italia, nhưng trước đó một số phương tiện truyền thông đã cảnh báo về trò gian lận của đối tượng này.
Thời điểm năm 2013, tờ Il fatto Quotidiano của Italia đã phản ánh vụ “Hoàng tử Montenegro” đòi một bữa ăn trị giá 50 euro để đổi lấy đánh giá về nhà hàng Tuscan trên trang web du lịch TripAdvisor.
Hay 5 năm trước, chủ hãng sản xuất rượu vang Montalbera ở Piedmont được “Hoàng tử Montenegro” bất ngờ tới thăm và đặt hãng sản xuất một nhãn rượu vang mang tên mình.
Khoảng 1.200 chai vang đã được trao tay gắn logo Hoàng gia này nhưng sau đó hãng không nhận được bất kỳ đơn đặt hàng làm ăn nào. Luật sư của hãng sau đó đã phải yêu cầu gỡ bỏ logo Montalbera trên trang web của “Hoàng tử Montenegro”.
Đây cũng không phải là trường hợp đầu tiên trên thế giới đối tượng tự xưng là dòng dõi hoàng tộc để lừa đảo. Nổi lên gần đây nhất là Kiwi Joel Morehu-Barlow - “Hoàng tử Tahiti rởm”, bị tòa án Australia tuyên phạt 14 năm tù hồi năm 2013 về tội lừa đảo và tàng trữ ma túy.
Trong 4 năm làm việc tại Sở Y tế Queensland, đối tượng này đã biển thủ 16 triệu USD từ nguồn quỹ dành cho từ thiện để phục vụ cuộc sống xa xỉ của mình.
Hay đầu năm 2014, nhà chức trách Đức cũng kết án 11 năm tù đối tượng Roland Johannes P, 63 tuổi về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt 83.000 euro khi kêu gọi các nhà đầu tư góp vốn làm ăn. Roland Johannes P khoe khoang là “Hoàng tử von Hohenlohe”, có một mỏ vàng và là bạn của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Theo An ninh thủ đô
-
Thế giới08/02/2020Vụ xả súng xảy ra tại một trung tâm thương mại ở phía đông bắc Thái Lan. Thông tin ban đầu cho biết có ít nhất 17 người chết, 14 người bị thương.
-
Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuAn ninh thế giới29/01/2020Ngay tại Trung Quốc, người dân Vũ Hán trở thành đối tượng bị kỳ thị trong bối cảnh virus corona gây ra chứng viêm phổi đang lan rộng với gần 6.000 ca lây nhiễm.
-
Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuAn ninh thế giới24/01/2020Giới chức trách Trung Quốc ngày 24/1 xác nhận thêm một trường hợp tử vong do virus corona chủng mới gây bệnh viêm phổi cấp. Đây là trường hợp tử vong thứ 2 ở ngoài vùng dịch, nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên 26 người.
-
An ninh thế giới19/01/2020Phát hiện này khiến cảnh sát đặt ra nghi vấn có nhiều hơn 2 nạn nhân bị thủ tiêu.
-
Cưỡng hiếp rồi giết chết bé gái 6 tuổi, nghi phạm độc ác bị dân làng tức giận đánh đập và thiêu sốngAn ninh thế giới17/01/2020Không giao cho cảnh sát, dân làng của bé gái đã tự ra tay đòi lại công bằng cho nạn nhân nhỏ tuổi.
-
An ninh thế giới16/01/2020Vụ tai nạn xảy ra trong tích tắc khiến những người có mặt tại hiện trường không khỏi hốt hoảng. Nhiều người cho biết trên xe còn có cả trẻ em.