- Ốc hỏi:- Bác Nghêu đã nghe vụ Vedan đầu độc sông Thị Vải ở Đồng Nai chưa?

- Nổi tiếng gây ô nhiễm môi trường thế ai mà chảnghe - Nghêu đáp.

“Anh em” với Vedan

- Ở huyện CẩmGiàng tỉnh Hải Dương cũng vừa xảy ra một vụ “anh em” với Vedan. Đó là nhà máysản xuất khung nhôm định hình thuộc Công ty cổ phần công nghiệp Tung Kuang củaĐài Loan.

Nghêu thắc mắc:

- Tung Kuang đầu độc sông nào?

- Sông Ghẽ.

- Chất thải củanhà máy khung nhôm chắc là khủng khiếp hơn bột ngọt nhỉ?

Hến búc xúc:

- Toàn chất thảikim loại cực độc như chrome 6, sắt, mangan… thứ này mà vào nguồn nước thì rấtnguy hiểm cho sức khỏe người dân.

- Nhà máy này xảchất thải độc hại ra sông Ghẽ bao lâu rồi?

- Có thể từnhiều năm nay, vì nhà máy khánh thành năm 2002. Mỗi ngày xả nước thải vài lầnchủ yếu vào ban đêm.

Ốc hắng giọng:

- Khó khăn lắmcơ quan chức năng mới phát hiện được đấy. Nhà máy này đã cố tình che giấu hànhvi xả chất thải độc hại bằng cách chôn hệ thống ống xả ngầm dưới đất dẫn ramiệng cống chính.

- Như vậy là cóchủ trương của Ban Giám đốc nhà máy?

Trùm Sò ngao ngán:

- Nếu không cóchủ trương sao hệ thống dẫn nước thải chôn ngầm dưới đất rất sâu, có công nhânnhà máy trực vận hành. Nhưng Ban Giám đốc lại bảo không biết.

Hến bực dọc:

- Nhưng cơ quanchức năng sẽ làm rõ thôi. Vấn đề là cần phải xử lý kiên quyết chứ đừng nhùngnhằng như vụ Vedan làm người dân mất lòng tin.

- Chắc chắn phảithế thôi, vụ Vedan vẫn là một bài học kinh nghiệm mà dư âm của nó còn kéo dàicho tới nay để rồi lại… phát hiện thêm một vụ Vedan thứ hai.

Nghêu băn khoăn:

- Ừ tớ lo lắm,nếu xử lý thiếu kiên quyết biết đâu sẽ… lòi ra vụ Vedan thứ ba đấy. Vì xử nhẹkhông đủ sức răn đe, người ta sẽ chấp nhận đóng phạt một số tiền còm, còn hơnphải bỏ ra một số tiền lớn để lắp đặt, vận hành hệ thống xử lý nước thải.

- Bác Nghêukhông thấy đường mà suy nghĩ… ngon lành  nhỉ? - Hến khen.

Trùm Sò gật gù:

- Đó là lý do đểgiải thích vì sao Tung Kuang cố tình vi phạm. Họ “học tập” kinh nghiệm từ ngườianh em Vedan đấy.

Theo ĐàoCốc Lục tiên
“Anh em” với Vedan