Có không ít gương mặt tội phạmNga hiện tiếp tục lọt lưới pháp luật và tung hoành với những phi vụ tai tiếng.Arcadi Gaydamak là một trong những gương mặt như vậy... 

Arcadi Gaydamak hiện dính vàoscandal rửa tiền của Hapoalim (ngân hàng lớn nhất Israel). Theo báo IsraelHaaretz, Arcadi Gaydamak còn dính vào hoạt động buôn lậu vũ khí, hối lộ và trốnthuế. Báo chí Pháp từng cho biết Gaydamak từng móc nối một số phi vụ buôn bán vũkhí giữa tội phạm Nga và giới chức Angola.

Nói thông thạo tiếng Pháp, Anh vàvài câu đàm thoại Do Thái, Gaydamak hiện sống trong một biệt thự sang trọng tạiMoskva. Sinh năm 1952 tại Moskva trong gia đình bố là giám đốc bệnh viện và mẹlà công nhân công ty cung ứng thực phẩm, Gaydamak di cư sang Israel năm 1972 vàtrở thành một trong những gương mặt nổi tiếng trong cộng đồng người Israel gốcNga (từng diện kiến Thủ tướng Israel Golda Meir hai lần).

Thoạt đầu ở trại tập trung nhưngcuộc sống nhàm chán trong trại khiến Gaydamak đến Haifa làm nghề bốc vác. Khôngcó tiền thuê phòng trọ, Gaydamak phải ngủ ngoài bãi biển Acre. Tiếp đó, ArcadiGaydamak xin làm thủy thủ một tàu dầu thuộc Công ty Zim (năm 2003, Gaydamak đãthương lượng mua Công ty Israel Corporation trong đó có đoàn tàu Zim). Khi tàuZim cập cảng Marseilles, Gaydamak quyết định tìm cơ hội tại Pháp.

Chỉ còn 12 frăng trong túi,Gaydamak "cày" như trâu để kiếm tiền học điện tử. Ba năm sau, Gaydamak đã đủtiền đưa cô bồ từ Nga sang sống chung tại Pháp. Lĩnh vực đưa Arcadi Gaydamaknhanh chóng trở nên giàu có là bất động sản và dần dà Gaydamak "bắt bồ" với giớitrùm công nghiệp Pháp trong đó có Olivier Dassault. Từ đó, Gaydamak trở thànhcầu nối giữa giới doanh nhân Nga và phương Tây (gần đây, người ta nghi Gaydamakcó thể liên quan đến các hoạt động doanh nghiệp bị tình nghi là trá hình củaTình báo Liên Xô cũ KGB, khiến Gaydamak bị tình báo Pháp DST triệu hồi thẩmcung)

Tuy nhiên, quan hệ Gaydamak vàDST cũng bắt đầu gần gũi sau sự "hiểu lầm" này và Gaydamak chính là người giúpthương lượng đưa một số phi công Pháp bị bắt tại Bosnia và một số điệp viên Phápbị thộp tại Dagestan trở về Pháp an toàn.

Vai trò cầu nối Arcadi Gaydamakgiữa doanh nhân Nga và doanh nghiệp phương Tây càng phát huy vào thời MikhailGorbachev. Năm 1992, Gaydamak may mắn quen được nhà doanh nghiệp Pháp PierreFalcone, chủ Tập đoàn Brenco International, nơi có quan hệ làm ăn truyền thốngvới công nghiệp dầu Nam Mỹ.

Arcadi Gaydamak - Doanh nhân đáng kính hay tội phạm đáng gờm?

Gaydamak từng có thời gian là gương mặt được kinh trọng tại Israel

Nhiều thương vụ đã hìnhthành, trong đó có vụ bán 7 trực thăng Nga cho một công ty dầu Venezuelavới giá rẻ hơn 1/2 giá thị trường. Từ quan hệ Pierre Falcone, ArcadiGaydamak bắt đầu kết thân với nhà báo Jean-Christophe Mitterrand (conTổng thống Pháp François Mitterrand) - một "chiến hữu" của Falcone.

Jean-Christophe Mitterrand - theoHaaretz - là cố vấn cho bố mình trong những vấn đề liên quan đến châu Phi vàcũng nhờ vậy nên có mối quan hệ sâu trong chính trường châu Phi. ChínhJean-Christophe Mitterrand đã giới thiệu Pierre Falcone và Arcadi Gaydamak choTổng thống Angola Jose Eduardo dos Santos.

Theo lời Gaydamak kể với phóngviên Haaretz Yossi Melman, Dos Santos đã "bổ nhiệm" mình làm cố vấn đặc biệt,cấp thông hành Angola cho đương sự và quan trọng nhất là cho Gaydamak có quyềnđàm phán cũng như ký các hợp đồng cho Chính phủ Angola.

Ngoài ra, Dos Santos cũng giaocho Gaydamak nhiệm vụ tìm nguồn vũ khí mà Chính phủ Angola đang cần để chống lạilực lượng du kích Unita. Nhờ vũ khí mà Gaydamak mua được với giá rẻ từ Nga choAngola, Dos Santos đã có thể tiêu diệt thành phần Unita (cách đây 3 năm, thủlĩnh Unita Jonas Savimbi đã bị bắn chết).

Angola có vị trí chiến lược quantrọng tại châu Phi. Quốc gia này có trữ lượng dầu mỏ thuộc hàng lớn nhất nhì thếgiới, nhiều quặng kim loại và mỏ kim cương (đầu năm 2005, Gaydamak đã đưa Tổnggiám đốc điều hành Công ty Kim cương Nga Alrosa đến gặp Tổng thống Dos Santos.

Trên đường đi, họ tạt qua Israelvà gặp Bộ trưởng Tài chính Benjamin Netanyahu cùng Bộ trưởng Mậu dịch và Côngnghiệp Ehud Olmert). Tại Angola, tên tuổi Arcadi Gaydamak nổi như cồn. Đương sựđi giao dịch bằng máy bay hạng sang Global Express thuê của Thụy Sĩ (và hiệntiếp tục tham gia một số dự án nông nghiệp quy mô lớn tại nước này mà người điềuhành không ai khác lại là tướng về hưu Israel Zeev Zachrin).

Từ năm 1992 đến 1995, Falcone vàGaydamak dính vào loạt thương vụ vũ khí lớn, trong đó có chiến đấu cơ, xe tăng,tên lửa, đạn dược và súng ống. Vụ việc sau đó bị đổ bể và báo chí Pháp làm ầmlên. Tháng 12/2000, Chính phủ Pháp mở cuộc điều tra về Falcone, Gaydamak,Jean-Christophe Mitterrand cùng nhiều người khác. Báo chí Pháp gọi vụ này là"Angolagate".

 "Tôi bị dán nhãn là "lái buôn vũkhí" - Gaydamak nói với Haaretz - "Nhưng tôi làm việc cho Chính phủ Angola vàtheo lệnh tổng thống. Tất cả đều hợp pháp. Vũ khí không được chuyển ngang lãnhthổ Pháp thì mắc mớ gì Chính phủ Pháp điều tra?".   

Tuy nhiên, Pháp cảm thấy rất "mắcmớ" và công tố viên Pháp buộc Gaydamak vào hai tội danh: Hối lộ và trốn thuế.Cuối cùng, tháng 10/2009, Gaydamak và Pierre Falcone bị Tòa án Pháp kết tội buônlậu vũ khí tại Angola trong thời gian nội chiến nước này từ năm 1993 đến 1998với số tiền 790 triệu USD. Gaydamak bị xử vắng mặt 6 năm tù.

Lúc đó, đương sự ở London, khôngdám về Pháp mà trở lại Israel, thay tên đổi họ thành tên Do Thái Arye Bar-Lev.Thời gian sau, tội danh hối lộ của Gaydamak bị hủy mà theo đương sự thì bởi vàitình tiết liên quan tới Cơ quan Tình báo ngoại vụ Pháp (DGSE) và DST.

Theo Gaydamak, trong quãng từ năm1995 đến 1996, Bộ trưởng Nội vụ và Giám đốc DST từng đích thân đến gặp mình, nóirằng họ nhân danh Tổng thống Pháp Jacques Chirac (?), nhờ Gaydamak giúp móc nốivới quân đội Nga. Mục đích nhằm giúp cứu 2 phi công Pháp bị quân đội Serbia bắttại Bosnia. DGSE nói rằng hai phi công đã bị tra tấn chết.

Dù vậy, Gaydamak vẫn bay đếnMoskva bằng chuyên cơ riêng và từ đó đến Bosnia cùng một số viên chức tình báoNga có uy tín ảnh hưởng đối với quân đội Serbia. Cuộc dàn xếp thành công. Haiphi công vẫn còn sống và được trả tự do. Chưa hết, Gaydamak còn cho biết mìnhcũng giúp trả tự do cho 4 nhân viên thuộc một tổ chức từ thiện Pháp bị bọn khủngbố Chechnya bắt cóc. Chính phủ Paris đồng ý chi 5 triệu USD làm tiền chuộc. Bốnnạn nhân được thả nhưng hóa ra - theo Gaydamak - họ lại là điệp viên DGSE tràtrộn vào Nga từ ngả Georgia...

Arcadi Gaydamak cũng có một câuchuyện ly kỳ không kém để giải thích về tội danh trốn thuế của mình. Theo thỉnhnguyện từ Giám đốc Viện Bảo tàng Louvre, đương sự đã tặng 4 triệu USD để mua mộtsố vật dụng nội thất thời Vua Francois I thế kỷ XVI. Khi Sở Thuế Paris biếtchuyện - đương sự thuật - họ cho rằng đó là khoản tiền đại diện cho 10% vốnkhông khai báo và buộc đương sự tội lậu thuế... 

Đến Israel, Arcadi Gaydamak cũng"giúp" không ít cho chính phủ nước này. Ông ta cho biết mình từng đóng góp rấtnhiều cho các quỹ từ thiện. Một lần nữa, Gaydamak kể rằng, mình cũng quen biếtnhiều gương mặt tai to mặt lớn, trong đó có (cựu Giám đốc Cơ quan Tình báoMossad) Danny Yatom. Tháng 2/2007, Gaydamak thành lập đảng chính trị Công lý Xãhội tại Israel, và tháng 11/2008 Gaydamak ra tranh cử ghế thị trưởng Jerusalem.

Trong chiến dịch tranh cử,Gaydamak còn đến gặp đại giáo sĩ phụ trách giáo phận Jerusalem của Hồi giáoSunni, Muhammad Ahmad Hussein - một gương mặt quan trọng trong chính giớiPalestine - để tranh thủ ủng hộ. Tuy nhiên, chiến dịch tranh cử đại bại...

Có vẻ như cuộc sống tại Israeltiếp tục bình yên và Gaydamak vẫn là gương mặt doanh nhân tỉ phú đáng nể nếuChính phủ Israel không điều tra những hoạt động mờ ám của Ngân hàng Hapolaim,trong đó Gaydamak bị dính dáng với tội danh rửa tiền (liên quan 650 triệushekel, tức khoảng 173 triệu USD), được chính thức quy kết vào năm 2009.

Tháng 12/2008, Gaydamak đánh hơithấy tình hình bất ổn và chuồn sang Nga sau khi rao bán nhiều bất động sản giátrị tại Israel (trước đó, thượng tuần tháng 3/2005, 25 viên chức Hapoalim đã bịbắt thẩm vấn; khoảng 180 tài khoản trị giá hơn 376 triệu USD không rõ nguồn gốctại Hapoalim bị phong tỏa...). Theo Tòa án Tel-Aviv, phiên xử Gaydamak sẽ bắtđầu vào tháng 5/2010...

  Theo Lê Thảo Chi
Arcadi Gaydamak - Doanh nhân đáng kính hay tội phạm đáng gờm?