
Gần đây, một bệnh nhân nhận thấy đường huyết sau bữa tối của mình không được kiểm soát tốt. Ông nghĩ rằng do tiêm insulin buổi tối quá ít nên đã tăng liều. Tuy nhiên, dù tiêm nhiều insulin hơn, đường huyết sau ăn vẫn cao. Vì sao lại như vậy?
Qua thăm khám, bác sĩ phát hiện bệnh nhân này mắc nhiều sai lầm vào buổi tối như ăn tối rất muộn, bữa ăn nhiều dầu mỡ, không thanh đạm, sau đó lại nằm dài trên ghế xem tivi đến khuya mới đi ngủ. Bác sĩ nhận định, với thói quen này, việc kiểm soát đường huyết gần như là không thể.
Các bác sĩ nhắc nhở bệnh nhân tiểu đường nhớ 4 điều: "2 làm - 2 không" trước 10 giờ tối!
1. Ăn tối trước 7 giờ tối
Người tiểu đường cần đảm bảo ăn uống đúng giờ. Nếu bữa ăn thất thường, đường huyết sẽ khó ổn định. Ví dụ như bệnh nhân 52 tuổi này thường ăn tối lúc 9 giờ - thói quen này dễ khiến đường huyết tăng cao.
Nghiên cứu đăng trên JCEM chỉ ra, so với nhóm ăn tối lúc 6 giờ, nhóm ăn lúc 10 giờ có mức đường huyết đỉnh cao hơn 18% và khả năng đốt mỡ ban đêm giảm 10%. Một nghiên cứu khác trên tạp chí Diabetes Care cũng khẳng định, ăn tối muộn làm giảm tiết insulin, tăng đường huyết sau ăn và nguy cơ tiểu đường.
Ngay cả người khỏe mạnh, nếu thường xuyên ăn tối muộn cũng dễ béo phì. Đây là yếu tố làm tăng đề kháng insulin và nguy cơ tiểu đường. Vì vậy, hãy nhớ ăn tối trước 7 giờ!

2. Vận động nhẹ 30 phút sau bữa tối
Nhiều người sau ăn tối lập tức nằm dài xem tivi hoặc dán mắt vào điện thoại hàng giờ. Với người tiểu đường, không vận động sau ăn sẽ khiến đường huyết khó kiểm soát.
Tuy nhiên, không nên tập thể dục ngay sau bữa tối vì lúc này lượng thức ăn tích tụ trong dạ dày rất lớn và chưa có thời gian để tiêu hóa. Vì vậy, bạn có thể nghỉ ngơi nửa tiếng rồi ra ngoài tập thể dục. Khi tập thể dục, bạn có thể tiêu thụ một lượng calo kịp thời, do đó kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu sau ăn.
3. Không thức khuya quá 23 giờ
Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, mà thức khuya sẽ làm xáo trộn nội tiết tố, khiến đường huyết tăng vọt.
Thức khuya trong thời gian dài sẽ khiến con người béo hơn. Lý do là khi mọi người thức khuya, lượng ghrelin sẽ được sản xuất nhiều hơn. Vì vậy, những người thức khuya luôn muốn ăn và họ đặc biệt thích những thực phẩm có nhiều chất béo, calo. Họ không biết rằng ăn uống như vậy dễ dẫn đến béo phì.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ đã tiết lộ mối quan hệ giữa giấc ngủ và bệnh tiểu đường loại 2. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ UK Biobank để phân tích thói quen ngủ và sức khỏe của hơn 240.000 người lớn. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người không ngủ đủ giấc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn đáng kể.
Cụ thể, những người ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn khoảng 40% so với những người ngủ bình thường (7-8 tiếng). Ngay cả những người hơi thiếu ngủ, chỉ ngủ 6 tiếng mỗi ngày, cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 16% so với những người ngủ bình thường.
Các nhà nghiên cứu tin rằng khi bạn không ngủ đủ giấc, phản ứng của cơ thể với insulin sẽ kém hiệu quả hơn, dẫn đến tình trạng kháng insulin.
Do đó, bệnh nhân tiểu đường cần duy trì thói quen làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, đi ngủ đúng giờ từ trong khoảng 22-23 giờ.
4. Không hút thuốc vào buổi tối
Nhiều người "xả stress" bằng cách hút thuốc liên tục vào buổi tối, đặc biệt khi thức khuya. Điều này không chỉ hại phổi mà còn ảnh hưởng đến đường huyết. Nghiên cứu trên tạp chí Y khoa NEJM, theo dõi 1 triệu người cho thấy: Người hút thuốc có nguy cơ tiểu đường type 2 cao hơn 30-40% so với người không hút.

Nguyên nhân là do hấp thụ nicotine quá nhiều gây viêm mạn tính, giảm độ nhạy insulin và suy giảm chức năng tế bào beta.
Lưu ý: Bài viết mang tính tham khảo, không thay thế chỉ định y tế. Mọi vấn đề sức khỏe cần tư vấn bác sĩ chuyên khoa.

Theo Thương trường