Sự tan chảy của mộtlượng lớn băng tại Bắc Cực là bằng chứng rõ nét nhất của hiện tượng ấm lêntoàn cầu. Điều đáng lo ngại hơn nữa là các nhà khoa học vừa tuyên bố là cáctảng băng ở đây đang tan chảy với tốc độ nhanh chưa từng thấy.

Tiến sĩ James Screen làm việctại Khoa nghiên cứu Khoa học Trái Đất, Đại học Melbourne của Australia, chobiết năm 2007, băng ở Bắc Cực đã tan ở mức kỷ lục. Sau đó, lớp băng đã đượcphục hồi một phần nhưng vẫn có xu hướng tan rất nhanh.

Băng ở Bắc Cực đang tan nhanh chưa từng thấy
Các nhà nghiên cứu khí hậu đang theo dõi sát sao mùa Hè ở Bắc Cực.

Tuy nhiên, trong năm 2011,tốc độ băng tan thậm chí còn nhanh hơn.

Bắc Cực là vùng ấm lên nhanhnhất trên Trái Đất. Các nhà khoa học cho biết trong 30 năm qua, lượng băng ởBắc Cực sụt giảm một cách từ từ. Tuy nhiên, trong thập kỷ vừa qua, tốc độbăng tan ngày càng gia tăng.

Tiến sĩ James Screen và cácđồng nghiệp cũng phân tích lượng tuyết rơi ở vùng biển Bắc Cực trong 30 nămqua. Ông cho biết, khi bầu không khí ấm lên, tuyết sẽ được thay thế bởi mưa.Đây là một nguyên nhân làm tăng tốc độ tan băng trên diện rộng.

Theo kết quả tính toán củanhóm nghiên cứu của tiến sĩ Screen, công bố trên tạp chíClimate Dynamics và được thuyếttrình trước 4.000 nhà khoa học nghiên cứu về Trái Đất tại Melbourne, sự suygiảm nhanh chóng của lượng tuyết có thể là nguyên nhân làm tan khoảng nửamét băng vào mùa hè. Lớp băng Bắc Cực có độ dày trung bình khoảng một mét,vì vậy, 1/2 mét băng bị tan trong mùa hè là rất đáng lo ngại.

Tiến sĩ Anny Cazenave, Cơquan Nghiên cứu Vũ trụ Pháp, cũng trình bày những số liệu mới nhất về sự giatăng mực nước biển. Các hình ảnh theo dõi từ vệ tinh cho thấy nước biển đangdâng cao ở mức trung bình toàn cầu là 3,3 mm/năm, gấp đôi tỉ lệ tăng cáchđây vài thập kỷ.

Tiến sĩ Cazenave nhận địnhrằng mực nước biển sẽ còn tiếp tục tăng trong tương lai do hiện tượng ấm lêncủa Trái Đất. Theo bà, lượng băng tan chỉ là nguyên nhân gây ra 2/3 mực nướcbiển tăng. Số còn lại là do sự giãn nở vì nhiệt - nước ấm chiếm thể thíchlớn hơn.

Theo Trà Giang
 Dân trí