Bà lão bán hàng có tên là Cầu,người Giầy Kè ra làm dâu Hà Nội. Bà bảo cách nấu bánh đúc nóng bà học từ ngàycòn con gái ở quê. Người dạy cho bà lại là một bà người Hà Nội lấy chồng Giầy Kè.Bà bán bánh đúc bằng loại bát yêu men hoa xanh cỡ nhỏ của Bát Tràng. Một muibánh đúc còn bốc hơi được ủ trong nồi vừa đủ lưng bát. Thêm một mui vừa thịt vừanước chưng. Thảy vào đó chút ớt bột mịn. Vậy là lũ học trò chúng tôi đã có mộtbữa sáng vào loại sang trọng thời bấy giờ. Ăn một miếng ấm bụng một miếng. Mộtbát bánh đúc nóng với tôi chưa đủ đã cơn thèm.
Bà Cầu bảo bánh đúc đạt yêu cầuphải mềm mà không dai, mịn láng, màu phớt vàng, phảng phất vị vôi. Vôi nhiều quáthì nồng nhưng không cảm giác được vị vôi không phải là ăn bánh đúc.
Điểm nhấncủa món bánh đúc nóng nằm ở muôi thịt, nước chưng. Thịt lợn nhất thiết phải nửanạc nửa mỡ băm nhỏ đảo với hành củ cho dậy mùi, nêm mắm muối vừa đủ đậm, điểmthêm chút hành hoa cho đẹp mắt. Đặc biệt, không biết bà mua được ở đâu thứ ớtbột cay khủng khiếp. Một nhúm nhỏ ớt bột bằng đầu đũa cũng đủ để khách ăn caytrào nước mắt, vã mồ hôi giữa trời đông lạnh giá.
Ăn xong bát bánh đúc ngon baogiờ miệng cũng còn thoang thoảng mùi vôi và vị ngọt đậm của thịt nơi đầu lưỡi.
Hà Nội bây giờ, bánh đúc nóngthuộc của hiếm. Hàng bánh đúc nóng số 8 Lê Ngọc Hân được rất đông giới trẻ tìmđến thưởng thức. ở đây không có gì đặc sắc. Ăn chỉ gọi là cho đỡnhớ, thua xa thứ bánh đúc ăn ngày trước.
Theo Hải Thanh
SGTT