Giới đầu tư lo ngại tiền tiếp tục được bơm ra thị trường sẽ làm cho đồng USDthêm mất giá.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ đã quyết định giữ nguyên lãisuất cơ bản ở mức rất thấp cho đến giữa năm 2013. Biện pháp này giống nhưkhúc dạo đầu cho một cơn bão tiền mới.
Trong khi kinh tế Mỹ tiếp tục èo uột và thế giới có thể lại rơi vào một cuộcsuy thoái mới, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho rằng cần thiết phải giữnguyên lãi suất cơ bản ở mức 0,25%. Bởi lẽ kinh tế nước này đang tăng trưởngkém - chỉ 1% trong quý I năm nay - và các chỉ số về việc làm, thu nhập, sảnxuất công nghiệp đều ở mức thấp; tỉ lệ thất nghiệp cũng lên đến 9,1%, mứckhá cao so với một nền kinh tế như Mỹ.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm nay, từ mức2,5% đưa ra cách đây 2 tháng xuống còn 1,6%; giảm cả dự báo tăng trưởng kinh tếcủa nước này năm sau, từ 2,7% xuống 2%. IMF cảnh báo sắp tới kinh tế Mỹ sẽ phảiđương đầu với nhiều khó khăn đồng thời sẽ bị tác động xấu của cuộc khủng hoảngnợ châu Âu, nên cần sẵn sàng để nới lỏng chính sách hơn nữa (Ngân hàng Trungương châu Âu cũng phải làm như vậy).
Kinh tế chưa vững chắc
Bà Christine Largade, Giám đốc Điều hành IMF, nhận xét Mỹ cần đưa ra một kếhoạch đáng tin cậy để giữ vững nền kinh tế, sau khi ông Ben Bernanke, Chủ tịchFED, thú nhận con đường đi đến phục hồi kinh tế của Mỹ “ít vững chắc hơn” so vớikỳ vọng.
FED đã để ngỏ khả năng tung ra gói nới lỏng định lượng QE3. Nới lỏng định lượnghay kích cầu là loại chính sách tiền tệ nhắm đến tăng cung tiền trên thị trườngqua đó thúc đẩy cho vay, bằng cách mua vào trái phiếu các loại. Nói một cách nômna, dễ hiểu: “FED sắp mở máy in thêm tiền”.
Trong khi QE3 chưa xuất hiện, việc duy trì lãi suất cực thấp và tiếp tục mua lạitài sản tài chính đáo hạn của FED đã được xem như QE2.5 vì về bản chất khôngkhác gì một gói nới lỏng định lượng. Quy mô của QE2.5 không hề nhỏ. Như vậy, tuychưa có QE3, thế giới cũng đã phải đối mặt với cơn bão tiền xanh.
![]() |
(Ảnh minh họa) |
Hiện nay, tài sản bao gồm nợ chính phủ, nợ của các cơ quan liên bang và tráiphiếu thế chấp do FED nắm giữ đã lên đến hơn 2.600 tỉ USD. Ngân hàng này còn sởhữu một lượng khá lớn các loại tài sản khác, trong đó có chứng khoán thế chấpbằng bất động sản và chứng khoán thế chấp bằng tài sản.
Về mặt lý thuyết, kích cầu hay nới lỏng định lượng sẽ kích thích tiêu dùng củangười dân, tạo thêm nhiều việc làm, thúc đẩy sản xuất, tạo đà cho kinh tế tăngtrưởng trở lại. Tuy nhiên, hiệu quả các gói nới lỏng định lượng của Mỹ hiệnkhông được như mong đợi.
Sau khi QE2 kết thúc vào tháng 6, tình hình thất nghiệp ở Mỹ vẫn chưa được cảithiện. Hơn nữa, luồng vốn 600 tỉ USD từ QE2 chảy vào các nước đang phát triểnđược xem là nguyên nhân đẩy giá hàng hóa tăng cao vì hầu hết các giao dịch thanhtoán thương mại đều sử dụng đồng USD.
Biên bản cuộc họp ngày 9.8 của FED, nhưng chỉ được công bố ngày 30.8, nêu rõ:“Các điều kiện kinh tế hiện hành, bao gồm mức lãi suất thấp và triển vọng lạmphát giảm trong trung hạn - nhiều khả năng sẽ khiến lãi suất của quỹ liên bangtiếp tục được duy trì ở mức đặc biệt thấp cho tới giữa năm 2013”. Ngay lập tức,qua ngày 31.8, giá vàng đã leo lại lên mức 1.830 USD/ounce, tăng 42 USD so vớingày trước đó.
Nội bộ FED bất đồng
Giới đầu tư lo ngại tiền tiếp tục được bơm ra thị trường sẽ làm cho đồng USDthêm mất giá. Cũng vì vậy nhu cầu mua vàng - một loại tài sản an toàn - lại lêncao. Thị trường chứng khoán Mỹ đã phấn khởi trước thông tin trên, tăng điểm nhẹtrong ngày 31.8. Nhưng tính chung cả tháng 8, thị trường nước này vẫn mất điểmmạnh: S&P 500 giảm 5,7% còn Dow Jones mất 4,4%.
Nội bộ FED đã bất đồng với nhau khi có 3 thành viên phản đối việc tiếp tụcnới lỏng chính sách tài chính, do lo ngại lạm phát tăng cao. Trong cuộc họphôm 9.8, FED còn thảo luận một loạt biện pháp nhằm vực dậy nền kinh tế,trong đó có việc tiếp tục mua trái phiếu chính phủ Mỹ, nhằm giữ lãi suất ổnđịnh trong dài hạn, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Nếu QE3 được thông qua, lạm phát tại Mỹ chắc chắn sẽ tăng, có thể vượt khỏi vòngkiểm soát của FED. Một gói nới lỏng định lượng mới cũng chưa chắc đã giúp nướcMỹ khắc phục tình trạng thất nghiệp mà có thể còn ngược lại. Và không chỉ mìnhngười dân Mỹ mới bị gói nới lỏng định lượng mới tác động. Đồng USD mất giá buộchọ phải thắt chặt chi tiêu, mà chi tiêu của họ lại đóng góp khoảng 70% cho tăngtrưởng kinh tế Mỹ. Điều này sẽ dẫn đến việc xuất khẩu vào Mỹ của nhiều quốc gia,trong đó có Việt Nam, giảm xuống.
Trong khi hiệu quả QE1 (1.700 tỉ USD) và QE2 chưa được như mong đợi, việc tungra QE3 có thể là một nước cờ rủi nhiều hơn may đối với FED.
Tom Porcelli, nhà kinh tế trưởng chuyên về kinh tế Mỹ tại RBC Capital Markets,một ngân hàng đầu tư Canada, cho biết: “Chúng tôi từng nghi ngờ hiệu quả củaQE2, vậy quý vị nghĩ quan điểm của chúng tôi đối với QE3 sẽ như thế nào? Quả rấtkhó để nói rằng QE2 đã thành công cao độ vì nếu thế chúng ta sẽ không phải sắpthấy QE3 ra đời. Thị trường có thể đã có thứ nó mong muốn, nhưng chúng tôi tinrằng rồi sẽ chẳng có phép thần thông nào ở đây cả”.
FED là gì?
FED bao gồm một hệ thống 12 ngân hàng trung ương với 25 chi nhánh trên khắp nướcMỹ. Mục đích của mọi ngân hàng trung ương luôn là ổn định giá trị tiền tệ, cungtiền, kiểm soát lãi suất, cứu các ngân hàng thương mại có nguy cơ bị sụp đổ.
FED mở cửa từ năm 1915, không hoàn toàn giống ngân hàng trung ương của các nướckhác. Nó vừa mang tính chất tư nhân vừa mang tính chất nhà nước, hoạt động nhưmột doanh nghiệp, trong đó có cổ đông là ngân hàng tư nhân. Ủy ban Thống đốc gồm7 thành viên điều hành FED do Tổng thống Mỹ bổ nhiệm và Thượng viện Mỹ phêchuẩn.
Nhiệm kỳ của Ủy ban kéo dài đến 14 năm để không phải chịu các tác độngchính trị. Tuy nhiên, nhiệm kỳ Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban chỉ 4 năm, có thểđược tái bổ nhiệm. Bảy thành viên của Ủy ban chiếm đa số trong Ủy ban Thị trườngmở Mỹ - cơ quan quyết định mọi chính sách tiền tệ của Mỹ. Đối với Mỹ, đây làchính sách quan trọng nhất để phục hồi kinh tế.
Tuy nhiên, hoạt động của “người gác cổng kinh tế Mỹ” (theo cách gọi của hãngtruyền hình CNBC) đã cho thấy những điểm không minh bạch vì không hề chịu sựkiểm soát cũng như bị buộc phải giải thích những quyết định chi tiền của mình.Giáo sư Murray N.Rothbard, một nhà kinh tế nổi tiếng đã qua đời, từng nhận xétrằng không phải CIA hay bất cứ cơ quan tình báo nào của Mỹ mà chính là FED mớicó những động thái mờ ám nhất.
Đặc biệt gần đây, các thanh tra tài chính độc lập của Văn phòng Kiểm toánChính phủ Mỹ cho biết đã phát hiện FED từng bí mật sử dụng tới 16.000 tỉ USDđể cứu trợ các ngân hàng lớn ở Mỹ, châu Âu và các doanh nghiệp lớn trongcuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua. Phát hiện này càng làm gia tăng mối nghingờ về sự không minh bạch của cơ quan này.
Mỗi quyết định của FED đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kinh tếtoàn cầu. Công cụ chính FED thường dùng là lãi suất qua đêm (lãi suất chovay qua đêm giữa các ngân hàng). Lãi suất đó sẽ tác động đến lãi suất chiếtkhấu (lãi suất FED tính khi cho các ngân hàng khác vay tiền để họ cho kháchhàng vay lại), thường cao hơn lãi suất qua đêm 1 điểm phần trăm.
Ngoài lãi suất, FED còn mua bán trái phiếu chính phủ hay quy định lượng dự trữtiền mặt để làm tăng hoặc giảm cung tiền, qua đó tạo ra ảnh hưởng lên nền kinhtế.Đây cũng là 2 công cụ FED đã sử dụng gần đây để giải cứu kinh tế Mỹ nhưng chưathành công. Và nay FED vẫn tiếp tục sử dụng bài cũ: giữ lãi suất ở mức cực thấp;xem xét tung thêm 1 gói nới lỏng định lượng nữa.
Ông Robert Zoellick, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, nói rằng ông tin tưởng Mỹ sẽkhông rơi vào một cuộc suy thoái mới, dẫu cho đang có nỗi lo sợ lan tràn về tìnhtrạng của nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Ông nhận định như vậy trong mộtcuộc họp báo tại Singapore, chỉ vài ngày sau khi các con số chính thức cho thấykhông hề có việc làm nào được tạo ra tại Mỹ trong tháng 8, kết quả tệ hại nhấtkể từ tháng 9 năm ngoái.
Tuy nhiên, theo ông, sự bất ổn định đang tăng cao đối với kinh tế Mỹ cũng nhưkinh tế thế giới. Riêng đối với Mỹ, ông cho rằng: “Chúng ta chắc chắn sẽ chứngkiến sự tăng trưởng chậm và tình trạng thất nghiệp cao kéo dài”.
Đối với các nhà đầu tư, điều họ đang quan tâm chờ đợi chính là liệu FED cótung ra gói QE3 và nó sẽ gồm bao nhiêu tỉ USD.
Theo Nhịp cầu đầu tư