Bất bình đẳng thu nhập vàgia tăng phân hóa giàu nghèo là hiện tượng đang gây nhiều chú ý toàn cầu. Mốiliên hệ giữa bất bình đẳng và bất ổn ngày càng được khẳng định một cách mạnh mẽhơn. Trong định hướng phát triển bền vững của Việt Nam, đây là vấn đề cần đượcđặc biệt quan tâm bên cạnh những vấn đề then chốt khác như cải cách thể chế vàđấu tranh với tham nhũng.
Bất bình đẳng thu nhập khôngnhững góp phần gây ra những hệ lụy xã hội mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến quátrình phát triển kinh tế. Đã có một số nghiên cứu cho thấy điều này. Vídụ, trong một nghiên cứu được đón nhận khá rộng rãi, hai nhà nghiên cứungười Anh (Wilkinson và Pickett) đã đưa ra những chứng cứ về mối tương quantỉ lệ thuận giữa bất bình đẳng thu nhập và nhiều vấn nạn xã hội.
Phân tích số liệu thống kêliên quan đến 23 nước phát triển (từ các nguồn khả tín như Ngân hàng Thếgiới và Liên Hiệp Quốc), Wilkinson và Pickett đã cho thấy rằng một nước cótỉ lệ bất bình đẳng cao hơn thì thường phải đối mặt với những vấn nạn xã hộivới tỉ lệ cao hơn cho dù đó là một nước có GDP bình quân đầu người rất cao(chẳng hạn như Mỹ và Anh). Ngược lại, ở những nước bình đẳng hơn, như Nhậtvà Na Uy, thì xã hội tương đối tốt hơn được thể hiện qua các tiêu chí như tỉlệ tự tử và phạm tội thấp trong khi tính di động xã hội và niềm tin giữangười dân trong xã hội cao hơn.
Bên cạnh đó, các chuyên gia(Berg, Ostry, và Zettelmeyer) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng chỉ ra hệ quảtiêu cực của bất bình đẳng thu nhập đối với quá trình tăng trưởng của mộtnền kinh tế. Phân tích các đợt tăng trưởng (được định nghĩa bằng khoảng thờigian từ khi nền kinh tế bắt đầu tăng tốc tăng trưởng cho đến khi nó bắt đầuhạ tốc) của 140 quốc gia, các tác giả đã kết luận rằng sự phân phối thunhập là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chiều dài của các đợttăng trưởng. Các nước ở châu Phi và châu Mỹ Latinh, những nơi mà có tỉ lệbất bình đẳng tương đối cao, thường có những đợt tăng trưởng ngắn hơn so vớinhững nơi khác. Theo đây thì cải thiện tỉ lệ bất bình đẳng là một yếu tốcần thiết nếu một nước muốn có một khoảng thời gian tăng truởng dài hơn.
Trong xu hướng thúc đẩy pháttriển kinh tế theo hướng bền vững và công bằng hiện nay, vấn đề bất bìnhđẳng thu nhập càng đòi hỏi phải được giải quyết. Lý do là vì một xã hộivới tỉ lệ bất bình đẳng cao không những tạo mầm mống cho sự phẫn uất rộngrãi mà còn cản trở sự tích lũy vốn con người cũng như quá trình xây dựng mộttầng lớp trung lưu to lớn và vững mạnh có khả năng dịch chuyển xã hội mộtcách tích cực.
![]() |
Ảnh minh họa:dân trí |
Hơn nữa, bất bình đẳngthu nhập là một nguyên nhân quan trọng đưa đến bất bình đẳng về cơ hội. Tình trạng này xảy ra khi một bộ phận người dân trong xã hội không cókhả năng để tiếp cận các dịch vụ và hàng hóa cốt yếu nhằm nâng cao kiếnthức và sức khỏe của mình để có thể có cơ hội thăng tiến trong xã hội. Tình trạng bất bình đẳng cơ hội cao cũng sẽ góp phần duy trì bất bìnhđẳng thu nhập, kéo theo những hệ lụy như đã đề cập.
Hiện trạng của Việt Nam
Ở phương diện thống kê, sốliệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam cho thấy rằng nếu như mức chênh lệchgiữa nhóm 20% thu nhập cao nhất và nhóm 20% thu nhập thấp nhất trong năm1995 là khoảng 7 lần thì nó đã tăng lên đến 9,2 lần trong năm 2010 (năm mớinhất có số liệu thống kê).
Qua một thước đo khác, hệ sốGini cũng cho thấy xu hướng gia tăng bất bình đẳng ở Việt Nam trong nhiềunăm qua. Trong năm 1995 hệ số này của Việt Nam là 0,357 nhưng nó đã tănglên đến 0,43 trong năm 2010.
Nhưng cần phải nói thêm rằngcác số liệu thống kê chỉ cho thấy những con số có thể thu thập được. Chúngkhông phản ánh những nguồn thu nhập bất chính không được khai báo. Do đó,thực tế bất bình đẳng ở Việt Nam có thể cao hơn những con số được công bố.Ngoài ra, vấn đề càng trầm trọng hơn một khi người dân cảm thấy rằng mộtphần nào đó của bất bình đẳng không phải là do khả năng thực thụ đem lại.
Có nhiều lý do gây ra sự giatăng bất bình đẳng, từ hệ quả của sự thay đổi công nghệ và quá trình toàncầu hóa cho đến những hậu quả không lường trước được của chính sách nhà nướcvà sự lũng đoạn chính sách của các nhóm lợi ích có thế lực. Trong trườnghợp của Việt Nam, bên cạnh những lý do đó, còn có thể thấy một số lý do đặcbiệt đáng quan ngại hiện nay.
![]() |
Ảnh minh họa: Saga |
Thứ nhất, tình trạng lạmphát cao trong những năm gầy đây đã gây đặc biệt khó khăn cho tầng lớpngười dân nghèo. Phần lớn thu nhập của người nghèo được dùng cho nhucầu tiêu thụ các mặt hàng và dịch vụ thiết yếu trong khi giá cá nhữngloại này leo thang chóng mặt và thu nhập không đuổi kịp đã làm mức sốngthật của nhiều người dân bị sa sút.
Thứ nhì, mức đầu tư công vàonông nghiệp và phát triển nông thôn khá èo ụt, nếu không muốn nói là mộtnghịch lý lớn khi so với mức đầu ồ ạt vào một số ngành công nghiệp bị thualỗ. Vì nguồn lực là hữu hạn cho nên khi nó bị lãng phí ở một thành phầnkinh tế thì những thành phần kinh tế khác bị chèn ép.
Thứ ba, vẫn liên quan đến vấnđề nông nghiệp và nông thôn, là tình trạng mất đất canh tác của người nôngdân đã đẩy không ít người vào cuộc sống lây lất, không có lối ra. Góp phầnkhông nhỏ để gây ra hiện tượng này là việc thu hồi đất bừa bãi không nhữnglàm mất tính hiệu năng kinh tế mà còn gây ra những bức xúc nghiêm trọngtrong xã hội.
Một vài giải pháp
Từ những điều ở trên, rõ rànglà cần phải có những giải pháp thích hợp để giảm bớt tỉ lệ bất bình đẳng. Tuy nhiên, cũng cần phải nói rõ rằng cải thiện bất bình đẳng không phải làtìm cách để "cào bằng" phân phối thu nhập theo một tiêu chí nào đó. Nếukhông khéo thì các chính sách phân phối lại thu nhập có thể sẽ làm giảm độngcơ làm hết khả năng để kiếm thêm tiền, ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư tưnhân, và làm giảm tính hiệu năng kinh tế. Do đó, cần phải có những chínhsách thận trọng, tập trung vào một vài yếu tố đang góp phần làm gia tăng bấtbình đẳng và gây ra nhiều bức xúc.
Trước hết, cần điều chỉnh lạichiến lược đầu tư công để đẩy mạnh đầu tư vào khu vực nông nghiệp và pháttriển nông thôn. Nếu chuyển bớt nguồn lực đầu tư vào những ngành côngnghiệp làm ăn không hiệu quả sang phát triển nông nghiệp và nông thôn thìkhông những giúp tăng hiệu quả kinh tế mà còn cải thiện đời sống của rấtnhiều người nghèo và giảm bớt tình trạng di cư vào các thành phố lớn (vốn đãquá tải) để kiếm sống. Chi tiết hơn, bên cạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầngvà cải thiện các dịch vụ cốt yếu cho người nông dân, cần tạo điều kiện giúpnhững hộ nông dân có thể dễ dàng vay vốn ưu đãi nhằm giúp họ phát huy sảnxuất.
![]() |
Ảnh minh họa: laodong |
Những tiêu cực liên quanđến vấn đề thu hồi đất phải được giải quyết và ngăn chặn. Bên cạnh việcrà soát và điều chỉnh lại các luật lệ đất đai, qui trình thu hồi đấtcũng đòi hỏi một sự minh bạch rạch ròi để tránh những sự lợi dụng danhnghĩa "phát triển kinh tế" để lấy đất của người nông dân trao cho nhữngđối tượng có "tay trong tay ngoài". Cần tránh các trường hợp thu hồiđất canh tác tốt để phục vụ cho các chương trình đô thị hóa và xây dựngkhu công nghiệp một cách ồ ạt, thiếu thận trọng. Người dân cần có mộtcơ chế tốt để họ có thể phản ánh (và được giải quyết thỏa đáng) nhữngoan ức lên cấp cao hơn trong trường hợp các cấp địa phương có những độngthái bừa bãi.
Các chính sách tài khóa vàtiền tệ nên được thực hiện đồng bộ, tránh tình trạng "trống đánh xuôi, kènthổi ngược," để kiềm chế lạm phát trong khi vẫn cải thiện các chương trìnhan sinh phúc lợi cho người nghèo và tín dụng cho người dân. Trong nỗ lựcnày, có thể thấy một vài điểm cần làm như (1) cắt giảm đầu tư công ở nhữngcông trình lãng phí và không tạo ra được nhiều lợi ích to lớn trong việctrực tiếp cải thiện mức sống của người nghèo, (2) cải tổ chính sách thuế đểtăng nguồn thu ngân sách và ngăn chặn bớt một số họat động đầu cơ ồ ạt dễgây bất ổn, và (3) khuyến khích các tổ chức tín dụng gia tăng mạnh việc cấptín dụng ở khu vực nông thôn để người nông dân có thể vay vốn dễ dàng hơn.
Bên cạnh việc sử dụng cáccông cụ chính sách để trực tiếp giải quyết vấn đề bất bình đẳng, có thể chútâm khơi dậy và phát huy những nét văn hóa và đức tính tốt đẹp tiềm ẩn trongcon người Việt để hỗ trợ cho quá trình này. Suy cho cùng thì sự thành côngcủa chính sách cũng do yếu tố con người mà ra (từ người làm chính sách chođến người mà chính sách nhắm đến). Tinh thần tương thân tương ái, lòng trắcẩn, tinh thần vì tổ quốc ... là những nét đẹp không những làm xã hội đẹp hơnmà còn giúp kiến tạo những chính sách có hiệu quả trong công cuộc thúc đẩyphát triển đất nước một cách công bằng hơn.
Theo Tuanvietnam