Khi gây án, hung thủ hung hãn,tàn bạo là thế. Nhiều đối tượng còn vênh vang khoe chiến tích, thế nhưng khi bịtòa tuyên án tử hình không ít kẻ đã sợ đến chết ngất ngay tại "công đường".
Sợ mất mật…
Tại phiên tòa xét xử Đỗ Thị Kim Duân, người đàn bà đâm kim vào thóp cháu bé 40ngày tuổi diễn ra vào ngày 16-6-2010, khi nghe tòa tuyên phải chấp hành bản án12 năm tù vì tội giết người, Duân đã ngất xỉu ngay tại tòa. Trước đó, vì ghentuông bệnh hoạn, Duân đã dùng cây kim khâu lốp dài vài chục cm đâm thẳng vàođỉnh đầu để giết chết con riêng của chồng là một cháu bé sơ sinh vô tội tại tỉnhThái Nguyên. Do được cấp cứu kịp thời, cháu bé đã không chết nhưng mất vĩnh viễn4% sức khỏe.
![]() |
Ảnh các bị cáo "ngất tại phiên tòa" |
uỳnh Thanh Giang và Mã Ngọc Thơm,hai kẻ ác nhân hành hạ bé làm thuê Nguyễn Hào Anh như thời trung cổ đã được đemra xét xử tại phiên tòa lưu động ngày 29-6-2010 tại Trung tâm Văn hóa tỉnh CàMau. Ngay sau khi bị gọi tên lên vành móng ngựa để xét hỏi, bị cáo Mã Ngọc Thơmđã ngất xỉu khiến phiên tòa phải tạm dừng.
Đó không phải lần duy nhất kẻ từng lấy dao, gậy, nước sôi, kìm tra tấn một cháubè không thể tự vệ, bị ngất. Lúc đầu người theo dõi phiên tòa còn nói: "Nó ácnhư con thú, biết sợ thì đâu, dám dùng nước sôi dội vào người khác. Nó giả vờthôi". Phải đến khi Thơm ngất đến lần thứ ba mọi người mới tin là người phụ nữác độc này đúng là sợ mất mật…
Ngày 14-7-2010, Hội đồng xét xử tuyên phạt Nguyễn Đức Nghĩa tử hình vì tội giếtngười. Có lẽ bất kể người nào có mặt để dự phiên tòa đều có cảm giác rùng mìnhkhi nghe Nghĩa tường thuật lại những hành vi giết người yêu, chặt đầu, chặt ngóntay để phi tang man rợ của hắn. Nghĩa đã có bộ mặt bình tĩnh từ khi bị bắt đếnkhi phải ra trước vành móng ngựa.
Tuy nhiên, ẩn sau cái vẻ ngoài bình thản đến khó ngờ ấy vẫn là mặc cảm tội lỗivà những tiếng thở dài tuyệt vọng không thể giấu giếm… Một chiến sĩ CA kể lạirằng, sau buổi sáng trả lời thẩm vấn tại tòa, khi trở lại trại tạm giam, sát thủmáu lạnh này đã bị choáng, ngất nên các cán bộ đã phải cho hắn uống thuốc bổ đểlấy lại thăng bằng. Thì ra Nghĩa cũng biết đến chữ… sợ.
Ngày 1-8-2010, TAND TP Hà Nội đưa hai bị cáo Phạm Gia Hồng Ngọc (SN 1994, ở quậnHà Đông, Hà Nội) và Phạm Đức Huy (SN 1992, ở phường Thanh Nhàn, quận Hai BàTrưng, Hà Nội) ra xét xử tội giết người và cướp tài sản. Cặp tình nhân này từnglàm tốn không ít giấy mực của giới truyền thông, phần vì cách giết người tàn bạo(nạn nhân là bố nuôi của Huy bị đâm, bị siết cổ đến chết), phần vì khi bị bắt cảhai luôn mỉm cười trước ống kính PV và tuyên bố "chẳng có gì phải sợ".
![]() |
Tuy nhiên, tại hôm xét xử, có lẽlờ mờ nhận thấy bản án nghiêm khắc sẽ dành cho mình nên cả hai run rẩy, mếu máovừa khóc vừa khai nhận: "Vì thiếu tiền chơi game nên bị cáo muốn giết anh Thanhđể cướp tài sản…". Lời sau cùng, cả hai bị cáo nức nở, vỡ oà những lời không rõtiếng, những giọt nước mắt thi nhau lăn dài trên hai gương mặt còn quá trẻ củahai kẻ giết người.
Ngày 28-4-2010, Nguyễn Minh Nhựt, 31 tuổi, trú tại phường Định Hòa, thị xã ThủDầu Một, Bình Dương cãi nhau với vợ là chị Nguyễn Thị Mộng Loan. Chiều cùngngày, Nhựt uống rượu và tới phòng chị Loan đang để hòa giải nhưng chị Loan từchối. Nhựt lấy con dao chém thẳng vào đầu và tay chị Loan. Nghe tiếng kêu cứu,một số người chạy vào tước dao của Nhựt và đưa chị Loan đi cấp cứu.
Điên cuồng, Nhựt vùng ra, lấy một con dao khác đuổi theo đâm nhiều nhát vào bụngchị Loan khiến chị chết tại chỗ. Côn đồ hung hãn là thế nhưng tại phiên tòa ngày9-9, khi nghe cáo trạng đề nghị án tử hình, Nhựt hết khóc lại than. Lúc tòa nghỉnghị án, Nhựt mặt cắt không còn giọt máu, ngã qụy, thở dốc vì sợ chết. Chỉ đếnkhi nghe thấy bản án dành cho mình là chung thân, y mới dần tỉnh lại và khóc nứcnở "Bị cáo không muốn bị giam nữa. Bị cáo sợ lắm"?!
“Chưa thấy quan tài, chưa đổ lệ”
Trong xã hội hiện đại, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, lối sống củamột bộ phận con người bị xuống cấp, tha hóa nên đã xảy ra không ít vụ án nghiêmtrọng, trong đó xuất hiện sự ngông cuồng, coi thường mạng sống người khác củanhững sát thủ máu lạnh, điển hình là những vụ án đã nói ở trên. Đáng ngại là đốitượng giết người ngày càng đa dạng, từ trẻ vị thành niên đến người thuộc diện"xưa nay hiếm", từ kẻ ít học đến người có học, từ phụ nữ đến đàn ông…
Khi thực hiện hành vi phạm tội,một số đối tượng có hành vi phạm tội đến cùng, bằng mọi giá tước đoạt mạng sốngcủa người khác, bất chấp pháp luật. Có kẻ còn hùng hồn tuyên bố: "Tao chấp nhậndựa cột để giết mày" hoặc "với tao, không có chuyện sợ chết". Đối tượng Huytrong vụ giết bố nuôi ở quận Cầu Giấy, Hà Nội từng vênh mặt với các PV và điềutra viên: "Đưa mặt em lên báo phải qua phô tô sốp đấy nhé". Khuôn mặt ấy, tháiđộ ấy biểu hiện sự ngông cuồng đến ngu muội…
Cổ nhân có câu: "Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ". Sự yêng hùng, tinh tướng đó hầunhư biến mất ở tất cả các phạm nhân khi nghe tuyên án hoặc khi bị dẫn ra cột bắntại pháp trường. Ngay cả những Năm Cam, Châu Phát Lai Em, Hưng "phi nhon", Khánh"trắng"…. những trùm giang hồ "nói có kẻ nghe, đe có kẻ sợ"… cũng trở nên yếuđuối, mềm nhũn người khi làm các thủ tục cuối cùng để đền tội. Một cán bộ quảngiáo ở Hà Nội tâm sự: "Những phút cuối cùng được sống, không ít sát thủ máulạnh đã bất tỉnh. Giá mà họ biết được mạng sống của ai cũng qúy giá thì đâu đếnnỗi. Trước lúc đền tội, không còn những gương mặt, thái độ thể hiện sự yênghùng".
Thực chất không có ai không sợ chết, nhưng trong một lúc bốc đồng, trong khiquẫn bách, lúc sĩ diện với gái, với đàn em… một số đối tượng đã thể hiện hànhvi, lời nói chứng tỏ cho mọi người thấy mình là người… không sợ chết. Chỉ khiđối diện với sự trừng phạt đích đáng của pháp luật những con người này mới hết"hoành tráng", lộ ra sự yếu đuối đến thảm hại, vừa làm trò cười, vừa khiến nhữngngười chứng kiến thêm căm giận… Nếu có sự suy nghĩ chín chắn, nếu quí mạng sốngcủa người khác như mạng sống của chính mình, sẽ không còn có những "anh hùngrơm", sợ chết ngất khi biết mình sẽ phải đền tội…
Theo M.Tuấn
PL&XH