Đấu tranh bảo vệ chủquyền ở Biển Đông là một công cuộc gian khó, lâu dài và phức tạp. Tình huống nàocũng có thể xảy ra, nên sẵn sàng chuẩn bị để đối phó với những tình huống xấu làviệc làm cần thiết. Vì thế, sau khi đã xác định công thức 4K: Kiên định - Kiênquyết - Kiên cường - Kiên trì làm định hướng cho tâm trí thì cần những nguyêntắc chỉ đạo thích hợp làm phương châm hành động trong suốt tiến trình này.
Quan sát diễn biến trên BiểnĐông trong suốt chiều dài tranh chấp mấy chục năm qua, đồng thời tổng kếtnhững bài học lịch sử trong quá trình bảo vệ và phát triển đất nước cho cảhai trường hợp thành công và thất bại thì thấy, nguyên tắc chỉ đạo này cóthể được khái quát thành công thức: Thực tiễn - Thực dụng - Thực thi - Thựclực - gọi tắt là nguyên tắc 4T.
Thực tiễn
Thực tiễn trước hết thể hiệnở việc bám sát diễn biến trên thực hải, thực địa. Đấu tranh trên thực hải,thực địa phải là mặt trận đấu tranh chính. Tiếp đến là tăng cường đấu tranhtrên các mặt trận gián tiếp như chính trị, ngoại giao, pháp lý, truyềnthông,kinh tế, văn hóa... để cộng hưởng sức mạnh; bám sát diễn biến thực tếtrên các mặt trận này để kịp thời cập nhật tình hình, đánh giá tình hình mộtcách khách quan, khoa học để tìm ra giải pháp xử lý thích hợp nhất. Bất cứsự mơ hồ nào về tình hình thực tiễn, hoặc thiếu thông tin về những gì đangdiễn ra trên các mặt trận gián tiếp liên đới, cũng đều có thể gây ra nhữnghậu quả nghiêm trọng về chủ quyền, tính mạng và tài sản của của người dân,vì thế không được chủ quan, xa rời thực tiễn.
Thực tiễn còn thể hiện ở việcra các quyết sách phù hợp với những diễn biến thực trên biển đảo, trên cácmặt trận đấu tranh gián tiếp, những vận động lớn của thời cuộc. Khi xung độtcăng thẳng, chủ quyền, tính mạng và tài sản của nhân dân bị đe dọa thì khôngthể mơ màng với chính sách cũ mà phải có những điều chỉnh, chuyển hướngtương thích. Khi các mặt trận ngoại giao, pháp lý, truyền thông có nhữngdiễn biến mới, thời cuộc có những xu hướng mới thì chính sách cũng phải cậpnhật theo. Bất cứ sự mập mờ nào về chính sách cũng đều có thể gây ra hậu quảkhôn lường.
Việc bám sát thực tiễn nàykhông chỉ được tiến hành bởi con người, mà còn bởi máy móc thiết bị. Do dó,bên cạnh việc cập nhật thông tin bởi con người trên các mặt trận ngoại giao,pháp lý, truyền thông... thì trang bị các thiết bị khoa học công nghệ biểnđể quan sát, theo dõi, giám sát biển và đáy biển, giám sát đảo là rất cầnthiết.
![]() |
Đấu tranh bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông là một công cuộc gian khó, lâu dài và phức tạp |
Thực dụng
Thực dụng là giải pháp đưa raphải hiệu quả, lựa chọn phải tối ưu. Việc lựa chọn giải pháp nào, ra quyếtsách nào phải căn cứ trên tiêu chí duy nhất là hiệu quả tổng hợp của nó đốivới đất nước, với tiêu chí lợi ích quốc gia là trên hết
Các nước nhỏ khi phải đươngđầu với sự đe dọa của nước lớn bao giờ cũng phải tính đến việc đoàn kết quốctế, tạo liên minh để cân bằng sức mạnh chứ không thể đơn độc một mình chốngchọi. Vì thế, các tiếp cận thực dụng đòi hỏi phải đoàn kết và thu hút sựgiúp đỡ của các nước có lợi ích liên quan, đặc biệt là các nước ASEAN và Mỹ,Nga, Nhật, Ấn Độ ... trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền này; phải tìm cáchbảo vệ Biển Đông bằng chính vị trí đặc biệt của Biển Đông trên trường quốctế.
Cách tiếp cận thực dụng cũngđòi hỏi phải thường xuyên đánh giá lại tình hình, xem xét lại đối phương,xem xét lại bản thân mình để điều chỉnh, phán đoán và đưa ra những phương ánhành động thích ứng, tránh bị ràng buộc bởi quán tính tâm lý; tránh sập bẫykhiêu khích; tránh bị dồn vào thế bị động, bất ngờ.
Trong cuộc tranh chấp BiểnĐông, Trung Quốc là một nước lắm mưu nhiều kế và đang chiếm ưu thế về sứcmạnh kinh tế và quân sự. Vì thế, cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảochắc chắn là cuộc đấu tranh cam go và khó khăn, đòi hỏi mỗi người - đặc biệtlà những người nắm trọng trách - phải luôn tỉnh táo và thực dụng.
Thực thi
Thực thi là nhà nước phảithực thi chủ quyền và quyền chủ quyền của mình một cách có hệ thống; đồngthời đảm bảo việc thực thi này bằng pháp luật; hỗ trợ việc thực thi này bằngmọi phương tiện mạnh nhất có thể.
Việc thực thi chủ quyền thểhiện rõ nhất ở sự hiện diện của Nhà nước, của người dân trên biển và trênđảo, ở các hoạt động kinh tế của ngư dân và doanh nghiệp khai thác tàinguyên trên biển. Vì thế, nhà nước phải có chính sách hỗ trợ và đảm bảo anhninh cho các hoạt động này, để mang lại lợi ích kinh tế và khẳng định chủquyền của đất nước.
Lịch sử cho thấy, cha ông tađã thực thi chủ một cách liên tục, chính danh suốt hàng trăm năm qua. Sựthực thi chủ quyền này đã được ghi chép cẩn thận trong sử sách, trở thànhnhững bằng chứng không thể chối cãi về chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.Truyền thống này cần được tiếp nối và luật hóa để đảm bảo triển khai đượcđồng bộ, có cơ sở.
Trước sự gia tăng tranh chấpcủa Trung Quốc, ngư dân trở thành những người đứng ở tuyến đầu của sự nghiệpbảo vệ chủ quyền biển đảo. Vì thế, việc đảm bảo an toàn cho ngư dân, hỗ trợngư dân bám biển, giữ biển cần phải được xem như một trong những việc thựcthi chủ quyền của Nhà nước, do đó cần có chương trình đầu tư thích đáng chocác hoạt động bảo vệ này.
Những người dân sống trênđảo, đặc biệt là các công dân Việt Nam sinh ra trên đảo, là bằng chứng sốngđộng về chủ quyền, do đó cần có chế độ quan tâm đúng mức, nhất là khi họluôn phải sống trong tình trạng sẵn sàng chống lại sự xâm chiếm của TrungQuốc.
Các hoạt động kinh tế trênbiển như khai thác tài nguyên, du lịch biển, nghiên cứu biển ... cũng làbiểu hiện cụ thể của việc thực thi chủ quyền, đo đó cần được đầu tư khaithác, không chỉ để khẳng định chủ quyền, mà còn để làm giàu cho đất nước,đóng góp trở lại cho việc bảo vệ chủ quyền.
Trong việc thực thi chủquyền, các hoạt động mang tính chính trị, pháp lý, ngoại giao, quân sự...nhằm khẳng định và bảo vệ chủ quyền cũng như quyền chủ quyền là vô cùng cầnthiết. Việc Việt Nam cùng Malaysia trình báo cáo chung lên Ủy ban Ranh giớiThềm lục địa của Liên Hiệp Quốc là một ví dụ đáng ghi nhận về việc thực thichủ quyền. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các hoạt động này lại chưa đủmạnh để bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền, dẫn đến bị Trung Quốc tăngcường áp lực, gia tăng gây hấn, nhất là trong thời gian gần đây. Đây lànhững tiền lệ xấu và nguy hiểm.
Nhà nước cần có các hành độngcụ thể, mạnh mẽ hơn nữa trong việc bảo vệ và thực thi chủ quyền. Trên thựctế, nếu có chủ quyền mà không thực thi chủ quyền thì chủ quyền đó không chắcchắn, có thể bị tước đoạt bất cứ lúc nào. Do đó, tích cực và chủ động thựcthi chủ quyền là một trong những nguyên tắc quan trọng đối với Biển Đông.
Thực lực
Thực lực là đấu tranh bảo vệchủ quyền biển đảo cần dựa chủ yếu vào thực lực của chính mình. Sự hỗ trợ từbên ngoài bao giờ cũng đáng quý và cần được khai thác triệt để, nhưng khôngbao giờ có thể thay thế được thực lực về kinh tế, quân sự, pháp lý, chínhtrị, khoa học... của đất nước. Vì thế, xây dựng lực lượng và bồi đắp thựclực là việc tối cần thiết, quyết định chính đến sự thành bại của công cuộcbảo vệ chủ quyền biển đảo.
Trên thực tế, cuộc đấu tranhbảo vệ chủ quyền biển đảo không chỉ giới hạn trong lĩnh vực quân sự, mà còndiễn ra đồng bộ và rộng khắp trong các mặt trận chính trị, ngoại giao, pháplý, kinh tế, văn hóa, học thuật... Vì thế, phát triển thực lực cần phải phảilưu ý phát triển đồng bộ trong tất cả các lĩnh vực này.
Trong phát triển thực lực,ngoài việc phát triển tiềm lực kinh tế và quân sự, cần chú trọng thích đángđến phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực lãnh đạo có tâm có tài,có trách nhiệm với đất nước; đội ngũ học giả, luật sư, nhà nghiên cứu vềBiển Đông; các chuyên gia về luật biển, kinh tế biển, khoa học và công nghệbiển... Phát triển nguồn nhân lực biển cần phải được đầu tư một cách thíchđáng và triển khai dưới sự hướng dẫn của một chiến lược tổng thể, hướng tớimục tiêu có được nguồn nhân lực không chỉ đủ mạnh trong bảo vệ chủ quyền màcòn đủ khả năng thực thi hiệu quả chủ quyền thông qua các hoạt động kinh tế,chính trị, ngoại giao, quân sự... để làm giàu, làm mạnh cho đất nước.
Thực lực cũng không nên chỉđược xét đơn thuần ở khía cạnh vật chất, mà cần bao gồm cả những yếu tốtinh thần như truyền thống lịch sử, tinh thần ái quốc, nghệ thuật quốc phòngtoàn dân, những bài học dựng nước và giữ nước mà cha ông để lại. Chính nhữngyếu tố tinh thần này đã giúp chúng ta bao phen vượt qua những kẻ thù mạnhgấp bội trong lịch sử. Cho nên, sức mạnh tinh thần là một thành phần quantrọng của Thực lực và cần được nuôi dưỡng, bồi đắp không ngừng.
Trong nguyên tắc 4T này, Thựctiễn đóng vai trò quan trọng nhất, định hướng cho Thực dụng - Thực thi -Thực lực. Giải pháp có hiệu quả, thực dụng không? Các chiến lược bảo vệ chủquyền biển đảo có được thực thi không, và thực thi như thế nào? Thực lực cóđược xây dựng và bồi đắp đủ để bảo vệ và thực thi chủ quyền không? Tất cảđều phụ thuộc vào việc bám sát mọi diễn biến trên thực hải, thực địa; bámsát thực tiễn cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo trên mọi mặt trận. Xarời thực tiễn là bước đầu thất bại. Ngược lại, bám sát thực tiễn là khởi đầucủa thành công.
Khi đã có công thức 4K làmđịnh hướng, nguyên tắc 4T làm phương châm hành động, cùng với sự hỗ trợ củasức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo sẽ khôngcó lý do gì để thất bại.
Theo TS Giáp Văn Dương
Tuanvietnam