Chiếc kim đồng hồ nhích sangnăm mới chưa được bao lâu, tôi lao về phía biển như một chú dê đầy hoang tưởng.Đây là vùng biển quen thuộc, tôi coi như quê, bãi bồi, phù sa và gió đều khácthường. Thực tâm chẳng ham hố gì, ngay cả tắm, chỉ ưa vẻ trầm lắng bao la của nó.
Anh xe ôm bận chiếc áo Natô xemra dữ tướng, nhưng chuyện lại lại rất có duyên:
Anh xuống đây vào lúc 0 giờ thìsẽ được nhìn thấy biển còn trinh! Thật đấy. Em chẳng xạo đâu!
Nghĩa là thế nào?
![]() |
Chàng Natô vuốt bộ râu dê:
Nghĩa là cái đêm chuyển từ năm cũsang năm mới, các lão ngư lành nghề nhìn mặt biển, thấy biển phủ một lớp màngmỏng như tấm lụa hồng. Có năm lụa màu đen, có năm không có. Dân ngư cứ nhìn theocác cụ mà tính để bày lễ sao cho hợp.
Tôi nghe lạ lẫm, không dám tỏthái độ thế nào, đang đực ra một cục, thì chàng kia lại hỏi:
Anh biết đêm rồi có duyên gìkhông?
Rồi đưa tay chỉ đánh soạt một cáivề phía cuối bãi phi lao, người kéo xuống đông lắm kể:
Đêm qua có hai anh em ngư dân xãtrên nửa đêm ra nhìn biển thấy có tấm lụa màu hồng, sướng quá, quên cả lễ lạtcúng bái, cưỡi thuyền thốc ra. Ban đầu trúng quả, lưới nặng cá tôm. Bỗng mộttrận gió lật úp thuyền, nhốt cả người em trong đó. Người em chết để lại cô vợxinh nhất làng Giáo và một đứa con gái kháu khỉnh. Sáng ra, xác dạt vào cuối bãikia. Chuyện đầu năm, ai bảo hiền lành vô sự, mới nghe đã rợn cả người. Biển lúcnày rất lạ, im lặng như nín thở. Từng mảng từng mảng lụa hồng như lặn vào phù sa.Chim bay từng đôi. Sóng đổi hướng chéo, từ Đông sang Bắc, không thẳng hướng bờnhư ngày thường. Biển có màu vàng trắng, pha màu son dầu dãi là phù sa, vừa cónét cung cấm, vừa chân quê. Chàng Natô cởi soạt chiếc áo chiến đầy túi, dày nhưvải bạt.
- Ông anh sành điệu, đến ngắmbiển vào giờ này. Hay chán đời, chán vợ con, đi ngẫm thế thái nhân tình đấy?
Bật cười vì câu hỏi chân tình sấnsổ, khó đoán tầm văn hóa. Hỏi lại:
- Theo cậu tớ thuộc loại nào?
Đáp luôn:
- Ông anh có cả ba, đúng khôngnào?
Giữa thời khắc biển trời trinhnguyên, chỉ mấy câu đó cũng đủ là người tri âm, đưa mắt nhìn anh ta ấm áp hơn.Anh ta nhận ngay được tín hiệu thân thiện đó. Bèn cởi mở:
- Nếu đi để ngẫm xem nhân tìnhthế thái, thì ông anh chỉ cần hỏi cánh xe ôm ngựa chiến chúng em cũng khốichuyện. Cuộc đời này sung sướng giàu sang thì chẳng có gì lạ lắm chứ "bề khổtrầm luân" thì không bao giờ hiểu hết đâu anh ơi!
Anh ta gọi, như người lên đồng,rồi nhìn ra biển, nói thao thao.
- Quãng 10 ngày trước tết, em chở10 cô gái về đây thì cả 10 cô đều có cảnh ngộ đặc biệt. Có cô bị tan nát hạnhphúc gia đình, bỏ đi. Có cô gia đình đến tết mà cha mẹ không đủ cơm gạo cầm hơi,cũng bỏ đi. Có cô thương lắm, xuống đây kiếm việc làm, làm gì cũng được, cốt đủtiền để nộp viện phí cho mẹ đang mổ xẻ trong viện. Mà ông anh có tin không, sốnày lại nhiều cơ chứ. Họ nói thật, kể thật, không lừa cánh xe ôm "trời đánh" nhưchúng em đâu!
Anh Natô cúi xuống, thoáng buồn,khác với vẻ táo tợn lúc nãy. Chắc anh ta đang nhớ một cô em cụ thể nào đó. Rồiđưa cặp mắt sắc liếc cái đồng hồ máu đỉa to bự trên tay, hỏi:
- Bây giờ em biết ông anh cần gìrồi? Dĩ thực vi tiên đúng không?
- Cậu tài quá! Sao cậu biết? Đúnglà tớ đang muốn tìm hạt cơm nóng.
Rồi cười phá lên trước biển.
- Biết ngay mà. Năm nay cũng cóngười như anh xuống đây. Họ chuyện trò xa xôi đồng cảm lắm, nhưng cuối cùng baogiờ cũng cần hạt cơm nóng vào bụng.
Chiếc xe máy lao tắp lự về cuốibãi đường. Nhìn lại vệt khói vẫn ngoằn ngoèo như không tan được trước biển. AnhNatô dừng xe, ghếch chân gọi:
- Chị Tâm... Tấm ơi! Khách quýnày!
Tôi đã xuống vùng biển này vàilần, tạm gọi là quen thông thổ, chứ nếu không thì sẽ lạnh cả người khi anh chàngNatô thả xuống đó rồi vút xe đi. Có lẽ đó là cách biển lộ tình cảm của cánh xeôm lãng tử, chiều khách chứ tuyệt nhiên không quấy rầy khách để cho khách tự dotuyệt đối. Cửa hàng lợp là nhỏ, lặng lẽ trong bóng dương. Hai cánh cửa mảnh maimở ra rất ý tứ, vừa như mời, vừa như khép. Mùi hương trầm phải ra như chốn tu,lại có tiếng mõ cầu kinh. Tiếng mõ chìm trong sóng gió biển cả, lắc thắc nhưnhững quả cây dương rơi xuống.
Không có người ra, để tỏ mình làngười ngay mục đích cũng đơn giản "kiếm hạt cơm nóng" như đã nói với anh xe ôm,tôi cứ thẳng nhà bước vào. Qua cửa chính, tôi nhìn thấy một bức tượng Đức Mẹ khálớn. Tôi linh cảm đây không phải là bài trí đơn sơ ở các quán cơm cửa hiệu, mặtnghiêm lại, đầy vẻ tôn giáo. Chắc người trong nhà linh tính, ngừng tiếng mõ,bước ra. Người đàn bà còn trẻ có gương mặt hiền hậu, mái tóc cắt ngắn che nửavầng trán có nét thị thành hiện đại. Tôi bối rối thực sự.
- Xin lỗi, làm ngưng giờ tụngkinh của em!
Người đàn bà đang làm lễ, má ửngđỏ, lấy tay vén mái tóc, để lộ đôi mắt cười:
- Không sao. Em tụng theo lòngmình thôi mà. Cả hai biểu lộ vẻ thánh thiện, dễ tin nhau, tôi nhìn kỹ người đànbà khó đoán tuổi. Mái tóc đen màu nhưng như ngược với đôi nét chân chim của đôimắt sáng rất đẹp. Vầng trán lộ vẻ nghiêm, nhưng cái miệng và sống mũi khi nóicười thì nhíu lại nét tinh nghịch như tuổi học sinh. Căn nhà cấu trúc cũng lạ,gian nhỏ ngoài nhìn ra biển là nơi của khách ăn, ở giữa là bệ xi măng xây cao cócửa nhỏ như ở nhà thờ, tượng Đức Mẹ đặt ở đó. Bên trái có một phòng nhỏ xíu, mùihương phả ra, gọi là bàn thờ.
Người đàn bà ý tứ khép cửa bànthờ, nói liền một lúc hai ý khác nhau để cho khách hiểu:
- Bố mẹ em ở thị xã, cụ ông bênGiáo, cụ bà đi Chùa. Vâng, cả hai. Anh nghỉ chân rồi ăn cơm nóng, may hôm nay emthổi cơm sớm để cháu lên thị xã thăm ông bà. Tôi nhìn tấm ảnh màu phóng lớn haimẹ con, người mẹ trẻ mặc áo vào nhà chùa và cậu con trai to lớn đẹp đẽ, đặt dướichân tượng Đức Mẹ.
- Cháu đấy hả? Đẹp trai quá!
Người đàn bà thốt lên lạ lẫm:
- Mô Phật! A men Chúa tôi!...
Người đàn bà tinh ý biện hai câuniệm ấy thành một ý vui chân thành. Chứng tỏ trái tim thánh thiện còn trẻ lắm.Tôi cảm thấy mến thực lòng.
Khi có "hạt cơm nóng" vào bụngnhư tiên đoán của anh lại xe ôm Natô, tôi sung sướng khi người đàn và nhìn tôivà bảo: "Anh lạ chiếc áo nhà chùa và cậu con trai của em, phải không? Xế chiềurồi, anh ăn cơm kẻo đói, rồi có dịp em sẽ kể cho anh nghe".
Chiều biển xuống rất nhanh, kéotheo hoàng hôn ập đến. Tôi cảm thấy ngần ngại như người đi lỡ đường. Người đànbà hiểu ý: "Anh đừng ngại, có chú Hải hồi trưa đưa anh đến là em tin rồi. Chú ấylà người tốt, đứng đắn, biết thương người. Anh đừng ngại nhé!".
Tôi xếp lại túi hành lý, đặt vộitấm Thẻ Nhà văn vào gần hai mẹ con dưới chân tượng Đức Mẹ để làm tin. Người đànbà như em gái hồn nhiên đi qua: "Anh là nhà văn à?". Rồi nói: "Như vậy là đượcrồi. Tối, nếu anh không chê nhà em hàng quán thì kê tạm phòng ngoài cho anhnghỉ. Mẹ con em trải chiếu ngủ ở bàn thờ. Mà chưa chắc cháu đã về kịp đêm nay".Biển đêm ấy chao đảo lạ lùng. Người ta bảo bước sang năm nay đêm ở biển rấtsáng, cao trời và lân tinh. Người đàn bà lấy tấm gỗ dài kê lên hai bàn ăn, phủtấm chăn mỏng, làm chỗ cho tôi nằm. Cô nằm trong bàn thờ. Mùi trầm hương thoangthoảng, như câu chuyện thầm thì theo nhịp sóng biển:
- Anh có tin có đàn bà và con gáichỉ một lần sa vào chuyện ấy rồi từ đó xa lánh đàn ông, chẳng thiết tha gì nữakhông? Anh tin hay không là tùy, còn đó là chuyện đời em.
Em có cậu bạn học cấp 3 bênLương, học giỏi toán, lại đẹp như diễn viên điện ảnh ấy. Cậu bạn mê em từ nămlớp 8 mà cậu ta đã gục vào vai em nức nở:
- Anh chẳng thiết gì trên đờinữa. Chỉ ước được gần em.
Em chỉnh cho một chập, bảo rằngcon trai như vậy là kẻ yếu hèn, không có chí nam nhi tung hoành ngang dọc, mộtđời chỉ núp bóng đàn bà, nhưng rồi cậu ta cứ theo mãi cho đến những năm gần cuốicấp. Khổ nỗi là cậu ta bên Lương, bố mẹ em lại là cán bộ nhà nước, vô thần. Emthì vừa đi Chúa, vừa Phật. Ngày cuối cùng chúng em đi biển, đúng bãi biển nàyđây. Hôm ấy biển ập đến nhanh như hôm nay, chúng em không về được. Thế là lầnđầu tiên em trả giá cho trái tim trong trắng. Giọt máu đỏ rơi xuống cát!
Mẹ em lo lắng đi hỏi khắp cácthầy gần xa. Họ đều bảo thế là đời em cũng gắn liền tình duyên với người ấy, cảđau khổ, hạnh phúc. Quả vậy, chúng em lấy nhau, chẳng bao lâu sinh cậu con traikháu khỉnh.
Chúng em không học lên, ở nhà đilàm. Chồng em hồi nhỏ học giỏi toán, lý, hóa, lại có nghề mạ vàng bạc gia truyềntừ mấy đời. Chẳng bao lâu anh ta có tay nghề rất giỏi.
Rồi cũng như số kiếp, như cái câuanh ta thề thốt từ ngày còn là học sinh trong trắng. Anh ta chỉ cần có em, chẳngthiết tha phấn đấu gì cả. Bạn bè có đứa tốt nói với em đó là cái căn bản củangười chồng, không nên đòi hỏi cao. Có đứa xấu bụng, bảo đàn ông như vậy khôngra đàn ông, gà ăn quẩn cối xay, mê mẩn nhan sắc đàn bà, đến lúc đàn bà phai sắcthì tình nhạt, rượu phai. Em không vững vàng, chảo đảo, tỏ ra lạnh nhạt, giađình làm ăn xuống dần.
Nguy hại nhất là sau cái lần đầutiên trên bãi biển, em dính bầu và sinh con sự khao khát đàn ông như lãnh cảmdần. Em hỏi, mẹ em bảo: "Mẹ ngày xưa cũng vậy. Cái chính là lấy lòng thươngngười mà nhen nhóm chữ tình con ạ". Em hỏi cô bạn học ngày xưa giờ là bác sĩbệnh viện tỉnh. Bạn ấy bảo: "Có căn bệnh ấy, nhưng tớ chắc không tới vào cô gáixinh đẹp như cậu đâu!".
Rồi đùng một cái, sự lãnh cảm trảgiá, người chồng đang yêu em rất mực, bỗng buồn chán, bỏ đi dông dài. Trầm uấtđến phát bệnh hoang tưởng, có lần em lấy hết tình thương khuyên bảo, anh ta gầmlên, nói như kẻ tâm thần:
- Tất cả vì anh, lỗi ở anh. Emthì đẹp quá, anh yêu em quá. Đêm ấy anh thấy sóng dựng lên lưỡi kiếm khổng lồngoài biển, chém đi tất cả! Mẹ em tìm đến những chốn thiêng, được lời khuyên:
- Đau khổ từ nơi đâu thì trở lạinơi ấy mà tìm đường sống.
Em đưa con trai xuống vùng cửabiển này từ đó. Nay cháu đã lên đại học năm thứ nhất rồi! Em mở cửa hàng thổicơm, nắm cơm cho người đi biển, ai cũng thương. Khi dựng nhà xong, bố em thươngcon gái, đem xuống cho cả tượng Đức Mẹ và bảo: " Người sẽ che chở cho!". Mẹ emthì cho cái mõ gỗ từ thuở bà còn con gái. Em thức dậy nửa đêm, gõ mấy hồi mõtheo nhịp sóng biển, rồi đỏ bếp cho ảnh lửa hắt vào bức tượng. Các ngư dân nghetiếng mõ và thấy em rơm rớm nước mắt khi nhìn vào tượng thì bảo: "Cô cứ ở đây màcơm nước. Chẳng ai nỡ hại cô đâu!".
Kỳ lạ, khi mẹ con em yên ổn dướinày thì trên phố người chồng cũ của em "tỉnh", trở lại làm nghề rất giỏi, vàoloại giàu có nhất vùng. Có lần anh ta đi cả một chiếc ô tô con xuống đây và chỉhỏi mỗi một câu:
- Em vẫn lãnh cảm à!
Em chỉ kịp nói câu "vâng" mơ hồ.Tháng sau, anh ta lấy vợ, nhưng không có con.
Em bảo con:
- Phận bố mẹ là vậy. Con gắng họccho giỏi để bù lại cho khổ đau của bố mẹ!
Mới đây, anh ta cho người chuyểnxuống một trăm triệu đồng để cho cháu có tiền đi du học. Con em nhận tiền và bảo:"Con thương bố, muốn đi du học để sau này làm việc giỏi hơn bố. Nhưng con thươngmẹ lắm, chỉ muốn ở nhà quẩn quanh bên mẹ thôi".
Em hoảng hốt:
- Chết, con đừng lặp lại thóiquẩn quanh bên bố mẹ như bố xưa.
Con em "Vâng" rồi lấy tay launước mắt.
Đêm sau, xứ biển Châu Triều nàycó hiện tượng rất lạ. Hoàng hôn ập xuống nhanh hơn ngày thường rất nhiều. Các cụbảo đêm có những sáu canh.
Mùi trầm suốt đêm tỏa ra từ bànthờ. Người đán bà thỉnh thoảng điểm một nhịp gõ và hỏi: "Anh ngủ say rồi ạ?".Thú thực tôi ngủ sâu kỳ lạ, thỉnh thoảng biết có người vì mình mà kể chuyện, lạivục lên như một chú cá voi thở phì phò ngoài biển cả. Sáng ra, chắc là sang canhthứ sáu, người đàn bà vén cửa bàn thờ lay tôi dậy:
- Đấy, anh thấy đấy. Đời em từlâu chỉ thèm chút hơi thánh thiện như đêm rồi của anh! Anh xe ôm Natô gọi ngoàicửa:
- Chị Tâm... Tấm ơi! bảo anh gìra đây mà xem biển
Tôi cảm động vì nhiều điều, laora và thấy biển phủ đầy những dải lụa hồng. Đấy là chiếc màng lúc biển trinhnguyên.
Tôi hỏi:
- Sao em vừa Tâm, lại vừa là Tấm?
- Anh đoán xem. Đời em ấy mà!
Gió khởi lên. Những dải lụa trênbiển chuyển nhanh sang màu hồng trắng.
Theo Phan Cung Việt